[Ngữ văn 7]giúp minh nhanh nha mình cần gấp 19/ là học rui

T

thachthao_lion

LUYỆN TẬP
1. So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
Hải đường: loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đóa ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh. (Theo từ điển Bách khoa nông nghiệp)
b) Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đóa ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc ở sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm Đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.
Trả lời:
- Đoạn (b) là đoạn văn biểu cảm vì:
+ Tác giả tả hai cây hải đường. Từ hoa nghĩ đến lời chào hạnh phúc.
+ Tả sắc hoa rồi so sánh với những người đẹp vương giả.
+ Tả sức sống vươn lên của hoa.
+ Cảm xúc bâng khuâng của tác giả.
=> Từ tả đến cảm, từ vật đến tình. Biểu cảm vừa trực tiếp vừa gián tiếp (qua liên tưởng, hồi ức)  Kiểu văn bản tùy bút.
2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong 2 bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
Trả lời:
Cả hai bài thơ đều biểu cảm trực tiếp:Trực tiếp nêu ra tư tưởng, tình cảm không thông qua phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện.
Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
Có chiếc tựa mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơ trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đua bỡn, múa may với làn gió thoảng…
3,tự làm :)
Mình soạn văn mình hay soạn phần luyện tập:)
 
A

angel_03

1. Nhu cầu biểu cam của con người
câu 1 thể hiện sự đông cảm, thương xót với những người không có địa vị trong xã hôi phong kiến xưa.
câu 2 thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của con người và quê hương.
người ta thổ lộ tinh cảm để bày tỏ thai độ, đánh giá với thế giới xung quanh và tìm kiếm sự đồng cảm ở người đọc, người nghe.
Người ta làm văn biểu cảm khi có tình cảm, thái độ muốn bày tỏ.
Khi viết thư, người ta rất hay biểu cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
a, đoạn 1 thể hiện sự nhớ nhung của 1 học sinh với người bạn ở xa.
đoạn 2 thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của con người và quê hương.
Khac với kể & tả là có bộc lộ cảm xúc.
b, có
c, đoạn 1 là kể để biểu cảm.
đoạn 2 là tả để biêu cảm.
 
Top Bottom