ngữ văn 7

D

dara_cute_best

đề 1: giải thích câu tục ngữ: học đi đôi với hành
đề 2: giải thích câu tục ngữ: tiên học lễ, hậu học văn
đề 3: giải thích câu tục ngữ: học tập tốt, lao động tốt

Đề 1“ trăm hay không bằng tay quen”. người lao động xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thức hành giỏi. điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thức hành . trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thức hành được hiểu khác hơn. học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rưòi nhau. điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

“Học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”

Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học cuả chúng ta ngày nay.

vậy học và hành có quan hệ như thế nào ? trước hết ta cân hiểu :học là tiếp thu kiến thức đã được tích lủytong sách vở, la nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước . học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ , từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. học là tìm hiểu , khám phá những tri thức cuả loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. học thuộc khía cạnh của lí thuyết , lí luận . còn hành nghĩa là làm, là thực hành , là ứng dụng kiến thức , lí thuyết cho thực tiễn đời sống . cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. học và hành là hai mặt của một qua trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phỉa luôn găn schặt với nhau làm một . hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng .

ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập. một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được , bị mọi người khinh chê . ngược lại nếu hành mà không có lí luận chie đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngiạ , thậm chí có khi sai lầm nữa . “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” . đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chie vì người đó “ hành “ mà không “học”.

xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ , ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường , không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống ma fta cần phải học , sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nao cũng phải học - học ở nhảtường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc , không học qua loa chiếu lệ, vừ học vừa chưoi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhf phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới , làm bài tập đầy đủ, không học theo kiều học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. phải biết vận dụng sáng atọ những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành . có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngỳa càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế . học đi đoi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình . em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

Đề 2: Từ bao đời nay, ông cha ta nêu cao và giữ gìn truyền thống đạo đức của dân tộc. Bao giờ mọi người cũng xử sự với nhau bằng lễ nghĩa, xem nghĩa là bài học hàng đầu đối với con người. Ngay từ lúc bé thơ, chúng ta cũng luôn được cha mẹ dạy dỗ và nhắc nhở ta phải thuộc lòng câu tục ngữ Tiên học lễ hậu học văn. Trãi qua mấy nghìn năm văn hiến, câu tục ngữ ấy vẫn luôn có giá trị, luôn là bài học quý đối với chúng ta.

Đây là câu tục ngữ bằng chữ Hán, là một trong những lời răn dạy của Khổng Tử. “Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép tắt kỉ cương (trai thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức). Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học văn. Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được ghi trong sách thánh hiền. Lời của Khổng Tử khuyên răn con người trước hết phải học cho được cái cốt cách, cái đạo lý làm người, rồi sau đó hãy học đến những điều khác. Giờ đây câu tục ngữ ấy trở thành lời nhắc nhở của nhân dân ta: mọi người nên chú trọng quan tâm việc rèn luyện đạo đức, nhân cách làm người trước, rồi mới học đến văn hóa, chữ nghĩa.

Thật vậy, học lễnghĩa đầu tiên là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà ngay từ lúc con bé thơ, ta được biết đến lễ nghĩa qua lời ru của bà, của mẹ từ những câu ca dao, câu hát trong dân gian đã đúc kết bao truyền thống đạo đức tốt đẹp. Lớn lên một chút, ta được cha mẹ hướng dẫn cách xử sự từ những điều đơn giản nhất như lời: “cảm ơn”, tiếng ‘xin lỗi”, “dạ thưa” với người lớn tuổi…hoặc đi phải thưa, về phải trình… Như vậy, lễ nghĩa đạo lý ấy hầu như đã thấm nhuần trong nhận thức của mỗi chúng ta từ lúc chưa bước chân đến trường; nghĩa là ta đã được học lễ nghĩa trước từ trong gia đình. Đến khi đi học, song song với việc tiếp thu kiến thức, ta cũng vẩn được thầy cô giáo dục lễ nghĩa, đạo đức như biết kính yêu người thân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh. Như vậy, ở môi trường nào, đạo lý cũng đóng vai trò chủ đạo và có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.

Nếu như môt đứa con ở nhà không biết vâng lời cha mẹ, bất hiếu, ngỗ ngược thì vào trường không thể là một học sinh ngoan và chắc chắn sau này ra đời cũng không bao giờ là một công dân tốt được. Ta cũng nên hiểu rằng, gia đình là một tế bào của xã hội, nếu gia đình không có kỷ cương, nề nếp thì sẽ dẫn đến xã hội bị rối loạn, không thể nào tiến bộ văn minh được. Bài học đạo lý làm người này không bao giờ cũ, vẩn có giá trị mãi mãi với thời gian. Bởi vậy học kiến thức văn hóa ta có thể học mười năm, còn học làm người ta phải học suốt đời. Chính vì vậy, câu tục ngữ là một lời răn dạy, đồng thời cũng là lời cảnh tỉnh những ai xem nhẹ đạo đức và việc rèn luyện nhân cách làm người.

Tóm lại đạo đức là cái đáng quý nhất, đáng trân trọng vì nó thể hiện phẩm giá con người. Cho nên bài học làm người, bài học “lễ nghĩa” bao giờ cũng là bài học đầu tiên, là bài học mà ai cũng học suốt cả cuộc đời. Nếu phấn đấu trở thành người công dân tốt ta cần thấm nhuần câu Tiên học lễ, hậu học văn. Ngoài ra ta cũng nên ghi nhớ thêm lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
 
D

dara_cute_best

Đề 3Đề 2 trong đề 1 rùi đấy pn :
Thế là đã tròn ba mười nǎm kể từ khi Bác Hồ ra đi nhưng dường như trong suốt ba mươi nǎm qua Hồ Chủ tịch vẫn luôn còn đó dõi theo và chứng kiến mãi bước chuyển mình đi lên của đất nước. Dù Bác đã đi song hình ảnh Người vẫn sống mãi qua từng lời dặn dò, dạy bảo, khuyên nhủ, nhắc nhở mỗi người không ngừng phấn đấu trong học tập và lao động. Hàng ngày, dưới mái trường phổ thông có biết bao bạn nhi đồng, thiếu niên đang miệt mài học tập, rèn luyện theo lời dạy của Bác dặn dò lại thiếu nhi chúng ta. Bác Hồ chỉ ra có nǎm điều thế nhưng để thực hện được nǎm lời dạy đó chúng ta phải không ngừng rèn luyện tu dưỡng về đạo đức, lối sống và học tập.

Điều thứ nhất: Bác dạy chúng ta phải biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào". Thế nào là "yêu tổ quốc yêu đồng bào"? Đây là một khái niệm bao quát và rộng lớn. "Yêu tổ quốc yêu đồng bào" tức là yêu tất cả những gì thuộc về Tổ quốc mình, yêu phong cảnh đất nước, yêu bản sắc dân tộc, yêu các phong tục tập quán, yêu nền vǎn hiến lâu đời của dân tộc, yêu những con người Việt Nam cùng với phẩm chất, nhân cách cao đẹp đã lưu truyền từ bao đời nay. Yêu những người cùng chung dòng giống Việt Nam, cội nguồn Việt Nam từ miền đồng bằng tới vùng núi xa xôi. Để làm được điều đó trước hết chúng ta phải ý thức được mình là người con của đất nước, phải trang bị cho mình một lòng tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống vẻ vang của con người Việt Nam, về những gì con người Việt Nam đã và đang làm được trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải biết tìm hiểu về những tinh hoa, bản sắc, phong tục tập quán của dân tộc và cố gắng tự rèn luyện để sau này có thể cống hiến được nhiều cho xã hội, góp phần đưa đất nước ta ngày một tươi đẹp, hùng mạnh. Xung quanh ta còn rất nhiều người gặp khó khǎn, khổ cực, là một người con của đất nước chúng ta phải có trách nhiệm giúp đỡ họ trong khả nǎng có thể như câu tục ngữ "thương người như thể thương thân" và "lá lành đùm lá rách" chỉ có lòng "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" của dân tộc ta mới giúp chúng ta tồn tại được sau hàng nghìn nǎm bị Trung Quốc đô hộ, trải qua cả hai cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và Pháp.

Điều thứ hai: Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi.

Điều thứ ba: Bác còn muốn thiếu nhi chúng ta "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" tức là phải yêu quý, giúp đỡ bạn bè không chỉ trong một lớp, một trường mà còn với bạn bè xung quanh nữa. Cùng nhau cố gắng và cùng xây dựng tập thể vững mạnh vì đoàn kết là sức mạnh của tập thể, có đoàn kết tốt sẽ có thành công. Phải biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, không nên ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân vì từ đó sẽ dẫn đến mất đoàn kết. Giữ "kỹ luật tốt"cũng là một cách rèn luyện bản thân, từ những điều nhỏ như không nói chuyện riêng trong giờ, không đánh nhau... không vi phạm nội quy của lớp, của trường chúng ta bây giờ thì sau này là một con người có kỷ luật chúng ta sẽ không bị mắc vào những tệ nạn xã hội, giúp chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Có làm được như thế chúng ta mới xứng đáng làm con ngoan trò giỏi, sau này trở thành một công dân tốt.

Điều thứ tư: Bác Hồ khuyên chúng ta "giữ gìn vệ sinh thật tốt". Trước hết là giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh cá nhân không có nghĩa là phải ǎn mặc thật đẹp, đúng mốt, chải chuốt mà chỉ đơn giản là mặc sao cho sạch, đầu tóc gọn gàng. Như chúng ta cũng biết nhìn vào cách ǎn mặc của mỗi con người có thể đánh giá được tính cách của con người đó. ở lứa tuổi học sinh chúng cần mặc nhưng trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi mình, ǎn mặc diện, đúng "mốt" chưa chắc là đã đẹp. Sau là chúng ta phải biết giữ vệ sinh chung cho tập thể, nơi công cộng như không xả rác bừa bãi, có ý thức bảo vệ môi trường, thường xuyên dọn vệ sinh nơi ở và tham gia tổng vệ sinh nơi khu phố. Có như thế chúng ta mới trở thành những con người vǎn minh lịch sự, góp phần tô đẹp cho đất nước phải không các bạn?

Điều thứ nǎm: Thực hiện được bốn lời dạy trên của Bác vẫn chưa đủ, chúng ta biết "yêu tổ quốc, yêu đồng bào" rồi "học tập tốt-lao động tốt" rồi "đoàn kết tốt, kỷ luật tốt" và cả " giữ gìn vệ sinh thật tốt" nữa rồi, thế là rất tốt song để trở thành cháu ngoan của Bác Hồ chúng ta còn cần những đức tính không thể thiếu được của thiếu nhi Việt Nam nữa cơ. Đó là phải "kiêm tốn, thật thà, dũng cảm" đừng vội kiêu cǎng khi thấy mình đã giỏi vì ai mà chẳng có những khiếm khuyết, có thể ta giỏi hơn bạn ở điểm này nhưng lại thua kém bạn ở điểm khác vì vậy chúng ta đừng vội nghĩ mình giỏi mà phải học hỏi thêm bạn bè xung quanh những điểm mình còn kém hơn, đó mới là khiêm tốn. Chúng ta cũng phải thành thật, chân thành với mọi người, đừng bao giờ gian dối vì điều đó chỉ làm chúng ta ị người khác xa lánh mà thôi. Nếu có lỗi thì phải trung thực nhận lỗi. Thật thà là một đức tính quý và người thật thà luôn được mọi người yêu mến. Còn nữa, chúng ta phải biết dũng cảm tức là biết bình tĩnh và có nghị lực để vượt qua khó khǎn, sẵn sàng đương đầu, chấp nhận gian nan thử thách vì chính những điều đó mới hun đúc ý chí và nghị lực của mỗi chúng ta. Nên nhớ cuộc đời không bao giờ chấp nhận những kẻ yếu đuối, bạn hãy thử nhìn xem, cuộc sống quanh ta lấp lánh bao tấm gương vượt khó học tốt, không ngại nguy hiểm cứu người. Những con người, những bạn bè đó thực sự là những người dũng cảm.
Sáng thứ hai hàng tuần sau lễ chào cờ, chúng ta luôn hứa sẽ thự hiện tốt Nǎm điều Bác Hồ dạy. Vì vậy các bạn ơi, chúng ta hãy cùng nhau thực hiện lời hứa này nhé để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.
 
N

nkute97

đề 1

tục ngữ là kho tàng quý báu của dân tộc ta, đó là kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình lao động sản xuất,sinh hoạt của nhân dân. Nó đem lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu va thấm đẫm đạo lí làm người. Trong đó có câu tục ngữ học đi đôi với hành.=((
trước hết ta phải hiểu nghĩa đen củacâu tục ngữ này. Học là tiếp thu kiến thức, hành là thực hành, từ viẹc học dể thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Nếu chỉ học thì thật vô ích, khi thưc hành chúng ta sẽ hiểu li thuyết hơn. Trong đó, việc học ở trên lớp, nghe thầy cô giáo giảng bài là vô cùng quan trọng, nêu không tập trung thì sẽ không hiểu được vấn đề va không áp dụng được. vì thế, học và hành luôn đi đôi với nhau va không thể tách rời. Nếu thiếu một trong hai thì sẽ không thành công trong công việc. Nếu thực hành tốt thì việc học sẽ có hiệu quả cao.
Ông cha ta đã để lại cho ta nhiều câu tục ngữ bổ ích, vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy nó.
 
M

minza

mình chỉ biết vầy thui

học tập tốt la chăm chỉ cần cù tìm hiểu kiến thức chủa nhân loại .và phải biết vận dụng kiến thức ấy đúng cách vào cuộc sống hiện tại. còn lao động tốt là môix bản thân c/t phải tự giác lao động làm việc và tuân theo những quy định khi lao động .vạy tóm lại học tập tốt. lao động tốt có thể hiểu là moi học sinh c/t ko ngừng học hỏi thêm kiến thức mới. và phai chung tay góp sức lao động làm việc để đất nc ngày một đi lên
 
Top Bottom