Văn Ngữ Văn 7

NT Thanh Ngân

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng tư 2017
364
343
109
Hà Nội
...

Nhók PaPy

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2018
167
105
21
18
Hà Nội
Trường Trung Học Cơ Sở Kiêu Kị
Sự tương phản, đối lập nhau cực độ giữa hai nhân vật:
Trong tác phẩm có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, đã được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập như thế nào? Khối lượng từ và hình thức ngôn ngữ mà tác giả đã sử dụng trong việc khắc họa tính cách của từng nhân vật là thế nào?
Tương phản giữa hai cuộc sống của hai nhân vật đối kháng nhau: Va- ren làm gì thì vẫn là trong tư thế, trong hoàn cảnh một viên Toàn quyền, một kẻ thống trị được nghênh tiếp, trọng vọng. Còn Phan Bội Châu chỉ là thân phận người ở tù. Ở đây sự tương phản, đối lập của hai nhân vật là sự tương phản, đối lập giữa một bên là kẻ bất lương, nhưng thống trị, một bên là người cách mạng vĩ đại, nhưng thất bại, bị đàn áp. Tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách của Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, thì lấy sự im lặng làm phương pháp đối lập. Do đó khối lượng từ hầu như không có gì. Đây là một bút pháp, một lối viết vừa tả vừa gợi, một lối viết thâm thúy, độc đáo, lí thú.
 
  • Like
Reactions: NT Thanh Ngân

Nhók PaPy

Học sinh
Thành viên
4 Tháng ba 2018
167
105
21
18
Hà Nội
Trường Trung Học Cơ Sở Kiêu Kị
  • Hiện tượng ngôn ngữ được bộc lộ tính cách của nhân vật là thế nào? (Gợi ý: Va-ren đối thoại luyên thuyên, trong khi Phan Bội Châu trước sau không nói gì).
  • Qua ngôn ngữ độc thoại của Va-ren, động cơ, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào? (Gợi ý: vuốt ve, dụ dỗ, bịp bợm một cách rất liến thoắng và trắng trợn).
  • Phan Bội Châu đã có cách ứng xử với Va-ren như thế nào? Qua hình thức ứng xử đó, thái độ, tính cách của Phan Bội Châu được bộc lộ ra sao? (Gợi ý: dùng hình thức im lặng, phớt lờ, coi như không có Va-ren trước mặt. Qua đó bộc lộ thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù).
  • Riêng lời bình của tác giả trước hiện tượng im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện giọng điệu như thế nào và có ý nghĩa gì? (Gợi ý: giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai, góp phần làm rõ thêm thái độ, tính cách của Phan Bội Châu).
  • Phân tích ý nghĩa của đoạn kết bằng cách nêu câu hỏi: Ví thử tác phẩm chấm dứt ở câu “… chỉ là vì (Phan) Bội Châu không hiểu Va-ren cũng như Va-ren không hiểu (Phan) Bội Châu” thì có được không? Nhưng ở đây, đã có thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì giá trị câu chuyện có gì khác?
 
  • Like
Reactions: NT Thanh Ngân
Top Bottom