Chi Dậu là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao dộng, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. NTT đã xây dựng hình tượng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945
- Hoàn cảnh của chị thật đáng thương
+ Phải đi bán gánh khoai, bán cả ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái mới đủ nộp sưu cho chồng
+ Nhưng vẫn thiếu một xuất sưu cho cậu em đã chết
+ Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm => ngất xỉu như chết
+ Bọn cường hào vác anh Dậu như cái xác chết rũ rượi trả cho chị
=> Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp
- Một người vợ, một người mẹ giàu tình thương
+ Tìm mọi cách cứu chồng trong cơn nguy kịch
- Mọi người phụ nữ cứng cỏi dũng cảm
+ Hạ mình van xin khi cai lệ thét đòi trói anh Dậu
+ Để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị đã kiên quyết chống cự
(Mọi sự nhẫn nhục đều chó giới hạn)
+ Với chị nhà tù thực dân chẳng làm cho chị run sợ
- Đó là quy luật tất yếu trong xã hội "có áp bức, có đấu tranh"
Bài làm
Đọc Tắt Đèn, qua cuộc đời chị Dậu, ta hiểu biết được khá sâu sắc cuộc sống của nhân dân ta, của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước đây dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Hình tượng chị Dậu với những nét điển hình về nỗi khổ sở ( chị cần cù làm ăn hết năm này sang năm khác, cùng chồng đấu tắt mặt tối, không dám chơi ngày nào, mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Gia đình ở trong một căn nhà chật hẹp mà chủ nợ còn doạ cắm làm chuồng xí. Với chúng, ngôi nhà ngoài giá trị ấy ra không còn giá trị nào khác. Chị không còn một tài sản nào có thể bán để nộp sưu, ngoài mấy đứa con, đàn chó, hai gánh khoai ...), đau xót ( vì phải nhìn đám con ngồi mót khoai, nhưng đã đói vàng cả mắt không nhặt được nữa; đau xót vì phải nghe đứa con van xin “ thầy u đừng bán con”. Đau xót vì phải bỏ cả gia đình, làng mạc lên tỉnh đi ở vú ... ), và những đức tính phẩm cách trong sạch ( chị hi sinh tất cả cuộc đời cho chồng, cho con; chị luôn luôn bảo vệ phẩm cách trong sạch và đã có dũng khí để đấu tranh ... ), đã có một tác dụng tố cáo lớn, rạch toang cái màn nhung che đậy sự thối nát của bọn quan lại cường hào, địa chủ sống phè phỡn, dâm dục trên xương máu mồ hôi, nước mắt của nông dân.
Chị Dậu là cái đốm sáng đặc biệt của Tắt đèn. Trong cái đêm tối của xã hội cũ, cái “đốm sáng” càng sáng, vì vậy mà ngày nay hình tượng chị Dậu mãi mãi sống trong lòng chúng ta. Chúng ta vừa thương mến, vừa kính phục chị. Xót xa cho cuộc đời chị , chúng ta càng thêm căm ghét cái xã hội bạo tàn đã vùi dập chị.