( ngữ văn 7) tập làm văn

L

leemin_28

chứng minh rằng truyền thuyết là những bài ca thần kì về lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc
Trong nền văn học dân gian việt nam, những câu chuyện truyền thuyết tựa những bài ca thần kì về lòng yêu nước và lòng từ hào dân tộc vì trong mỗi câu chuyện truyền thuyết mang tới, lại giải thích cho ta nguồn gốc dân tộc như chuyện Con Rồng cháu Tiên. Hay nguồn gốc của bánh trưng bánh giầy và cả sự giải thích của những trận lũ lụt trong chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh. Những câu chuyện đó đều được trí học sáng tạo của nhân dân ta tạo thành . Nó mang một nét giải thích nhưng cũng mang một nét gì đó hoang đường kì ảo, tạo nên những chi tiết tự hào về mỗi câu chuyên. Quả truyền thuyết như một sợi dây gắn kết giữa hiện tại và quá khứ, giữa con cháu với tổ tiên, với thế hệ và nguồn gốc và với mỗi con người chúng ta xích lại gần nhau, đoàn kết để tạo nên bài ca bất hủ và thần kì của dân tộc.
( Tự viết không hay đừng chê)
 
U

ulrichstern2000

*Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể loại truyện truyền thuyết.
*Thân bài:
- Đặc điểm loại truyện: Định nghĩa (Xem lại sgk văn lớp 6 – tập 1)
- Một số truyện tiêu biểu về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: con rồng cháu tiên, thánh gióng … (ý nghĩa của một số truyện đã nêu)
- Ý nghĩa truyện truyền thuyết mang lại:
+ Trau dồi lòng yêu nước của dân tộc
+ Thể hiện lòng tự hào dân tộc
+ Trí tuệ sáng tạo, tinh hoa dân tộc Việt Nam
+ Giúp thể hệ trẻ có cái nhìn trực tiếp về ông cha, tổ tiên.
- Sức mạnh của loại truyện truyền thuyết vượt không gian và thời gian:
+ Không gian: từ miền này đền miền khác, nối liền đất nước bằng sợi dây vô hình.
+ Thời gian: Từ thời vua Hùng dựng nước đến thời hiện đại.
=> Đó là bài ca thần kỳ
*Kết bài: Khẳng định lại yêu cầu đề bài và nêu trách nhiệm hay suy nghĩ của bản thân, thế hệ trẻ (ví dụ như làm gì để giữ mãi bài ca thần kỳ đó và phổ biến rộng rãi, cho bạn bè thế giới đều biết)
 
Top Bottom