ngu van 7

N

nguyenhonghon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.So sánh cụm từ "ta với ta" của bài thơ "Qua đèo ngang" và bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
2.Viết đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) biểu cảm về
+người cha trong văn bản "Mẹ tôi".
+tình cảm anh em của Thành và Thủy trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê"
3.Cảm nhận về bài thơ:
+Sông Núi Nước Nam
+Bánh Trôi Nước.

 
B

byakura

1
Cụm từ 'ta với ta' trong QĐN nói về sự cô đơn của bà huyện Thanh Quan, ở đó trong trông qian bao la, rộng lớn chỉ chó một mình bà .Còn cụm từ "ta với ta của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....
 
T

tieuyetdethuong1

1
Cụm từ 'ta với ta' trong QĐN nói về sự cô đơn của bà huyện Thanh Quan, ở đó trong trông qian bao la, rộng lớn chỉ chó một mình bà .Còn cụm từ "ta với ta của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....

Câu 3:Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Nhưng bọn giặc tham tàn kia một lần nữa có ý định với nước Nam, dân tộc ta lại sôi sục ý chí chống quân thù, ý chí đó đã được thể hiện rõ ở bài Sông núi nước Nam.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

“Sông núi nước Nam” là một tuyệt tác, tác phẩm được khơi nguồn từ cảm xúc dạt dào về đất nước, dân tộc. Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm xúc ngắn gọn. Tác phẩm gắn với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời đại chống giặc ngoại xâm uy hùng, chính tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc đã được thể hiện qua từng con chữ. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước

“Sông núi nước Nam vua Nam ở”

Câu thơ bảy chữ tạo thành hai vế đối xứng, “Nam quốc” với “nước Nam” và “Nam đế” với “vua Nam”, đọc câu thơ em như cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người người Nam là nước chư hầu nên chỉ được xưng vương. Lối xưng “đế” của tác giả đã thể hiện tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước như Trung Hoa. Thế rồi khi xâm lược nước ta, áp đặt ách thống trị họ đã ngang nhiên biến nước ta thành một quận, huyện của chúng. Nhưng với ‎ chí quật cường trong lòng mỗi người, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc đã được giành lại từ hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước. “Nước Nam” tuy nhỏ bé song luôn tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với các nước khác. Đất nước ấy co chủ quyền, nền tự chủ thể hiện ở vai trò của “vua Nam”. Vua ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam đã khác”

Em thật xúc động trước niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sức khẳng định chân l‎ý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau

“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc như Bác Hồ – người cha già của cả dân tộc đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. “Trời”, quyền lực tối thượng, linh thiêng trong tâm linh của con người xưa cũng đã đồng tình và đã ghi gõ quyền làm chủ đất đai của người Nam ở “sách trời” ( thiên thư ). Điều này đối với ta ngày nay là một lẽ rất tự nhiên, bình thường nhưng ngày ấy - ngày mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận, huyện của chúng và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị thì tư tưởng, quyết tâm ấy thực sự có ý nghĩa và linh thiêng biết nhường nào. Trong câu thơ có hình ảnh của trời đất, thần linh, thật thiêng liêng biết bao! Lòng tự hào của dân tộc giúp ta đứng thẳng làm người, đối mặt với kẻ thù. Lời thơ đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh. Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động một niềm cảm xúc tràn vào lòng em. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt. Sức mạnh của ngôn từ trong câu thơ là sức mạnh của cả một cộng đồng quật khởi sẵn sàng chiến đấu và sẽ chiến thắng. Đây là niềm tự hào của nhân dân nước Việt đều có trong các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Ý thức độc lập tự chủ đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều biến cố đau thương song ý chí “độc lập” không bao giờ tắt. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc được biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử ấy.

Tác phẩm “Sông núi nước Nam” là một bản Tuyên ngôn Độc lập bất chủ, bộc lộ khí phách hào hùng. Cảm xúc thơ mãnh liệt tạo chất trữ tình, chính luận. Đó là một đặc điểm của thơ ca thời Lý-Trần khiến ngàn năm sau khi đọc lại lòng người vẫn bị cuốn hút, xúc động. Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi đọc kỹ từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng. Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn siêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ cõi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Bài thơ như mang cả hồn sông núi, khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt. Em là người Việt Nam - kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, em sẽ quyết tâm góp phần giữ gìn đất nước bằng cách cố gắng học tập trở thành một công dân tốt để bảo vệ, xây dựng nước nhà.

“Sông núi nứi nước Nam” là áng văn chương tuyệt tác, thể hiện tinh thần độc lập, khí phách anh hùng, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Nguồn:Zing blog
 
T

tieuyetdethuong1

1
Cụm từ 'ta với ta' trong QĐN nói về sự cô đơn của bà huyện Thanh Quan, ở đó trong trông qian bao la, rộng lớn chỉ chó một mình bà .Còn cụm từ "ta với ta của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay.

Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sau
Nguồn: google
 
T

tieuyetdethuong1

1
Cụm từ 'ta với ta' trong QĐN nói về sự cô đơn của bà huyện Thanh Quan, ở đó trong trông qian bao la, rộng lớn chỉ chó một mình bà .Còn cụm từ "ta với ta của nhà thơ Nguyễn Khuyến lại có ý nghĩa độc đáo khác: ấy là tình người sâu nặng, bác là tôi, tôi như bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai....

Câu 2:Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thế mà, hai anh em trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê phải chia tay vì bố mẹ của họ bỏ nhau.

Như bao trẻ thơ khác, hai anh em đã từng có một mái ấm gia đình để yêu thương, gắn bó. Em gái rất ngoan, luôn quan tâm đến anh. Con anh trai cũng rất hiền, biết yêu thương chăm sóc và lo lắng cho em. Hai anh em có biết bao kỉ niệm, có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp hồn nhiên, hạnh phúc.

Rồi một sự thay đổi đảo lộn cuộc sống khiến hai anh em không khỏi xót xa. Tình anh em khăng khít xưa kia nay phải chia lìa bởi một hiện thực: bố mẹ chia tay. Ôi thật cảm động! Dường như hai anh em không sao chịu nổi trước cảnh tượng chia li đâu xót ấy. Cuộc sống của bố mẹ đã làm tổn thương hai tâm hồn bé nhỏ, làm mất đi tình cảm gia đình. Tại sao những người bố, người mẹ không có lòng vị tha để đem lại hạnh phúc cho các con? Làm cho các con của họ phải mất mát tình cảm, quạnh hiu trong cuộc đời. Cuộc sống của những đứa con khi bố mẹ chúng bỏ nhau thì sẽ trống vắng, tẻ nhạt biết nhường nào!

Thật thương cảm thay cho số phận của hai anh em: "Em thôi học theo mẹ đi xa, anh nhìn em nhưng phải ở lại với bố". Thật xúc động bởi tình anh em đằm thắm: "Hoa nở, chim hót nhưng hai anh em chẳng có niềm vui, trời nắng ấm nhưng hai anh em tê tái trong lòng...Họ chỉ biết khóc, biết sụt sùi, thút thít". Vì yêu cầu của bố mẹ, hai anh em phải xa nhau nhưng những con búp bê của chúng mãi mãi không chia xa. Anh nhường cho em, em để lại cho anh. Hai anh em muốn gửi gắm tâm hồn bé nhỏ của mình vào hai con búp bê xinh xắn ấy. Hai con búp bê đã thể hiện tình cảm anh em không thể nào vơi. Dù cuộc sống có đưa đẩy họ chia xa nhưng tình ruột thịt không bao giờ dứt, nó gợi nhắc những gì mà bố mẹ họ đã lãng quên.

Tình cảm anh em thật tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. Dù xa nhau nhưng anh vẫn quan tâm đến em và em cũng luôn lo lắng cho anh. Anh đưa em đi thăm trường, thăm lớp, đi chào cô giáo cùng các bạn trước lúc em theo mẹ đi xa. Em dặn anh hãy tìm đến chỗ em khi anh rách áo, em sợ anh không có người chăm sóc. Tình cảm của em thật đáng trân trọng. Tình cảm đó làm ta xúc động biết nhường nào!

Thật đáng thương khi em phải theo mẹ ra đi nhưng cứ ngoái đầu nhìn lại. Em nghẹn ngào khóc nấc lên còn anh nhìn em qua màng nước mắt. Anh mếu máo chẳng nói được gì, chân cứng như ai chôn xuống đất, anh mãi nhìn em với cái bóng nhỏ liêu xiêu. Nếu bố mẹ họ không bỏ nhau thì đâu có cuộc chia li đáng thương ấy!

Đây là cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động vì gia đình đổ vỡ. Bức tranh chia li và tiếng khóc của hai anh em đã nhắn mọi người: Hãy cố gắng bảo vệ mái ấm gia đình! Hãy đừng làm tổn thương đến tình cảm và tương lai cảu trẻ thơ. Hãy giúp trẻ thơ có điều kiện vươn lên...
Nguồn: google
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom