Ngữ văn 6

T

tayhd20022001


Bạn ơi đề bài thế này mà :
" 1.trong khổ thơ sau chỉ ra hình ảnh đẹp và giải thích tại sao :


Dòng sông mới điệu làm sao
...cái nền màu áo hây hây dáng vàng . "
 
T

tayhd20022001


1.trong khổ thơ sau chỉ ra hình ảnh đẹp và giải thích tại sao :


Dòng sông mới điệu làm sao
...cái nền màu áo hây hây dáng vàng . "
Bài làm
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, tác giả bài thơ “Dòng sông mặc áo” (SGK lớp 6 cũ – lớp 4 mới) “Quê cát”(SGK lớp 5 cũ) và 2 bài văn khác trong SGK… được bạn gọi là “người đa tài”. “Cầm kỳ thi họa” ông đều thể hiện được tài năng vốn có của mình. Nhưng có lẽ tài năng của ông được mọi người biết đến sớm nhất là tài làm thơ. Bằng chứng là ngay từ năm 14 tuổi ông đã làm được thơ, và hơn thế nữa, đó lại là thơ tình, một thể loại thơ với người khác thường là “chưa đủ tuổi” biết đến chứ đừng nói gì làm được thơ tình hay như ông...
Làm thơ tình vì “nhiễm bệnh” thi sĩ từ Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói về ngày sinh tháng đẻ của mình bằng thơ thế này:
Vẽ tôi con Lợn cầm tinh
Con Gà cầm tháng con Tình cầm tay
Nói rõ ra thì ông sinh ngày 25/8/1947, tại Diễn Châu, Nghệ An nơi có đền Công thờ Thục An Dương Vương, đèo Mụ Dạ, Lèn Hai Vai và con sông Bùng được ví “như dòng nước mắt của bà tướng khóc chồng tuôn trào ra biển”. Cụ thân sinh ra nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là một ông đồ vừa giỏi Hán học và tinh tường tiếng Pháp. Ông có thể đọc nguyên bản tác phẩm "Những người khốn khổ" của Víchto Huygô bằng tiếng Pháp, từng bắt nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo học chữ Hán nhưng học bao nhiêu, tác giả của “Đồng dao cho người lớn” này cũng “giả lại” cho thầy bấy nhiêu vì không nhớ nổi. Ông chỉ thích làm thơ, và quả đã làm được thơ ngay khi mới chỉ 14 tuôi. Thậm chí, đáng ngạc nhiên hơn là ngay bài thơ đầu tay có tên “Không đề” đã là một bài thơ... tình. Một thể loại mà với người khác chắc “chưa đủ tuổi” để nghĩ, viết ra những câu rất tình và đẹp như thế này:
Tôi nằm nhoài giữa ánh trăng
Lưng tôi thảm cỏ rối hăng hương nồng
Bạn ơi, trăng hóa dòng sông
Tôi con thuyền nhỏ bơi trong nỗi niềm

Bây giờ tôi dịu tôi hiền
Biết đâu tôi dại tôi điên bao giờ
Mai sau tôi chết trong thơ
Hay là thơ chết bên bờ hồn tôi?...

Trăng trên ngọn liễu trăng ngồi
Tôi trên ngọn liễu tôi rơi bây giờ!...

Bạn ơi, trăng quá ngây thơ
Còn tôi cằn cỗi già nua thế này
Bao giờ tôi hóa làn mây
Hẳn tôi muôn thuở sum vầy cùng trăng!...

1961

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thú nhận: “Ngày đó tôi mê thơ Hàn Mặc Tử lắm. Thậm chí cho đến giờ tôi vẫn mê thơ ông. Tôi “nhiễm bệnh” thi sĩ chính từ Hàn Mặc Tử nên thơ tôi làm hay dính dáng đến sông hoặc trăng. Thuở ấy, vào một ngày đẹp trời, tôi đọc được cuốn sách của Trần Thanh Mại viết về Hàn Mặc Tử. Nhiều bài thơ của ông khiến tôi ngây ngất, nhiều câu thơ của ông khiến tôi nhập tâm. Khi tôi làm xong bài “Không đề” cha tôi là độc giả đầu tiên được đọc. Ông nói với tôi: “Con chép thơ của ai vậy?. Thơ Hàn Mặc Tử phải không?” Tôi thưa “không phải” mà nhận là của mình thì ông cụ lại khuyên: “Nếu viết được như thế này thì khá. Nhưng lúc này người ta không ưa loại thơ này đâu”. Nhiều tòa soạn khi tôi gửi bài thơ đến “cũng không dám đăng” chỉ vì không tin một thằng bé mới 14 tuổi đã làm được một bài thơ tình hay đến thế. Mãi đến năm 1987, tức là 26 năm sau từ khi bài thơ “Không đề” ra đời, tôi mới đưa in lần đầu trong tập “Gửi người không quen”... của tôi”.
“Dòng sông mặc áo” ra đời nhờ liên hệ với tuổi thơ khi ngắm nhìn những dòng sông
Năm 1972, 11 năm sau khi viết bài thơ tình đầu tay, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo lúc đó đã vào lính và đóng quân ở Hà Tĩnh. Nhà thơ bồi hồi nhớ lại: “Ngày đó tôi còn trẻ lắm. Tuổi trẻ luôn đồng nghĩa với lãng mạn và rất nhiều tưởng tượng. Mà lãng mạn và tưởng tượng thì luôn làm cho người ta trẻ ra. Hồi xưa, làm thơ thấy bom đạn chết chóc thì đau đớn vô cùng, thấy những gì đẹp đẽ thì rung động thích thú cũng không kém. Thời đó, đơn vị tôi hoạt động ở vùng Hương Sơn, Hương Khê, Hà Tĩnh. Ở nơi đó tôi thấy những con sông rất đẹp, mà đẹp nhất là sông Ngàn Phố. Địa bàn ở đó đất đai thì trù phú, nhất là vùng quê ngoại Hải Thượng Lãn Ông, cây cối thyền đò đẹp như một bức tranh thủy mặc. Mùa hè nước sông trong văn vắt, nhìn thấu xuống đáy thấy cả cát và đặc biệt là những viên sỏi hồng như những nốt ruồi son. Mỗi khi đi qua đó tôi luôn thấy bị ám ảnh với mùi hoa bưởi trắng và hương rất thơm của nó. Tôi đã nhìn dòng sông ở nhiều thời điểm, thời gian khác nhau. Lúc thì nhìn dòng sông ban ngày, lúc ngắm dòng sông ban đêm, những khi bình minh hay hoàng hôn chạng vạng. Vào những thời điểm như thế những màu sắc dòng sông luôn thay đổi, thấy dòng sông cũng như đang “thay áo mới”. Nó giống như những đứa trẻ vậy, thay cái gì nó không thích chứ được thay áo mới thì trẻ con rất thích. Người ta tặng người già một hộp sữa nhưng tặng trẻ con một chiếc áo hoa thì khỏi phải nói, còn gì bằng khi được vận vào mình một chiếc áo mới phải không? Chính vì “dòng sông thay áo” theo thời gian khiến tôi nhớ về tuổi nhỏ luôn thích sự thay đổi, những điều bất ngờ từ người lớn và thế giới xung quanh mang lại. Bằng con mắt của một người biết làm thơ, tôi cho thế, từ nhìn đến liên hệ và cuối cùng là tưởng tượng, dòng sông đó chuyển màu theo thời gian, sáng, trưa, chiều, tối và đến sáng hôm sau… cũng như sự lớn lên theo thời gian của những đứa trẻ. Thế là cái tứ thơ “Dòng sông mặc áo” hiện lên, và tôi đã “ghi lại” những liên hệ và tưởng tượng đó của mình.”
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi, lặng yên đôi bờ.

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ, áo hoa?
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi trắng nở nhoà áo ai...

Hà Tĩnh, 1972

Nhiều giáo viên đã ra đề thi xoay quanh bài thơ

Sau khi ra đời “Dòng sông mặc áo” đăng lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam ngay trong năm 1972 cùng một số bài cho thiếu nhi khác. Tuy nhiên, việc tác phẩm này được đưa vào SGK giảng dạy trong nhà trường thì nhà thơ Nguyễn trọng Tạo không hề biết chính xác là năm nào. Chỉ biết sau khi ra đời được được “8 tuổi” (1972 - 1980) “Dòng sông mặc áo” nhà thơ mới biết bài thơ được tuyển đưa vào SGK Tiếng Việt lớp 6 nhờ một số học trò “học phải” khoe lại. Ông nói: “Không biết là ‘Dòng sông mặc áo’ được đưa vào SGK năm nào. Tôi chỉ biết khi một em học trò nói lại là cháu vừa được học bài thơ của chú, rồi một vài thầy cô giáo quen biết bảo được giảng “Dòng sông mặc áo” thì tôi mới hay chứ khi nó được tuyển, tôi hoàn toàn không thấy ai xin phép gì cả. Đến bây giờ “Dòng sông mặc áo” vẫn được giữ lại trong SGK Tiếng Việt lớp 4. Đầu năm nay, tôi có nhận được thư cám ơn của Nhà xuất bản Giáo Dục cùng 100 ngàn đồng, chắc là nhuận bút cho mấy bài được đưa vào SGK. Tôi cảm động lắm. Lần đầu tiên đấy, còn trước đây thì không, trong khi hàng năm SGK xuất bản đến hàng triệu bản?!
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tiết lộ thêm: “Bài thơ “Dòng sông mặc áo” nhiều người bảo dạy cho học sinh thời nào cũng được, học sinh thời nào cũng thích vì nó là một cái quan sát rất hồn nhiên, độc đáo ở chỗ là nhân cách hóa dòng sông như một con người, biết mặc (thay) áo mới. Chỉ tiếc là khi đưa vào SGK câu: “Đêm thêu trước ngực vâng trăng” bị sửa thành: “Rèm thêu trước ngực vầng trăng”. Chữ “rèm” không làm “sập” toàn bộ bài thơ nhưng nó đã làm lệch đi tính biểu tượng và liên hệ trong toàn bộ hệ thống thời gian của bài thơ. Như tôi đã nói, tôi ngắm nhìn con sông trong những khoảng thời gian khác nhau. Sáng, trưa, chiều, tối, lúc hoàng hôn và cả khi bình minh ló rạng. Việc sửa chữ “đêm” thành chữ “rèm” chắc không phải là do người biên tập cố ý mà chắc là do người đánh máy đánh sai hoặc photocoppy nhiều lần quá nên nhìn chữ “đêm” hóa ra chữ “dèm”. Nếu mà chữ “dèm” viết thế thì sai chính tả nên phải sửa thành “rèm” cho đúng. Nhưng suy đoán sai của họ đã làm hỏng một phần trong tổng thể cấu tứ bài thơ. Vậy mà người ta cứ để bấy nhiêu năm, giảng cho học trò nghe bấy nhiêu năm và tái bản cả bấy nhiêu năm mà không hề hỏi lại ý kiến tôi là đúng hay sai mặc dù tôi ở ngay Hà Nội, gần với NXBGD.
Sau này nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết một bài ký “Mùa xuân thay áo ở trên cây” (1995) cũng bắt nguồn từ ý tưởng “Dòng sông mặc áo”. Đọc thích lắm, bởi ‘thay áo’ chứ không phải là ‘thay lá’. Thay lá thì bình thường thôi, không có gì là ấn tượng cả.
Đã có rất nhiều giáo viên dạy văn ‘khoe’ với tôi về việc ra đề thi xoay quanh bài ‘Dòng sông mặc áo’. Tôi nhớ, cô Võ Thị Quỳnh, giáo viên chuyên văn ở Huế gặp tôi có nói rằng rất thích bài thơ “Dòng sông mặc áo”, và nhiều lần cô đưa bài này làm đề thi cho các em học sinh chuyên văn lớp 12 trường cô và hầu như các em đều viết rất hay về bài thơ này vì chính các em cũng rất thích. Tôi rất vui vì bài thơ của mình đã có ấn tượng với không chỉ bạn đọc nói chung mà còn ấn tượng với các thầy cô giảng văn trong nhà trường và các em học sinh. Đó cũng được xem như là một thành công của người làm thơ như tôi vậy!”
Nguồn - https://www.google.com.vn/url?sa=t&...qDMNzihTBcdzoUpx5QuzzSg&bvm=bv.49784469,d.cGE
 
M

minhvunguyetanh97@gmail.com

Đáp án

Các bạn ơi đăng nhầm box rồi
đây làm box sinh học chứ đâu phải là box ngữ văn đâu mờ
 
Top Bottom