[Ngữ văn 8] BT nghị luần xã hội

C

coolguy_coolkid

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đê1: " mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết nhưng ánh sáng mà người thấy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời", suy nghĩ của em về câu nói đó

2: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. hãy trình bày về tình mẫu tử trong cuộc sống từ câu thơ trên

3: bạn em là một người say mê học toán nhưng chưa thích học văn, hãy viết 1 bức thư tâm sự với bạn ấy về sự kì diệu của văn chương.

4:Bình luận câu:" Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn không được phép mềm yếu, vì đó là thất bại thảm hại nhất"

5:trình bày suy nghĩ về câu nói" hãy cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người thế nào
 
T

tuntun301

2: Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. hãy trình bày về tình mẫu tử trong cuộc sống từ câu thơ trên
http://diendanluongvancan.forum-viet.net/t798-topic
bạn vào đó tham khảo thêm nha...!!!!

=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=*=
4:Bình luận câu:" Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân, bạn không được phép mềm yếu, vì đó là thất bại thảm hại nhất"


Như một quy luật, mỗi người chúng ta rồi cũng sẽ trưởng thành và chuẩn bị sải những đôi cánh đầu tiên bay vào cuộc sống. Dù không hề mong muốn, đôi khi bạn vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Rồi sẽ có lúc, những ước mơ, hy vọng của bạn sẽ bị vùi lấp bởi thất bại, khiến bạn trở nên mềm yếu và bỏ cuộc. Nhưng bạn nên nhớ rằng, người ta chỉ nhận lấy thất bại thật sự một khi họ bỏ cuộc. Thế nên có ý kiến cho rằng: “Trong mắt người khác, bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng đối với bản thân, bạn không được phép trở nên mềm yếu vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất.”



Thất bại là không đạt được mục đích của mình. Khi thất bại, chúng ta đều nản lòng, muốn bỏ cuộc. Thế nhưng thật sự, thất bại sẽ làm con người ta vững vàng hơn. Và ta chỉ thực sự thất bại khi trở nên mềm yếu, nản lòng và bỏ cuộc. Vượt qua thất bại, ta càng thêm kiên cường, mạnh mẽ, ta càng có thêm ý chí, sức mạnh vượt để qua gian khổ, sóng gió. Nếu con đường đi đến vinh quang của ta thật dễ dàng nhưng một thảm cỏ xanh mướt và đầy ấp nhưng niềm vui thì cuộc sống thật không có gì để nói. Cuộc sống của ta chỉ thật sự ý nghĩa khi ta biết vượt qua những khó khăn, thử thách mà tạo hóa dành tặng cho mỗi người. Bới sau khi trải nghiệm cuộc sống, ta mới thật sự trưởng thành. Sau những lần thất bại, Thomas Edison vẫn lạc quan rằng: “Tôi chưa bao giờ thấy mình thất bại, dù chỉ một lần. Tôi phát minh ra bóng đèn tròn. Điều này cũng giống như là một tiến trình có đến 2000 bước”. Chính nhớ sự lạc quan đó, chính nhờ sợ dũng cảm nhận lấy và vượt qua thất bại, Edison đã thật sự thành công trên con đường sự nghiệp của mình. Không nản lòng, dù là người kém may mắn bởi tật nguyền, Helen vẫn luôn nỗ lực, và không ngừng nỗ lực. Và cuối cùng, có đã làm được những điều tưởng như bản thân không thể vượt qua, làm được những điều mà không phải bất cứ người bình thường nào cũng làm được. Trong cuộc sống, nếu những ai biết vượt lên số phận, đối đầu với nỗi đau và lấy thất bại làm bàn đạp để tiến lên thì đó là những con người sẽ thành công. Vậy còn những con người luôn nản lòng khi nhận lấy thất bại thì sao? Họ có thể trưởng thành trong cuộc sống này?

Nếu lấy số phận kém may mắn để làm lý do cho sự bỏ cuộc thì đó chính là sự thảm hại nhất trong cuộc đời bạn. Ta có thể gục ngã, nhưng bạn phải gượng dậy và đi tiếp, đó mới là dũng cảm. Dũng cảm không phải là dám đương đầu với cái chết, dũng cảm là dám sống, vượt qua khó khăn, thử thách chứ không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Và ta chỉ thất bại khi bỏ cuộc mà thôi. Sợ thất bại, dần dần ta sẽ mất cơ hội để hoàn thiện mình trong cuộc sống. ta chẳng còn cơ hội phát huy sức đóng góp của mình cho đất nước như những ước mơ ngày bé nữa. Nếu bạn luôn lo sợ và không dám bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đặt chân lên bước đường thành công, bạn sẽ không bao giờ trưởng thành hơn và chẳng còn gì để kể lại cho mai sau. Vậy chẳng phải ta đã trở thành con người hèn nhát, đi ngược lại với truyền thống, đạo lý làm người đó sao? Đó chẳng phải là thất bại thảm hại nhất trong đời mỗi người sao? Thế nên mỗi người chúng ta hãy thoát khỏi cái vỏ ốc bé tí của mình để dám đương đầu với cuộc sống, để rồi có cơ hội trưởng thành hơn. Khi đó, nếu giữ mình đừng gục ngã, bất chợt bạn sẽ nhận ra từng phút giây diệu kì của cuộc sống. Bạn sẽ nhận ra những đổi thay từ chính bản thân mình, nhận ra những dòng chảy của nghị lực, ý chí kiên cường trong bạn, để rồi bạn có thêm sức mạnh và đến với thành công. Nếu thầy Nguyễn Ngọc Ký ngày ấy từ bỏ ước mơ của mình bởi những cơn đau chân hành hạ, chắn hẳn không có nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký như bây giờ. Vây nên bạn hãy nhớ rằng: Không bao giờ là quá muộn, không có gì là thất bại, khi bạn vẫn còn cố gắng và có niềm tin. Và thành công là cánh cửa không bao giờ đóng, nhưng nó chỉ cho phép những ai dũng cảm vượt lên thất bại để đi qua mà thôi!

Và hãy luôn nhớ rằng, gia đình, bạn thân đều là những đôi bờ vai tin cậy, vững chãi mỗi khi bạn cần đến. Đó chính là chỗ dựa tinh thần tuyệt vời nhất sau mỗi làn va vấp trong cuộc sống. Bạn có thể cho phép mình mềm yếu một chút, để được sà vào lòng mẹ, tựa vào vai cha hoặc trong những cái ôm ấm nồng của bạn thân, để rồi mạnh mẽ hơn và tiếp tục bước trên con đường bạn chọn. Có như thế, bạn mới nhận ra ý nghĩa sâu sắc của từng khoảnh khắc torng cuộc sống. Dù cho bạn thành hay bại trong mắt người khác, với gia đình và bè bạn, bạn vẫn là người thành công nhất và dũng cảm nhất khi lạc quan nhận lấy thất bại.
 
Last edited by a moderator:
D

deltafoce11

Bài 5 :
1- Giải thích ý kiến :

- Ý nghĩa trực tiếp: Câu danh ngôn đề xuất một tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất con người thông qua mối quan hệ bạn bè.

- Ý nghĩa khái quát: Tầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè đối với nhân cách con người.

2- Bàn luận:

+ Tình bạn là một mối quan hệ xã hội phổ biến, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi người. Con người không thể sống mà không có ai là bạn. Người không có bạn bè thì không thể có nhân cách bình thường.

+ Người ta thường kết bạn, giao du với những người cùng sở thích, cùng quan điểm, chí hướng. Người tốt đến với nhau thì “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, người xấu cũng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Mặt khác, khi chơi thân với người, hay nhóm người nào thì chúng ta sẽ chịu ảnh hưởng của đối tượng đó theo quy luật “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” hay “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”.

Vì vậy, có thể thông qua việc nhìn nhận phẩm chất, tư cách, thiên hướng của bạn bè (thân thiết) để đánh giá, phân loại về nhân cách, phẩm chất của một con người.

+ Tuy nhiên, việc đánh giá tư cách, phẩm chất, cá tính một con người là việc không đơn giản, cần được xem xét kĩ lưỡng. Các mối quan hệ xã hội cũng thường phức tạp, khó nhận chân. Trong thực tế vẫn có những người tốt giao du với người xấu vì những mục đích khác nhau và ngược lại. Có những người cá tính, sở thích trái ngược nhau nhưng vẫn là bạn của nhau. Vẫn có hiện tượng “gần mực không đen, gần đèn vẫn tối”. Do đó người thường chơi với những người tốt chưa hẳn đã là tốt, và ngược lại.

3- Bài học nhận thức và hành động :

+ “Chọn bạn mà chơi” là một lời khuyên hết sức đúng đắn. Những người bạn tốt là chỗ dựa tinh thần, là người đồng hành thân thiết trong cuộc đời, giúp mỗi người vươn lên sống tốt hơn, đẹp hơn. Chọn được bạn tốt, chân thành luôn là niềm ao ước của mỗi người. Tuy nhiên, không vì thế mà tuyệt giao với những người xấu.

+ Muốn có bạn tốt, trước hết mình phải là người bạn tốt. Sống chân thành, cởi mở, nhiệt tâm sẽ được mọi người yêu quý. Giả dối, xấu xa, thủ đoạn, hờ hững thì sớm muộn gì cũng bị lộ tẩy, bị tẩy chay, không thể có bạn tốt.

+ Ứng xử đúng đắn, biết chăm sóc tình bằng hữu là một cách để con người có hạnh phúc, và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
 
L

lan_phuong_000

Nhà văn Mácximgoocki đã nói “Văn học là nhân học”. Thế nhưng thực tế nghiệt ngã bất cập hiện nay là đa số học sinh không thích học văn, viết văn lại càng ngại. Làm thế nào giúp các em viết được bài văn từ đúng đến hay vẫn là điều chúng ta trăn trở.

Một cánh cò chở nắng qua sông, một cô Tấm bước ra từ quả thị, câu ca dao qua lời ru thiết tha của mẹ... tưới tâm hồn ta mát tươi thánh thiện, dạy ta biết sống, biết yêu, biết nâng niu mọi ngọt đắng cuộc đời. Mỗi trang thơ là một mảng đời, mỗi số phận lung linh qua hình tượng nghệ thuật là cây đời tươi xanh nở hoa trong tâm hồn trẻ nhỏ.
Thế nào là bài văn hay? Theo tôi bài văn hay là phải vừa đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề bài vừa thể hiện sự sáng tạo, những cảm nhận mới mẻ tinh tế của người viết. Muốn vậy các em phải thực sự là những kiến trúc sư thiết kế xây ngôi nhà tác phẩm của mình. Bởi vì bản thân việc làm văn là có kỹ thuật nhưng không bao giờ hoàn toàn là công việc kỹ thuật. Nếu không có cảm xúc, không có nhu cầu biểu hiện, nhu cầu ham muốn sáng tạo... thì không có nhu cầu viết văn, làm văn. Lúc đó người làm văn phải nói những điều gượng gạo, thiếu tự nhiên mà như thế bài văn sao có “hồn”, nói cách khác không thể có văn theo đúng nghĩa. Người thầy phải bắt đầu từ việc nuôi dưỡng cái tôi của các em, phải hâm nóng, thổi bùng lên trong các em ngọn lửa ham mê, say thích văn học. Thực tế những kỹ sư tâm hồn khi đứng trên bục giảng tất cả đã thực sự yêu thích môn văn chưa? đã sống đời sống tâm hồn người nghệ sĩ chưa? hay chỉ coi việc lên lớp thường ngày là “Cần câu cơm”. Sau mỗi giờ văn có còn thấp thoáng trong tâm trí trẻ thơ ngọn khói lam chiều vấn vương trên mái rạ, dáng mẹ hao gầy đãi nắng hong moi? Có oặn lòng xót thương số kiếp trầm luân đong đắng đời Kiều, thổn thức nỗi niềm người chinh phụ... thầy không đam mê thích thú với việc dạy văn chả trách trò thờ ơ với môn văn, học kém văn và ngại làm văn.

Có giáo viên thì chỉ loay hoay dạy thuần những điều trong sách hướng dẫn sao cho bài bản mà không mở lòng đón nhận thêm bao điều thú vị của cuộc sống xung quanh, không đọc một tác phẩm văn học thì sao làm được cái việc khơi nguồn rẽ mạch cho các em. Họ chỉ là những người thợ sắp chữ, bài dạy tránh sao khỏi khô khan tẻ nhạt sáo mòn thậm chí giáo điều cứng nhắc. Tôi không tin học sinh của giáo viên đó có hứng thú viết được những bài văn hay thể hiện cái tôi sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới của chương trình thay sách. Có lúc có nơi phân môn làm văn còn bị biến thành môn tập chép văn dưới những dạng thức khác nhau. Mỗi khi phượng lập loè trên những vòm lá xanh là lúc dàn đồng ca học sinh tấu lên bản nhạc quen thuộc của cô. Chưa có nhiều giáo viên dụng công tập cho học sinh tư duy năng động sáng tạo, dám nghĩ dám nêu vấn đề, biết cách sáng tạo ý, làm phong phú ý, và biết lập luận phản bác bảo vệ ý kiến của mình. Và hình như không phải tất cả những người làm thầy đều biết trân trọng khuyến khích những ý kiến mới, cảm nhận mới của các em, dám mạnh dạn cho điểm cao những bài viết sáng tạo, phạt thật nặng những bài chép mẫu. Đa số chúng ta vẫn áp đặt barem có sẵn có khác gì nuôi dưỡng tệ nạn rập khuôn máy móc để rồi làm thui chột đi ở các em sự sáng tạo mới mẻ, làm băng hoại tâm hồn tươi sáng của các em.

Nhiều khi chúng ta còn quá coi trọng hình thức kiểu bài hơn là chú ý của học sinh. Theo tôi điều quan trọng là giáo viên giúp học sinh hình thành suy nghĩ của mình còn để làm rõ ý kiến học sinh muốn phân tích, chứng minh, bình giảng thế nào cũng được miễn là người đọc cảm thấy có lý thuyết phục. Tôi rất thích cách đặt câu hỏi như: Lý giải nhan đề bài thơ, truyện ngắn... vì nó kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Chắc chắn nhiều em sẽ rất hứng thú khi được trình bày cách hiểu, cách cảm của riêng mình đồng thời qua đó giáo viên cũng đánh giá được năng lực học sinh. Hay các bài tập kiểu “Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về đồng bào miền Trung sau cơn bão Chan Chu, về hiện tượng ô nhiễm môi trường nơi em đang sinh sống” kèm theo yêu cầu về tiếng Việt, tập làm văn thực sự đã đưa các em đến với những mảnh đất màu mỡ hứa hẹn nhiều hoa thơm quả ngọt. Những đề văn kiểu ấy tránh được thói sao chép văn mẫu, hướng học sinh tới việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác, kiến thức, kỹ năng trong một bài viết.

Còn nhớ thế hệ ngày xưa thời gian học tập rất ít, chủ yếu phải lao động giúp đỡ gia đình thế mà ngơi tay là vơ sách đọc, thấp thỏm mong đứng mong ngồi một buổi đọc chuyện đêm khuya. Thế hệ học sinh hôm nay còn mải bận mấy trò chơi điện tử hoặc theo đuổi nghề nghiệp cho tương lai. Phòng thư viện nhà trường có tồn tại cũng bói không ra một Truyện Kiều, một tuyển tập Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính... Văn hoá đọc đang dần bị lãng quên. Các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc thành tài chẳng phải do đi nhiều, đọc nhiều hay sao? đến với họ là đến với các bậc thầy văn chương để được tắm trong tình yêu thương nhân ái bao la, được học cách sống sao cho ra sống và cũng là được học cách viết, cách diễn đạt đi vào lòng người. Việc học sinh ít đọc sách báo hoặc đọc không đúng sách có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta chưa có được nhiều bài văn hay chăng? Chừng nào việc học tập văn chương không còn là sự bắt buộc khiên cưỡng, chừng nào cả người dạy (thầy) và người học (trò) coi việc học văn là một nhu cầu tự thân, là một món ăn tinh thần và thẩm mỹ không thể thiếu, chừng nào ngọn lửa cảm xúc văn chương cháy bỏng lòng ta, thôi thúc ta vươn tới chiếm lĩnh cái hay cái đẹp, làm giàu có kho tàng trí tuệ, chừng đó việc dạy văn, học văn và sáng tạo văn chương mới có cơ hội phát triển.

Không biết bạn có suy nghĩ như tôi không nhưng tôi vẫn mong những người thầy, người cô dạy văn và cả những nhà lãnh đạo hãy yêu, hãy nâng niu từng tác phẩm nghệ thuật, giúp nó bắt rễ xanh tươi trong cuộc sống nhất là trong tâm hồn trẻ thơ. Làm được điều đó là chúng ta đã góp phần cho môn văn tìm về đúng vị trí của nó trong nhịp sống hiện đại hôm nay.

tham khảo đi nhé
-----------------------------
nguồn HM
 
Top Bottom