[Ngữ văn 7]ôn thi học kì

T

tuyetbangsnowice

Last edited by a moderator:
M

manh550

Khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ. Khổ thơ gợi những suy tư từ tiếng gà trưa.Từ những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà đã đưa người cháu về thực tại, suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay:
" Cháu chiến đấu hôm nay
.....
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Từ âm thanh tiếng gà trưa , người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị. Mục đích chiến đấu của người cháu là vì tình yêu Tổ quốc ,vì xóm lang, vì bà và vì cả tiếng gà. Điệp ngữ " vì" lặp lại 4 lần trong 6 câu thơ có tác dụng khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả mà cũng hết sức bình thường.Người cháu đi chiến đấu với bao gian lao vất vả nhưng người cháu vẫn thấy hạnh phúc bởi làm được việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước xóm làng - nơi có bà,có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính cái nhỏ nhất ấy làm cho người đọc vô cùng xúc động tạo thành dư âm cho người đọc.
Nguyễn Gia Khánh


nguồn: Zing Blog
 
M

manh550

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc, một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh…Với bản lĩnh, tài năng của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” để cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ luôn chịu nhiều cơ cực, gian truân.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bài thơ gợi trong em ấn tượng sâu sắc về số phận chìm nổi và phẩm chất của người phụ nữ thời xưa. Chỉ là chiếc bánh trôi nước mộc mạc, giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái “trọng nam khinh nữ” của thời bấy giờ. Bài thơ chất chứa biết bao nhiêu tình cảm, nó đã trở thành hình ảnh mới lạ, khiến ai đã đọc qua đều không thể nào quên. Cả bài thơ là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, bao hàm hai lớp nghĩa. Tả cách làm bánh trôi nước: bánh làm từ bột nếp, được nhào nặn thành viên tròn, có nhân đường phên, cho vào nồi nước đun sôi để luộc chín, mới bỏ vào thì chìm dưới đáy còn khi chín thì nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Bài thơ còn nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, gợi tả. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc, bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Nữ sĩ viết bài thơ với tất cả lòng yêu mến, tự hào về bản sắc, nền văn hóa của Việt Nam. Nét bút của Hồ Xuân Hương tuy miêu tả không nhiều nhưng đã tả đủ, đúng và chân thực về bánh trôi nước.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả làm cho câu thơ sinh động lên bằng cách sử dụng từ “Thân em” để người phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã, bình dị. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời, làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp. Khi dùng lối xưng hô đó, em đã liên tưởng đến những câu ca dao quen thuộc như

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Cảm nhận sâu sắc hơn thì hình ảnh chiếc bánh trôi sẽ mờ dần và hiện lên hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp cân đối, đầy đặn, xinh xắn về thể chất và trong sáng về tâm hồn. Tác giả dùng cặp quan hệ từ “vừa…vừa…” khiến giọng thơ như hàm chứa niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Câu này có giọng thơ chuyển đổi đột ngột như một lời than thở. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa, số phận long đong, vất vả, cảnh sống chịu nhiều khổ đau. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà khi đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ, chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: Một người phụ nữ đẹp đến thế mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc? Nối tiếp lời tâm sự đó là cụm từ “với nước non” giúp ta hình dung ra không gian mênh mông, không biết đi về đâu, khó tìm được nơi hạnh phúc. Người con gái trên đã trở thành biểu tượng cho tất cả phụ nữ dưới thời phong kiến. Em thấy xã hội phong kiến thật bất công đối với phụ nữ. Em thật thương cảm, xót xa cho thân phận, cuộc đời của họ.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Giọng thơ từ đây chuyển sang ngậm ngùi, cam chịu. Tác giả sử dụng một biện pháp tinh tế: đảo ngữ, nói lên cuộc đời người phụ nữ phải sống lệ thuộc, phụng dưỡng cho cha mẹ, chồng con đến hết cuộc đời. Trên cuộc đời này làm gì có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống tự chủ cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đạo lí như thế. Bây giờ, trước mắt em là hình ảnh người phụ nữ cúi đầu trước số mệnh. Cặp từ trái nghĩa “rắn-nát” như diễn tả thân phận trôi dạt giữa dòng đời, được hạnh phúc hay buồn khổ tùy thuộc vào “người làm bánh”. Em cảm thấy thật xót xa và đồng cảm với họ vì bị mất đi quyền làm chủ chính bản thân mình khi mang thân phận phụ nữ

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Giọng thơ tự hào, quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. Giữa sóng gió cuộc đời mà vẫn giữ “tấm lòng son” để tượng trưng cho phẩm chất sắc son, thủy chung, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ là lời khẳng định cái đẹp bên ngoài có thể phai nhưng vẻ đẹp tâm hồn luông còn mãi, nó còn biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương và cảm thương cho người phụ nữ thời phong kiến. Bài thơ thật quý giá và đáng trân trọng, điều này đã làm cho bài thơ có ý nghĩa và giá trị lâu bền đến ngày nay.

Ngày nay, người phụ nữ đã được đề cao và tôn vinh nhưng họ vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống. Đây là bài thơ hay mà sâu sắc, nó xứng đáng được lưu giữ mãi về sau


nguồn: Zing Blog
 
T

trieupy123

Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.

Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.

Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước.

Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:

Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ


Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:

Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.

Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.

Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.

Nguồn : Google
 
Last edited by a moderator:
T

trieupy123

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như



chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”



Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Nguồn: http://langsao.vn/
 
T

trieupy123

Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.

Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.


cam nghi ve banh troi nuoc ho xuon huong

Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

Nhưng điều đáng nói lại là chuyện khác, chuyện tấm lòng son. Nhân bánh trôi làm bằng đường thẻ màu nâu sẫm. Khi bánh chín lớp vỏ bằng bột nếp có màu trắng trong, nhìn thấy rõ màu của nhân. Ví nhân bánh như tấm lòng son thì cái ẩn ý mà tác giả muôn gửi gắm đã bộc lộ ra. Hồ Xuân Hương muốn khẳng định rằng dù có bị chà đạp, vùi dập, dù cuộc đời có ba chìm bảy nổi đến đâu chăng nữa thì người phụ nữ vẫn giữ nguyên vẹn phẩm giá cao quý của mình. Cách nói khiêm nhường mà chứa đựng một ý chí kiên định biết chừng nào. Đồng thời nó như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với cả xã hội phong kiến bạo tàn:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Bài thơ tứ tuyệt chỉ có 4 câu, 28 chữ mà hàm chứa bao ý nghĩa. Nữ sĩ Xuân Hương với cái nhìn nhân văn, với quan điểm tiến bộ và thái độ dũng cảm hiếm có đã phác họa thành công chân dung đẹp đẽ về người phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng tiến bộ của Xuân Hương đã được thể hiện qua nghệ thuật thơ sắc sảo, điêu luyện. Điều đó khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.
 
L

linhlovely2002

Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.



“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”



Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như
chiếc bánh trôi nước trong nồi.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non” .

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”



Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân

cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ



“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”



Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

Nguồn: http://langsao.vn/ (sưu tầm)
xác nhận giùm mink nha bạn
thanks
 
Last edited by a moderator:
H

huynhminhtuan6429@gmail.com

văn

Khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ. Khổ thơ gợi những suy tư từ tiếng gà trưa.Từ những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà đã đưa người cháu về thực tại, suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay:
" Cháu chiến đấu hôm nay
.....
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Từ âm thanh tiếng gà trưa , người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị. Mục đích chiến đấu của người cháu là vì tình yêu Tổ quốc ,vì xóm lang, vì bà và vì cả tiếng gà. Điệp ngữ " vì" lặp lại 4 lần trong 6 câu thơ có tác dụng khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả mà cũng hết sức bình thường.Người cháu đi chiến đấu với bao gian lao vất vả nhưng người cháu vẫn thấy hạnh phúc bởi làm được việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước xóm làng - nơi có bà,có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính cái nhỏ nhất ấy làm cho người đọc vô cùng xúc động tạo thành dư âm cho người đọc.
Nguyễn Gia Khánh
 
H

huynhminhtuan6429@gmail.com

Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
 
H

huynhminhtuan6429@gmail.com

Khổ thơ cuối là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ. Khổ thơ gợi những suy tư từ tiếng gà trưa.Từ những kỉ niệm tuổi thơ và hình ảnh người bà đã đưa người cháu về thực tại, suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay:
" Cháu chiến đấu hôm nay:cool::cool::cool::cool::cool::cool:
 
H

huynhminhtuan6429@gmail.com

Trường xưa, bến tháng ngày qua
thầy cô chèo lái cho ta nên người
Trường quê, cửa ngõ cuộc đời
về trường, xanh một khoảng trời mát xanh.:)>-=((
 
H

huynhminhtuan6429@gmail.com

Từ âm thanh tiếng gà trưa , người cháu suy tư về hạnh phúc bình thường mà giản dị. Mục đích chiến đấu của người cháu là vì tình yêu Tổ quốc ,vì xóm lang, vì bà và vì cả tiếng gà. Điệp ngữ " vì" lặp lại 4 lần trong 6 câu thơ có tác dụng khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả mà cũng hết sức bình thường.Người cháu đi chiến đấu với bao gian lao vất vả nhưng người cháu vẫn thấy hạnh phúc bởi làm được việc có ích cho đất nước đó là đi chiến đấu bảo vệ đất nước xóm làng - nơi có bà,có những kỉ niệm tuổi thơ, như vậy tình yêu quê hương đất nước bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất mà chính cái nhỏ nhất ấy làm cho người đọc vô cùng xúc động tạo thành dư âm cho người đọc.
 
Top Bottom