1
2 AC MILAN: Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều. Trong cuộc sống tất cả mọi người đều mong muốn thành đạt, có vị trí trong xã hội, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Để vươn tới được mục đích ấy, ai cũng phải học tập để có kiến thức sau đó vận dụng vào cuộc sống. Vì vậy mối quan hệ giữa học và hành vô cùng gắn bó. Tuy nhiên, để kết hợp một cáh hiệu quả, chúng ta cần bàn đôi điều.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu : Học là gì? Học là quá trình tích lũy kiến thức từ thầy cô, bạn bè và tiếp thu những điều hay từ trong cuộc sống, xã hội. Học để hiểu được cái thâm thúy của cuộc sống, để mở mang đầu óc và phát triển tâm hồn. Hơn thế, học còn là vì tương lai của chính bản thân mình. Tục ngữ có câu : “ Nhân bất học bất tri lí” có nghĩa là người không học sẽ không có kiến thức, không có hiểu biết, con người đó sẽ không thể tồn tại trong xã hội hiện nay, mà luôn chìm đắm trong sự ngu ***. Như Bác Hồ từng nói, giới trẻ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu và con đường duy nhất để đạt được thành công này thì chỉ có một và một đó là HỌC.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống
.
Vậy các bạn thử nghĩ mà xem, nếu trong những môn học cần đến sự thực hành như môn Hóa học, môn Sinh học trong khi ta chỉ đọc suông các kiến thức trong sách mà vẫn chưa được làm thực tế lần nào thì đến khi cần liệu các bạn có thể nhớ để thực hiện? Học thuộc các kiến thức trong sách giáo khoa không phải là điều xấu, nhưng điều quan trọng là ta phải biết kết hợp kiến thức với thực hành sao cho thật hợp lí, vì nếu như các bạn có đọc ro ro, đọc thuộc lòng các bước thí nghiệm môn Hóa học, các thao tác mổ ếch môn Sinh học mà chưa thực hành lần nào thì chắc hẳn đã đến lúc bắt tay vào làm, chúng ta đều phải lóng ngóng.
Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Một người công nhân trước khi đi vào vận hành máy móc thì chắc chắn cũng đã học qua về các bộ phận của máy, các thao tác vận hành máy sau đó thì mới có thể thực hành thành thạo được. Chính vì vậy, chỉ hành thôi mà không học thì rõ ràng cũng không ổn chút nào. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Học mà không hành thì không nắm vững được kiến thức mà nếu chỉ hành mà không học thì có thể sẽ không đủ kiến thức để áp dụng vào thức hành. Bởi vậy chỉ có : học đi đôi với hành” thì chúng ta mới có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống được.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
3 MANCHESTER UNITE: Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.
Sách là bậc thầy của nhân loại. Vậy chúng ta có thể xem sách như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sông hằng ngày của chúng ta. Sách như là một kho tàng kiến thức vộ hạn kích thích sự tò mò, khám phá của biết bao người. Chúng ta có thể sống thiếu bạn nhưng không thể thiếu sách. Những người bạn đó có thể giúp ta vượt lên nghịch cảnh, động viên ta sau mỗi lần vấp ngã và có thêm nghị lực sống. Nhưng nếu ta không có bạn thì sao? Thì chúng ta còn có những cuốn sách bên cạnh. Những cuốn sách đó có thể thay thế cho những người bạn làm những việc liên quan đến tri thức. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách thì ta đã tiếp thu được một kiến thức, học thêm một kinh nghiệm. Chẳng hạn như những quyển sách văn học giúp ta khàm páh được vũ trụ bao la, biết thêm về vệ tinh và các hành tinh trong hệ mặt trời; hiểu được trái dất có hình cầu, có nhiều nước, có mảng xanh lam, mảng xanh lục; biết thêm về các nguyên tử, phân tử và các thí nghiệm khoa học. Những quyển sách xã hội giúp ta hiểu biết thêm về đời sồng con người, phong tục tập quán, đặc điểm xã hội, dân cư, lịch sử, văn hoá, kinh tế của các nước trên thế giới.
Có thể nói, đọc sách là con đườnh ngắn nhất dẫn tới n~ j` xa xôi nhất. Con người ta ko có n~ cô~ máy thời gian như của Đoraemon để trở về quá khứ, tiến tới tương lai hay tới những vùng đất thần tiên nhưng chúng ta có sách. Đó là vũ khí tôt' nhât để chúng ta hiểu biết về nhau và xích lại gần nhau hơn. Sách như 1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta n~ hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta n~ ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai.
Những cuốn sách không chỉ “mở rộng những chân trời mới” cho một người, trăm người, triệu người, mà còn cho cả nhân loại. Như những trang sách của Brunô, Galile về Trái Đất và Thái Dương hệ đãa mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục các vì sao trên thiên hà. Những trang sách của Đac- uyn về các giống loài không chỉ giúp con nguời hiểu rõ về các giống loài sinh vật mà còn hiểu rõ hơn về chính con người. Sách của Điđơrô, Môngtexkiơ rồi của Mác, Ăngghen… thực sự đã giúp con người triển khai những cuộc cách mạng to lớn. Đọc Bandắc ta hiểu về thế giới tư bản với sức mạnh lạnh lùng của đồng tiền, đọc thơ Tago, thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, ta hiểu dời sống và tâm hồn của cả những dân tộc. Đọc sách viết về Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát… ta hiểu xưa kia cha ông ta từng đau khổ và mơ ước những gì…Thật không sao kể hết “những chân trời” mà những trang sách đã mở rộng ra trước mắt ta.
Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta. Môt người có thể tự học, ko cần thầy, ko cần bạn nhưng ko thể ko cần sách. Đó là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tô'n kém nhất. Đời sóng con người thì mênh mông biển trời, đòi hỏi con người ta phải năng học hỏi hơn nữa: học ở xung quanh, học ở thầy, học ở sách... sách cug~ như 1 người thầy, nhưng là người thầy trầm lặng, giúp ta tự suy nghĩ, tìm tòi, làm tăng tính đôc lập, tự giải quyết vấn đề nêu ra. Sách là 1 ng bạn đôg` hành cho tất cả mọi ng. 1 cuốn sách có thể đc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới để mọi ng cùg đón nhận. Đó hẳn là 1 cuốn sách viết ra ko chỉ danh riêng ai. Mà tiêu biểu và gần gũi với chúng ta có lẽ là bô truyện "Harry Potter" do nhà văn LÝ Lan dịch. Bô truyện đã vượt từ nc' Mĩ xa xôi đến VN. Đó là 1 sức mạnh không? lô` mà chỉ những tác phẩm tuyệt vời mới có!
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi. Tuy sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Chỉ có việc đọc sách mới đưa con người đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.