ngữ văn 7

B

boboiboydiatran

ai cho mình cách khi đi thi đạt kết quả cao trong môn văn không



1. Trích dẫn không được “sáng tạo”

Đối với câu hỏi lý thuyết, không cần phải nhớ đúng và chính xác từng ly từng chữ hoặc từng con số như các công thức Toán học, bạn chỉ cần nắm những ý chính về phong cách nghệ thuật, ý nghĩa và nội dung tác phẩm. Riêng phần tiểu sử các tác giả, bạn cần nhớ chính xác quê quán, năm sinh năm mất một cách chính xác và tránh lầm lẫn tác giả này với tác giả khác.

Đối với phần tập làm văn, khi trích dẫn thơ và dẫn chứng, bạn không được phép "sáng tạo" thêm những câu chữ khác vào đó. Từng câu, từng chữ đều phải chính xác. Do đó, khi phân tích truyện ngắn, bạn phải chắc chắn mình đã thuộc nằm lòng tất cả các dẫn chứng trong bài.

2. Trình bày sạch sẽ, dễ nhìn

Một bài văn được viết và trình bày sạch sẽ dễ gây cảm tình với người chấm hơn. Ngay cả khi chữ viết của bạn không được đẹp cho lắm thì bạn cũng nên chú ý đến cách trình bày, khi viết sai đừng lấy bút mà tô đen thùi lùi vào đấy, sẽ làm...mất mĩ quan bài viết của bạn, chỉ cần gạch một gạch ngang qua thôi là được rồi.

3. Tránh phân tích lạc đề

Đây là một lỗi mà thí sinh hay mắc phải khi đọc không kỹ đề. Thông thường, chúng ta thường nhầm lẫn giữa phân tích tác phẩm với phân tích nhân vật, giữa phân tích phong cách nghệ thuật và phân tích toàn bài thơ.

4. Đừng ngại sáng tạo

Sự sáng tạo trong các bài làm văn luôn được thầy cô đánh giá và cho điểm cao. Sáng tạo là phát hiện sâu hơn, mới hơn, soi sáng thêm chủ đề của tác phẩm. Nhưng những phát hiện ấy phải có cơ sở, lập luận chặt chẽ chứ không phải là tùy tiện phát biểu những cảm xúc của mình.



1. Chọn thầy học, chọn sách đọc

Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.

Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ. Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn…

Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm

Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.

Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…

Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…

Các em có thể tìm thấy các tài liệu này tại địa chỉ sau: http://ts.edu.net.vn của Bộ GD&ĐT.

3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm



các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…

Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

4. Khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ

* Các mối liên hệ bên ngoài:

Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại, là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng và tâm huyết nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt, cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào.

Ở đây, môn văn gián tiếp đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lịch sử, nếu không khó mà phân tích đúng. Vì vậy, các em cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề và kết cấu cảm hứng để hiểu sâu và chính xác về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm, đồng thời qua tác phẩm phải thấy được cả hiện thực thời đại mà nhà văn sống và sáng tác.
Tài năng của một nhà văn lớn bao giờ cũng được làm nên từ những chi tiết nhỏ. Vì vậy, về văn xuôi, các em nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

Về thơ, phải nắm được cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong…Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Chẳng hạn, “Đào đã đứng tựa cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối” là một chi tiết thể hiện cái nhìn tinh tế và nhân ái của nhà văn. Nguyễn Khải đã dùng bóng tối của mái gianh để che đi cái xấu xí, thua thiệt trong ngoại hình của Đào, đồng thời làm nổi bật hơn vẻ đẹp của niềm khát khao hạnh phúc.

Không nên bỏ qua các chi tiết quan trọng, cũng không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết, để tránh tình trạng chỉ thấy cây mà không thấy rừng.

Thực hiện phương châm tăng cường chất văn trong việc dạy và học văn, cũng cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm.

Chẳng hạn bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử được kết cấu toàn bằng những lời ướm hỏi, ba khổ thơ là ba câu hỏi liên tiếp, nên bài thơ sẽ chủ yếu thể hiện niềm băn khoăn day dứt của con người, khát vọng chủ quan của nhà thơ chứ không chỉ là vấn đề “vịnh cảnh hay tỏ tình”.

5. cần Ôn tập theo vấn đề và nhóm tác phẩm



6. Học văn theo ý, kết hợp tư duy và tái hiện

Bài văn hay, đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối là bài văn có một hệ thống ý đầy đủ, sáng tạo, chặt chẽ, đáp ứng toàn diện yêu cầu của đề, được thể hiện qua một hình thức trình bày và diễn đạt chính xác, trong sáng, rõ ràng, tinh tế, khéo léo, có hình ảnh và cảm xúc.


Các giám khảo chấm bài thi cũng phải so sánh giữa hệ thống ý của bài văn và hệ thống ý mà Bộ GD&ĐT đề ra trong đáp án và biểu điểm chấm thi để cho điểm. Vì vậy, khi học văn, các em cần tránh học vẹt, mà nên học theo ý (theo luận điểm).

Cần nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý, mới có thể dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.

Khi làm bài, các em nên diễn đạt lại những ý đó theo cách của mình. Những bài văn mẫu, những bài giảng các thầy, các cô cho ghi, dù hay đến đâu, cũng chỉ nên coi như 1 tài liệu tham khảo cách diễn đạt. hoặc xem lại ý khi quên.

Nói như người xưa, ý là“bột”, bài văn là“hồ”, còn quá trình diễn đạt ý thành bài là “gột”. “Có bột mới gột nên hồ”.

Giống như quá trình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua 3 bước là HIỂU - NHỚ - VẬN DỤNG. Muốn vận dụng được kiến thức đã học vào bài làm văn, cần phải nhớ và hiểu được những kiến thức ấy.

Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, đọc tài liệu tham khảo, chăm chú nghe giảng bằng tất cả niềm say mê, tâm huyết của mình, giống như niềm đam mê của nhân vật Hộ trong “Đời thừa” của Nam Cao: “Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán!”…

Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, các luận điểm quan trọng. Nếu tìm được thầy dạy giỏi, hay, hấp dẫn, tâm huyết…các em có thể nhớ được ít nhất 90% kiến thức ngay trên lớp, về nhà chỉ cần học thêm khoảng 10% và xem lại những kiến thức nắm chưa thật chắc.

Gặp những vấn đề chưa hiểu, các em cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô nào từ chối, dù họ có bận và mệt đến đâu.

Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu, càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, các em không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện.

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20 - 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học, nhất là hệ thống ý lớn, ý nhỏ. Sau đó mới mở sách ra kiểm tra lại. ý nào mình chưa nhớ được thì cần phải học ngay.

Học theo cách này, các em có thể học ở bất kì đâu, thậm chí không cần sách vở. Nếu có bạn cùng học, hai người kiểm tra kiến thức cho nhau là tốt nhất. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo các nhánh cây, các mô hình, và việc liên hệ giữa văn học với cuộc sống, nhất là cuộc sống của bản thân cũng giúp các em nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

Sau khi đã hiểu và nhớ kiến thức, cần vận dụng lại kiến thức bằng cách làm bài tập, hoặc giải đề thi thử, giải lại một đề đã thi… Dù có học văn - tiếng Việt 12 năm, nhưng cuối cùng của việc thi đại học, cao đẳng vẫn chỉ là viết 3 bài văn nhỏ theo yêu cầu của 1 đề thi trong vòng 180 phút. Vì vậy không gì tốt hơn là tập viết bài theo yêu cầu của đề thi đại học. Các em có thể tự xây dựng đáp án, biểu điểm, tự chấm bài cho nhau, hoặc nhờ ai đó chấm.

Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Các em nên đọc trước khi bài được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng, đọc bằng một văn bản hoàn toàn mới, chưa hề có ai đánh dấu.

Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng ban đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ rất lâu, và giúp định hướng hiểu tác phẩm.

Các em nên đọc tác phẩm và học văn vào sáng sớm, khi đọc, nên đánh dấu lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mà mình cho là quan trọng, hoặc thấy hay, thấy có ý nghĩa và xúc động, đồng thời ghi nhớ luôn các chi tiết ấy vào não để vận dụng lại vào bài viết sau này.

Nhìn chung, để học văn đạt hiệu quả cao, các em phải học văn bằng chính cái đầu và trái tim của mình, tự tìm một con đường đi cho riêng mình. Giáo viên là người hướng dẫn, dìu dắt, đồng thời đánh giá, thẩm định kết quả, chứ không làm thay, học thay, nghĩ hộ các em được.

Nếu tuân thủ tốt các "tuyệt chiêu" dưới đây, các em sẽ có được một bài thi đại học môn văn đạt kết quả rất cao, thậm chí đạt điểm tuyệt đối.

Một bài văn thực sự đạt kết quả tốt, cần đáp ứng được các yêu cầu về nội dung của đề bài (như kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận, kiến thức, phạm vi dẫn chứng…) và yêu cầu về hình thức (trình bày, diễn đạt…).

1. cần Nắm vững cấu trúc và mức độ của đề thi

\

nguồn : sưu tầm .
 
A

angelanguyen22

Tin đưa vào lúc 16:38:08 - 03/06/2008
Mặc dù việc học Văn là cả một quá trình dài nhưng cuối cùng của việc thi ĐH, CĐ vẫn chỉ là viết 3 bài văn nhỏ theo yêu cầu của 1 đề thi trong vòng 180 phút. Vì vậy chúng mình nên tập viết bài theo yêu cầu của đề thi đại học.

Đọc tác phẩm

Chúng mình nên đọc tác phẩm trước khi bài giảng được dạy ở trên lớp. Có như vậy thì việc nghe giảng ở lớp mới hiệu quả được. Điều này lí giải vì sao chúng mình lại có vở soạn văn và cần trả lời các câu hỏi trong SGK đầy đủ trước khi bắt đầu bài học trên lớp. Nhưng đọc tác phẩm cũng phải đúng cách nữa đấy các bạn ạ. Lưu ý nè!

Chúng mình nên đọc tác phẩm vào lúc sáng sớm, văn bản phải hoàn toàn mới và chưa bị đánh dấu. Trong lúc đọc tác phẩm chúng mình nên ghi lại những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ mình cho là quan trọng, là hay và ý nghĩa ra một cuốn vở khác. Những chi tiết ấy sẽ được ghi nhớ rất lâu và để vận dụng vào các bài viết sau nay. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng ban đầu của các bạn khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ rất lâu, và giúp định hướng hiểu tác phẩm.

Lắng nghe bài giảng trên lớp

Rất nhiều bạn học sinh tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc ở các lớp học thêm và lò luyện thi nhưng lại lơ là các bài giảng trên lớp. Nghe giảng trên lớp sẽ giúp chúng mình nắm chắc các kiến thức cơ bản. Các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy chúng mình cả năm trời chắc chắn sẽ hiểu lực học của các bạn hơn là các thầy cô ở các trung tâm. Vậy tại sao mình lại ngần ngại khi hỏi các thầy cô những kiến thức mình chưa nắm rõ? Thầy cô chắc chắn sẽ không bao giờ từ chối bạn đâu.

Tự học

Sử dụng tài liệu tham khảo như thế nào?

Có rất nhiều nguồn tài liệu chúng mình có thể tham khảo nhưng lựa chọn những tài liệu thực sự bổ ích thì không phải bạn nào cũng biết. Vì vậy, chúng mình có thể nhờ thầy, cô giáo hoặc các bạn học giỏi hơn tư vấn cho mình.

Tài liệu tham khảo không phải bao giờ cũng đúng vì vậy chúng mình cần tự trang bị cho mình một bộ sàng lọc kiến thức. Các bạn có thể thực hiện theo quy trình: Đọc tài liệu  Ghi lại những suy nghĩ của mình (cảm nhận của bản thên, ý kiến tán thành hay phản đối, những băn khoăn, thắc mắc, so sánh với các tài liệu khác)  Nhờ thầy cô giải đáp để tìm ra cách hiểu đúng nhất.

Tham khảo đề thi, đáp án, thang điểm thi các năm trước

Việc tham khảo đề thi và đáp án các năm trước nhằm mục đích tìm ra cho mình cách học phù hợp. Khi đọc những tài liệu này, các bạn cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, lựa chọn, phạm vi dẫn chứng… Bạn có thể tìm thấy đề thi môn Văn các năm trong thư viện đề thi của Hocmai.vn. Đáp án bài thi các năm trước cũng là một tư liệu hữu ích trong quá trình lập dàn bài chi tiết cho từng dạng đề ở mỗi tác phẩm.

Tham khảo các bài thi đạt điểm cao trong các kỳ thi trước, mượn của các anh chị khóa trên học tốt môn Văn để tham khảo cách diễn đạt, trình bày, chuyển đoạn, chuyển ý, cách vào bài. So sánh các bài viết đó với đáp án, tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “tại sao bài lại cao điểm thế?”, bạn sẽ tìm ra hướng đi cho bài viết của mình.

Trang bị các kỹ năng, phương pháp làm bài

Không chỉ ôn tập nội dung, chúng mình còn phải chú ý rèn luyện kĩ năng, không ít bạn chỉ sa đà vào các bài văn mẫu mà quên đi việc rèn luyện các kỹ năng: tóm tắt tác phẩm, tổng kết một giai đoạn; kỹ năng phân tích, bình giảng, chứng minh… ; kỹ năng phân tích đề, chọn ý và triển khai các ý; cách mở bài, kết bài…

Luyện tập với các đề Văn

Mặc dù việc học Văn là cả một quá trình dài nhưng cuối cùng của việc thi đại học, cao đẳng vẫn chỉ là viết 3 bài văn nhỏ theo yêu cầu của 1 đề thi trong vòng 180 phút. Vì vậy tốt hơn chúng mình nên tập viết bài theo yêu cầu của đề thi đại học.

Luyện tập với các đề thi như trong những kỳ thi thật có nghĩa là tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian đúng như quy định, không sử dụng bất cứ tài liệu nào trong quá trình làm bài sẽ giúp bạn trau dồi cách hành văn, diễn đạt. Bạn có thể nhờ thầy cô giáo chấm điểm cho bài viết của mình.

Nếu không có nhiều thời gian, thay vì hoàn thành một bài viết bạn có thể tự chọn một đề thi bất kỳ và tập lập dàn ý chi tiết cho đề thi đó. Ghi nhớ số lượng ý lớn, ý nhỏ trong từng bài, từng đề, rồi mới nhớ nội dung của từng ý, từng luận điểm. Học theo ý sẽ giúp chúng mình dễ nhớ, nhớ lâu và sâu sắc.

Nguồn : http://hocmai.vn/mod/newshm/view.php?id=14925
 
Top Bottom