[Ngữ Văn 7] Đọc hiểu: Sau phút chia li

V

vongoctram06

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể song thất lục bát ở chú thích hãy nhận dạng thể thơ của đoạn thơ dịch được trích về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong 1 khổ thơ.
2. Qua 4 câu khổ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào ? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việt sử dụng hình ảnh "tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ?
3. Qua 4 câu khổ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào ? Cách dùng phép đối con ngảnh (ngoảnh) lại - hãy trông sang trong hai câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương - Tiêu Dương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li?
4. Qua 4 câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ cùng, thấy trong hai câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng trong việc gợi tả nỗi tả nỗi sầu chia li?
5.*Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó.
6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của đoạn thơ.
 
A

angel97

1 Trong phần chú thích có đó bạn.
2. Bốn khổ thơ đầu:
_Chàng thì đi - thiếp thì về-->tương phản, đối nghĩa-->cảnh chia ly.
_Hình ảnh mây biếc núi xanh-->tăng thêm độ mênh mông của nỗi đau chia ly.
3. Bốn câu thơ thứ hai:
_Chàng còn ngảnh lại-thiếp hãy trông sang-->tương phản, đối nghĩa.
_Điệp từ, phép đảo:chốn Hàm Dương-bến Tiêu Tư,cây Hàm Dương-Tiêu Tương->càng tăng thêm nỗi sầu, nỗi nhớ nhung.
4. Bốn câu thơ cuối:
_Lòng chàng- ý thiếp-->tương phản, đối nghĩa.
_Điệp ngữ.
_Câu nghi vấn.
-->Nhấn mạnh tâm trạng sầu đau của người chinh phụ lên đến cực độ.
Còn câu 5 và câu 6 chắc phải nhờ đến các cao thủ thôi bạn à :D
 
N

nhungpro_196

6. Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu của đoạn thơ
Cảm xúc chủ đạo của bài thơ là: Nỗi buồn xót ca và thương nhớ, khát khao tình yêu của người phụ nữ có chồng đi xa, đồng thời phản ánh cuộc chiến tranh phi nghĩa.
 
C

congchua98

2)Bốn câu khổ hai
- Về hình thức :
+ Cách nói tương phản đối nghĩa :
Chàng còn ngảnh lại và thiếp hãy chông sang.
+ Sự điệp từ đảo vị trí 2 địa danh.
Chốn Hàm Dương - Bến Tiêu Tương.
và: Khói Tiêu Tương - Cây Hàm Dương.
+ Sự chuyển đổi trong cách nói cụ thể về địa danh.
Chốn -> Cây; Bến -> Khói.
- Về nội dung:
+ Miêu tả sự chia li ở mức độ cao hơn. Nếu ở trên là cách ngăn thì ở đây là mấy trùng.
+ Sự chia li ở đây chỉ là chia li về thể xác, về cuộc sống còn tâm hồn, tình cảm vẫn gắn bó thật thiết tha.
+ Do đó qua nỗi sầu chia li người ta thấy nghịch cảnh: Gắn bó mà không được gắn bó, gắn bó mà phải chia li.
5) Bạn đọc ghi nhớ ở sách giáo khoa ấy:)>-:D
 
V

vudt123

1. Nhận dạng thể thơ trong đoạn trích về số câu, số chữ và về cách hiệp vần trong mỗi khổ thơ?
Gợi ý: Kiểm tra số câu, số chữ trong các câu thơ. Riêng về cách hiệp vần, đoạn trích có ba khổ thơ, nhưng chỉ có khổ thơ sau là hiệp vần đúng theo chuẩn của thể thơ này (kiểm tra cách hiệp vần của các từ in đậm dưới đây):
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Các khổ thơ còn lại, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định.
2. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.
3. Trong khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép đối ngữ (chàng - thiếp, ngoảnh lại - trông sang), đảo địa danh (bến Tiêu Tương - cách Hàm Dương, cây Hàm Dương - cách Tiêu Tương), điệp từ,... để diễn tả nỗi sầu quay quắt của nhân vật trữ tình. Đoạn thơ nói lên một nghịch cảnh: cuộc sống cách xa nhưng tâm hồn thì không xa cách. Thế nhưng, muốn gần gũi mà không thể nào gần gũi được, muốn gắn bó mà phải chia li.
4. Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp".
5.* Các kiểu điệp ngữ đã được sử dụng trong các khổ thơ và tác dụng của chúng:
Gợi ý:
- Chú ý tìm các điệp ngữ:
+ Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” (được kết hợp ngược chiều trong câu “chàng thì đi…thiếp thì về” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”).
+ Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt.
- Tập trung phân tích hai các tác dụng sau:
+ Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
+ Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách.
6. Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp điệp ngữ rất tài tình, kết hợp với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã gửi và đoạn thơ cả một nỗi sầu da diết của người chinh phụ trong phút chia li. Nỗi sầu ấy vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện cái khát khao hạnh phúc của người phụ nữ xưa.
 
Top Bottom