ngữ văn 6

C

coganglatatca

Chuyen di tham co do HoaLu - Ninh Binh vua qua da de lai trong em nhung an tuong sau sac. Em nho mai cam xuc phan khoi, hang say va ngac nhien thich thu trong chuyen di ay.
Vao mot buoi sang cuoi xuan, dau ha, khi bau troi con mo ao trong man dem, doan xe tham quan cua truong em da bat dau chuyen banh. Nhung chec xe da day ap tieng cuoi luot nhe qua cay cau bac ngang dong song DAy hien hoa roi tiep tuc bon bon tren quoc lo 1. Xa xa, sau lan suong, day Non Nuoc hien len mo ao. Chung em deu cam thay hoi hop vi tuy nghe tieng da lau nhung chua ai duoc dat chan toi manh day "co la dep loan" nay bao gio. Tieng cuoi noi xon xao trong xe tam lang xuong, nhuong cho nhung anh mat hao huc.
Hoa Lu day roi! Kinh do dau tien cua nuoc Dai Viet chinh la day. Toan bo khu di tich nam trong mot thung lung, xung quanh bao boc boi nhung day nui trung diep. Tao hoa da kheo sap dat cho noinay mot canh quan hung vi, tren la nui, duoi la song, dep nhu mot buc tranh son thuy.
Den Hoa Lu hom nay, chung em khong con duoc nhin thay nhung cun gdien nguy nga, nhung thanh cao hao sau... nhung moi tac dat, moi ngon nui noi day deunghi dam dau an ve vang cua mot thoi ki lich su oai hung. Nao la nui Cot Co cao hon 200met, giong nhu mot chan de khong lo de vua Dinh dung co khoi nghia. ....

* Chú ý gõ tiếng Việt có dấu.
 
Last edited by a moderator:
G

giacatluong0

Khi binh minh mới rạng thì cũng là lúc màn đêm đi qua, để lại cho cảnh vật một vẻ yên tĩnh lạ lùng

Ánh sáng mới chỉ mập mờ, huyền ảo. Trên cành cây, trong vòm lá, những giọt sương sớm đọng lại, long lanh chẳng khác gì những hạt ngọc tria trong suốt, đẹp đến lạ lùng. Ngoài đường, chốc chốc lại có vài chiếc xe phóng vèo qua, bụi bay tứ tung. Thi thoảng, lại có những làn gió nhẹ thổi qua làm vô vàn chiếc lá lung lay khiến chúng đan vào nhau, phát ra hàng ngàn thứ âm thanh kì lạ, nghe vui cả hai tai. Ông em đã dạy từ khi nào mà em không biết. Ông tập thể dục trong làn không khí mát mẻ, bầu trời cao và rộng mênh mông.Ngoài vườn, vài chú chim hót líu lo, hay như một ca sĩ chuyên nghiệp. Bây giờ, những tia nắng nhảy nhót trên cành cây, áng sáng đã lan tỏa khýăp nơi, trong mọi ngõ ngách, trên lòng đường. xe cộ đi lại như mắc cửi trên phố phường.

Một ngày mới đã bắt đầu, tiếng chim hót như một báo hiệu một ngày vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc
 
G

giacatluong0

ếng Việt phổ thông, nghiêm cấm dùng các ngôn từ trái với thuần phong mỹ tục.
Nghiêm cấm thảo luận, tuyên truyền về chính trị, tôn giáo; nói xấu lãnh đạo, Đảng và Nhà nước, vi phạm pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
 
K

key_bimat

Nhớ thanks nha bạn.

"Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.



 
Top Bottom