[Ngữ văn 6] Tập làm văn số 7

  • Thread starter nhidragonhappy
  • Ngày gửi
  • Replies 12
  • Views 40,432

N

nhidragonhappy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình làm một trong các đề sau đây nha
Đề
1) Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em.
2) Từ bài văn Lao xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
3) Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tượng của mình.
4) Hãy tả một nhân vật có hành động và ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát, đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại
 
S

sj_oppa

1/

Một ngày mới bắt đầu với tiếng gà gáy nhộn nhịp- dấu hiêu cho sự khởi nguồn. Tôi vùng giậy ra sân tập thể dục và bắt gặp đoàn người gánh gồng háng hóa qua đường. Tôi chợt nhận ra hôm nay là ngày họp chợ- nơi nằm giữa trung tâm thị trấn Lộc Bình. Tôi bất giác liên tưởng đến bầu không khí vui tươi đang diễn ra. Sự sần uất không thể thiếu trong mỗi phiên chợ. Một thoáng bồi hồi tôi nhận ra: Chợ quê tôi sao mà đẹp quá.
Quả thật nếu ai có dịp đến với LB thì như có phép màu làm họ không muốn rời khỏi nơi đây bởi chợ nằm bên con sông Kì Cùng đã tạo cho khu chợ cảm giác vui tươi qua từng nhịp chảy của nó. Chợ thường họp năm ngày một lần từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà. Tờ mờ sáng những người nông dân đã cần cù man hàng hóa ra chợ bán, họ mong tìm được chỗ ngôi tốt và bán được nhiều hàng. Khỏang 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Nào người lái buôn, người bán hàng, người mua, tất cả đang đổ dồn về phía trung tâm thị trấn. Ở ngay đầu chợ cũng có thể cảm thấy được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong. Hương gạo nếp, mùi bánh phở nghi ngút bốc ra như mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Quả thật phở Lộc Bình vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Mặt trời nhô cao dần rồi nhú lên cho kì hết, chiếu rọi những ánh nắng chói trang, rùng rực xuống nhưng vẫn khôg ngăn cản đc dòng người ở phía giưới. Đối với trẻ thơ đi chợ cùng cha mẹ như một thú vui, các em được bố mẹ mặc cho những bộ quần áo đẹp, nhiều màu sắc sinh động để cùng hòa mình vào dòng người tấp nập. Tiếng chò truyện hòa vang cùng tiếg rao làm vang động khắp khu chợ. Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những hạt gạo thơm ngon nhất về cho gia đình. Các em bé tập chung tại hàng bánh kẹo, lự chon cho mình những loại kẹo ngon nhất. Hàng điện dân dụng không ngớt khách. Hàng hoa quả là nơi tôi thích nhất. Khi nhìn những quả mận còn nguyên phấn trắng,xương còn đọng trên những chiếc lá là tôi lại cảm nhận được nỗi thức khuya dậy sớm của người nông dân để có thành quả là những trái mận to tròn, mọng nước như vậy. Nhữg quả táo đỏ hồng, những quả cam sành trĩu nặng đc người lái buôn mang về đây dể phục vụ cho người dân. Phía dưới nữa là những cửa hàng bán đồ dùng học tập như: bút, thước, màu… Nhữg quán chè là nơi dừng chân lí tưởng để giảm bớt sự nóng bức của mùa hè. Hàng quần áo phục vụ cho cả người già, người trung niên và người trẻ đủ màu sắc xanh đỏ, tím vàng .. rất ưa nhìn. Chợ càng đông hơn khi xuống đến nơi mua bán gia xúc, gia cầm, những chú lợn con hồng hào đang kêu éc éc như đang nhớ mẹ. Những “bé” gà, “bé” vịt lông ánh vàng trông đáng yêu làm sao. Hàng thịt còn tươi roi rói, màu hồng đào.Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất rồi như cất lên trời cùng thưởng thức. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.
Ai cũng có một miền quê sinh ra do đó ai cũng có hìh ảnh của phiên chợ quê trog lòng. Ai cũng có tuổi ấu thơ từng mong bà, mẹ, chị về để có quà, có khi chỉ là một cái kẹo, củ khoai có khi còn ngon hơn cả đặc sản đắt tiền. Tôi sẽ ko thể quên đc khu chợ quê- nơi tôi sinh ra. Nó đã để lại nhữg ấn tượng không bao giờ phai trong tâm trí tôi.
 
R

rancanheo

Ông tiên


Trong truyện cổ tích dân gian Việt Nam thường hay có sự xuất hiện của những nhân vật được gọi là ông Tiên (Phật, Bụt). Đó là những nhân vật đại diện cho công bằng trong xã hội. Ông Tiên thường là những vị thần đem lại hạnh phúc cho người nghèo khó, tốt bụng và trừng phạt những kẻ độc ác, xấu xa.
Theo trí tưởng tượng của em, Tiên ông là một ông lão quắc thước, râu tóc bạc phơ, trán cao, da đỏ hồng hào, mắt sáng, miệng tươi, dáng điệu khoan thai. Trang phục ông mặc thường mang màu trắng. Chiếc áo tay dài, đôi hài... tất cả đều trắng tinh một màu. Ông thường cầm trên tay một chiếc gậy đầu rồng hoặc đơn giản chỉ là thanh trúc vàng óng ả. Bao quanh người ông là một làn khói mỏng mờ ảo và những làn ánh sáng lấp lánh. Ông còn sở hữu một giọng nói trầm ấm khác thường, giọng nói đó đã an ủi biết bao con người khốn khổ trong bước đường cùng.
Mỗi khi ông Tiên hiện ra là một người tốt được giúp đỡ. Khi thì ông giúp cô Tấm có được quần áo đẹp để đi dự dạ hội, khi lại giúp anh Khoai kiếm được cây tre trăm đốt theo lời phú ông… Tiên ông chính là nơi bám víu cuối cùng của những con người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đau đớn trước số phận của mình, họ thường viện vào thần tiên để thể hiện ước mơ và khát khao hạnh phúc.
Tiên ông không chỉ là nhân vật cứu giúp người nghèo mà còn là nhân vật đại diện cho lẽ công bằng, cho quan niệm: “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Trước những kẻ xấu xa, mưu mô và thủ đoạn ông thường thẳng tay trừng trị:
“Tưởng rằng hóa đẹp như tiên
Ngờ đâu bỗng nổi ngứa điên, gãi hoài.
Khắp mình lông lá mọc dài
Thành tiên chẳng thấy, hóa loài đông sơn…”
Còn đối với những người hiền lành, tốt bụng thì lại được đền đáp xứng đáng. Có thể là trở nên xinh đẹp, giàu có hay đạt được những ước muốn của mình.
“Ta là Phật Tổ Như Lai,
Trời sai xuống thử lòng người trần gian, Ai hiền ta sẽ ban ơn,
Cho người tích đức tu nhơn nức lòng”.
Để thử lòng người trần gian, ông Tiên thường biến thành những hình dạng khác nhau. Có khi là trong hình dáng một ông lão ăn mày rách rưới, xác xơ; người cùng đường lỡ bước hay người mẹ bồng con đang trong cơn hoạn nạn bơ vơ xin nương nhờ:

“Một ông cụ già tuổi tác,
Râu rườm rà, tóc bạc phất phơ
Nói rằng: nhỡ bước sa cơ,
Xin ăn một bữa, ngủ nhờ một đêm…”
(Bà Túng)

“Hóa ra người mẹ tay bồng con thơ.
Gặp cơn hoạn nạn bơ vơ,
Đến xin làm giúp ăn nhờ nương thân”
(Người hóa khỉ)

Ông Tiên trong truyện cổ tích Việt Nam luôn luôn đại diện cho lẽ phải, cho những con người yếu đuối trong xã hội. Chính bởi vậy mà hàng ngàn năm nay trẻ em vẫn mong ước một lần được gặp ông Tiên, được ông Tiên ban cho phép màu. Và em cũng rất mong như thế.
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

Ông tiên

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu tich nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt.

Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra . Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn , luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài , nếp da đã nhăn nheo , cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh , mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi , cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông . Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.

Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
R

rancanheo

Người khác thường

Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sác .Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.

Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non ớt đương đầu với sóng gió cuả cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược , đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu, Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà.Đã vậy. Ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cạu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giẫn dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí. Nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp. Bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.”. Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày.Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình” Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé cuả mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế . Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước . Trời đã gần trưa. Mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vưà lúc ấy ,chị cuả Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “ Chào em, em là bạn cuả Minh à” .Em tươi cười gật đấu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo .Mẹ em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thường để đườc che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người

Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài , làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẻ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh
 
R

rancanheo

Khu vườn

Một buổi sáng chớm hè, khu vườn thật đẹp và thật sôi động bởi tiếng chim muông.
Nền trời xanh thăm thẳm, từng đám mây trắng nhởn nhơ cùng những cánh cò. Ông mặt trời tỉnh giấc, ban phát cho đất trời những tia nắng lung linh, óng ả. Vườn cây lay động, chuyển mình theo tiếng gọi của ngày mới. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa, hương thơm đậm, thấm trong từng mạch đất. Hoa giẻ từng chùm mảnh khảnh. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín, thoang thoảng trong gió sớm. Dọc theo bờ rào phía trước là hàng râm bụt, hoa đỏ tươi như những ngọn đèn đỏ thắp trong lùm cây xanh thẳm. Hoa bưởi thơm lừng lẫn quất trong vòm lá xanh non. Còn hoa nắng thì nở tràn trên khắp lối đi, sương mai hãy còn lấp lánh trên đầu ngọn lá. Đằng kia, dưới tán lá xum xuê của cây xoài, cây nhãn, chim tụ hội để bói quả chín, trò chuyện ríu rít. Chị bồ các kêu vang, chị sáo sậu hót thánh thót như mừng ngày mùa đang tới. Anh chào mào luyến hoắng, thoắt đậu, thoắt bay. Chú chim sâu nhảy nhót trong vòm lá xanh non, chú vừa dạo chơi lại vừa làm nhiệm vụ, thấy con sâu nào xuất hiện là chú tóm cổ ngay.
Trên cây dừa cao vút, một đàn chim ngói ghé qua rồi vội vã bay về hướng cánh đồng, có lẽ chúng đi nhặt thóc rụng ở những thửa ruộng vừa gặt hái. Cả đàn đều cần mẫn làm việc, tiết kiệm và khiêm tốn. Các chú không thích cướp giật như lũ diều hâu, quạ đen lười biếng. Chỉ có những dũng sĩ chèo bèo mới trị được bọn diều quạ hung ác này.
Khi ông mặt trời lên cao, ánh nắng tràn ngập trên cành cây kẽ lá, khu vườn lại càng thêm đẹp và rộn ràng tiếng chim ca. Những chú ông cần cù đi hút mật, giữ lại hương thơm, vị ngọt cho đời. Bướm vàng, bướm nâu chập chờn múa quạt. Các chị bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay ra vườn cải sau nhà. Làn gió nhẹ thoảng qua, những cánh hoa rập rờn trên phiến lá. Một mùi thơm phảng phất mơ hồ. Tất cả đều mang vui đến cho đất trời, cho khu vườn thêm tràn đầy sức sống, lao xao trong buổi sớm đẹp trời.
Đang đi giữa khu vườn, lòng tôi bỗng lâng lâng như đang đi giữa chợ hoa ngày Tết. Tôi cảm thấy tràn ngập một mùi hương hoa lá, thánh thót bên tai tiếng chim gọi gió về.
 
0

0872

Tờ mờ sáng,vài ánh dương hồng le lói đang cố giương mình len sâu vào lớp sương đêm dày đặc,vài bước chân người đi trên con đường đất làm phá tan bầu không khí tĩnh mịch bí ẩn của buổi đêm.Xa xa,lục tục vài bà hàng nước ngồi đun cái bếp lửa than để kịp nấu nước chè sớm.Mấy bà hàng cá đã ra ngồi bến từ nửa đêm để chờ mẻ cá mới cho được giá,trên phía mép đường đan,những hàng thịt với ê hề nào thịt heo,thịt bò,thịt gà,...đã được dọn từ rất sớm cho kịp tay mấy bà đi chợ sớm về kịp bữa cơm sáng...

Trời sáng dần,hương nếp từ chõ đồ sôi bay thoang thoảng từ đầu ngỏ chợ,như lôi kéo mấy bà buôn hàng cá,hàng thịt ra từ buổi sớm chưa có gì lót dạ.Chợ bắt đầu đông và náo nhiệt,từ các xóm dưới nào rau,nào củ,nào quả... các thứ hàng lagim nằm trong mẹt,thúng các bà buôn chuyến đi vào chợ.Cả khu chợ rộn lên,bắt đầu cuộc đầu tranh khẩu khí quyết liệt của người mua lẫn kẻ bán,có khi bớt 1 thêm 2 đồng bạc,cũng có mấy bà rộng tay vừa giá là lấy ngay không phải kì kèo,cũng có những người xem hàng chậc lưỡi rồi bỏ đi,để mặc sau lưng lời xầm xì chẳng rõ là mắng thầm hay nói nhãm của mấy bà buôn.Lũ trẻ nhỏ đi học sớm,được vài đồng bạc dắt nhau ùa vào chợ lựa mua các thứ quà bánh,cũng có đứa chỉ đưa mắt nhìn thèm thuồng và tán vài câu rồi bỏ đi...

Qua giữa buổi,chợ bắt đầu thong thả,người đi chợ sớm tản sang các ngã rời khỏi chợ,những hàng cá,hàng thịt,hàng rau vừa sáng còn tươi rói và nhảy tanh tách trong mẹt giờ đã hết sạch nhờ những đôi tay và đôi mắt lựa chọn kĩ tính của các bà nội trợ đảm đang.Trong chợ chỉ còn vài bà hàng ế phải ngồi lại cầu trời sao cho còn mấy bà nội trợ ngủ trể mà phải chịu tay lấy mấy bó rau,con cá hàng ế cho vừa buổi chợ.Các bà hàng nước gôm mấy hòn than cháy tàn cố nhen nhúm cho được ngọn lửa nhỏ giữ cho nước âm ấm chờ các thực khách sang buổi trưa nắng ghé hàng làm ngụm nước...

Trưa,mặt trời lên qua đỉnh đầu,nắng gắt,nóng bức và mùi ôi nồng làm cả khu chợ như đắm chìm trong bầu không khí đặc quánh,hàng họ đã dẹp dần từ giữa buổi.Chợ tan
 
C

chuatroi_2000

Trong kho tàng các câu chuyện dân gian việc nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Nhưng nhân vật mà em yêu tich nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong câu truyện: Cây Tre trăm đốt
Ngày xưa có một anh trai cày khoẻ mạnh, chăm chỉ. Vì nha nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nhàm hiệm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gã con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật, Hai năm sau, nhờ công cuả anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cưả, ruộng vườn, Hắn lại gọi anh lại và bảo:Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt. Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy. Biết bá hộ lưà mình, anh oà khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho nguời chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên Bổng lúc đó, một làn khói trắng toả ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra . Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chưá đầy những nếp nhăn hằng sâu đến lạ. phiá sau khoé mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn , luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giưã hai gò má đồi mồi đã nhan nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩ. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào. Nhưng điều khiến ông trông thật gần gủi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng trẻo một mầu. Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đở họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẻ lân, phụng. Tay ông dài dài , nếp da đã nhăn nheo , cằn cỗi lại lấm tấm đồi mồi, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xoá như mái tóc cuả mình.Chân ông cao cao, khiến ông đã già nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách cuả khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: Tại sao con khóc.Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ông bảo anh trai cày đem một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần cuả minh , mỗt làn gió mạnh bắt đầu thổi , cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Thế rồi một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông . Ông hô: Khắc nhập. Khắc nhập. Tiếng la thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một Cây tre trăn đốt. Một lần nưã, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hoá phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.Ông cũng không quên căn dặn anh phãi nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lể thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gã con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu truyện này và nhiều câu truyện khác nưã. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đở những người nghèo khó trườc sự tàn bạo cuả bọn phú hộ. Hình ảnh ông đã gắn liền với các câu truyện Việt Nam. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hoá dân tộc.
 
L

le_van_huynh

2.Từ bài văn Lao Xao của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
Cứ mỗi độ Tết đến là tôi lại có dịp về quê chơi với ông bà. Và điều khiến tôi thấy thích thú nhất chính là được lên ngắm nhìn khu vườn của ông bà vào buổi sớm mùa xuân.

Đó thật sự là một thiên đường Vừa bước chân lên, một bầu không khí trong lành, dễ chịu cùng một cơn gió man mát thổi vuốt nhẹ qua gương mặt tôi. Ông mặt trời vừa thức giấc, từ từ rời khỏi tấm chăn bông mềm mại, nhẹ nhàng rắc những tia nắng vàng tinh nghịch xuống mặt đất. Những tia nắng nhảy nhót trên lá cây, lúc ẩn, lúc hiện như đang chơi trốn tìm. Những tia nắng khiến cho vài giọt sương còn đọng lại từ đêm qua ánh lên như những viên ngọc trai quý hiếm. Thật tuyệt làm sao!

Những nhắc đến vườn nhà ông bà tôi thì không thể thiếu những loài cây ăn quả đủ loại. Cây nào cũng sum xuê với tán lá xanh rờn, sai trĩu quả. Cây bưởi cành to, dài, uốn lượn. Quả bười tròn, nặng trĩu. Mấy cây cam sành thì mới thật thích mắt. Xen giữa màu xanh sẫm của những chiếc lá, màu vàng của quả cam nổi bật hẳn lên. Quả nào cũng to, tròn, mọng nước. Nhìn chúng như những mặt trời tí hon của cả khu vườn vậy. Rồi còn cả những cây nhãn nữa. cho dù cành của chúng có khẳng khiu nhưng vẫn bừng lên một sức sống mãnh liệt. Từng chùm quả cứ cố vít cành cây xuống thấp. Tôi có thể ngắm mãi những loài cây ở đây không biết chán.

Đang mải mê ngắm những loài cây thì một hương thơm thoang thoảng-sự hòa quyện tinh tế của biết bao loài hoa trong khu vườn- thoảng qua mũi tôi. Những cây hoa trên vườn nhà ông bà đpẹ như những nàng tiên vậy. Những nàng hoa hồng kiêu sa, yểu điệu với bộ váy nhung màu hồng thắm mềm mại, lộng lẫy. Những cô hoa huệ cũng tuyệt vời chẳng kém trong bộ váy trắng thướt tha. Rồi cả những chị cúc xinh xắn với bộ cánh vàng rực rỡ. Những loài hoa nơi đây đùa giỡn với gió xuân, đung đưa hẹ nhàng trong những bộ cánh đẹp. Bông hoa nào đối với tôi cũng đẹp, cũng thơm, cũng đáng quý và đáng được trân trọng như nhau. Và có lẽ nhưng chú ong, chú bướm cũng nghĩ như vậy! Những cánh bướm rập rờn đủ màu sắc nhè nhẹ bay trong khu vườn, đậu lên những đóa hoa để hút mật. Một vài chú ong nóng nảy ra tranh chỗ của chú bướm nhưng chúng không hề giận dỗi, lần lượt bay đi, ghé thăm những bông hoa khác. Rồi còn có cả những chú chim sâu bé tí tẹo nhưng được việc lắm nhé! Chúng thoăn thoắt chuyền từ cành này sang cành khác, gõ cái mỏ bé xíu nhưng rất dài của mình vào thân cây, bắt đi những con sâu gây hại. Rồi những chú sẻ nâu hoạt bát, bay lên trên cành cây rồi lại vụt lao xuống đất, đáp gọn ghẽ phía dưới như một nghệ sĩ xiếc tài ba của thiên nhiên. Chúng kêu lên lích chích làm cả khu vườn rộn ràng hẳn lên. Dưới mấy gốc cây, em tôi cùng các em họ đã thức dậy và đang ngồi trò chuyện, chơi đùa vui vẻ. Chúng bày bao nhiêu trò chơi hay như ô ăn quan, đánh chắt, chơi chuyền,.... Tiếng cười của chúng, tiếng chim kêu hòa với tiếng gió rì rào giữa những kẽ lá tạo nên một bản âm hương vui tươi, diệu kì của thiên nhiên. Ông bà tôi cũng đã lên để tưới nước, bón phân, tỉa cành cho hoa,lá. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo ông bà. Nhưng ông bà tôi không bao giờ mệt. Và ông bà thường nói: "Được làm việc trong bầu không khí trong lành cùng khung cảnh thơ mộng thế này thì không có gì tuyệt bằng." Và nếu bạn được lên đó chơi thì bạn mới thật sự cảm nhận được cảm giác của ông bà thật tới cỡ nào.

Mặt trời đã lên cao. Bầu không khí đã có chút nóng nực. Ông bà cũng đã gọi tôi xuống để ăn trưa. Hết hôm nay là tôi phải về nhà. Tôi mong thời gian qua nhanh để đến mùa xuân năm sau, tôi lại có dịp được về thăm ông bà, được lên ngắm vườn nhà ông bà vào mỗi buổi sáng sớm mùa xuân.
 
M

mylove2003

Nguyễn Ngọc Ký thế kỷ XXI

Mỗi lần theo mẹ ra chợ mua hàng, là em lại có dịp quan sát một cậu bé có hình dạng và hoạt động rất kì lạ. Khiến cho em có một ấn tượng rất sâu sác .Chắc các bạn và các thầy cô cũng thắc mắc, người bạn nhỏ ấy có đặc điểm gì khiền em phải chú ý như vậy. Sau đây, em xin tả lại cho cô và các bạn cùng nghe.

Cậu bé tên là Minh, nhà Minh nghèo lắm. Có lần em nghe các bác trong chợ kể rằng ba má cậu mất sớm, để lại hai chị em Minh non ớt đương đầu với sóng gió cuả cuộc đời. Do nhà nghèo, nên chị Minh phải đi làm thuê làm mướn suốt ngày, còn Minh thì phải đi bán rong trong chợ các đồ linh tinh như bàn chải, lược , đồ móc chìa khoá để nuôi sống bản thân. Tóc cậu rậm rạp, Có lẻ vì nhà nghèo nên cậu không thể đi cắt tóc được. Cậu có khuôn mặt hình chữ điền dính đầy bụi bẩn vì cậu phải lăn lộn khắp nơi để kiếm ăn nhưng ẩn sau lớp bụi bẩn đấy, em tin chắc là một tấm lòng nhân hậu, Cậu có chiếc mũi dọc dừa trông chẳng hợp với khuôn mặt cuả mình tí nào. Ẩn sau đôi môi tái nhợt vì bệnh tật là hàm răng khểnh và trắng ngà.Đã vậy. Ông trời còn nỡ để Minh mang một dị tật khủng khiếp. hai tay cậu bị bại liệt không giống như người bình thường khiến cạu cầm nắm rất khó khăn. Vì vậy mà chị Minh phải quàng sẵn đồ đạc lên người Minh để cậu có thể bán. Cũng chính vì điểm này mà tất cả lũ nhóc trong chợ đều gọi Minh với một cái tên trêu chọc là Minh cùi. Mỗi lần như vậy, Minh vưà khóc vừa giẫn dữ xua các bạn kia ra, nhưng vì bị tật nên chẳng những không xua được mà còn bị té lên té xuống khiến đám nhóc vô luơng tâm kia cười vỡ cả bụng. Em vội vả chạy đến đỡ Minh dậy. Thế là Minh kết thân với em vì em là người bạn duy nhất không trêu chọc Minh. Trong chỉ vài phút tiếp cận. Em đã phát hiện ra rằng: tuy xấu xí. Nhưng cậu vẫn mang trong mình cái hồn nhiên, trong sáng cuả tuổi thơ. Thỉnh thoảng, cậu chạy theo một chú bướm vàng với một bộ dạng rất vui vẻ, yêu đời. Cậu chăm chỉ thật. Từ khi chợ họp đến giờ, cậu vẫn cứ đứng ở trước cưả mời gọi mọi người mua hàng. Câu tuy nghèo nhưng cũng có lòng tự trọng rất cao. Có lần, một bác đi mua rau ngang qua, thấy cậu bé tội nghiệp. Bác cho cậu năm nghìn và nói : “Ta tặng cho cháu đấy, ta không lấy hàng gì đâu.”. Thế mà Minh không nhận, nằng nặc xin bác phải mua một món gì đó mới thôi. Minh nói với Bác nọ: “đói cho sạch, rách cho thơm bác ạ. Cháu không phải ăn mày.Cháu muốn sống bằng sức lao động của mình” Minh tuy nghèo nhưng rất ham học dù điều kiện gia đình không cho phép. Trong lúc đi bán, lâu lâu, Minh lại lấy cuốn sách cuả chị cậu cho ra đọc. Hỏi thăm mới được biết là tối nào, chị Minh cũng dạy Minh học chữ. Vì bị bại liệt hai tay nên cậu phải dùng hai ngón chân để cầm bút. Tuy vậy chữ cậu lại rất đẹp Thật là tài tình phải không các bạn. Minh còn có biệt tài vẽ chân dung bằng chân rất điêu luyện. Những người khách qua đường thỉnh thoảng lại tò mò muốn xem Minh vẽ, thể là cậu dùng hai ngòn chân nhỏ bé cuả mình kẹp lấy bút rồi ngả người ra sau chuẩn bị tư thế . Như một phép thuật kì diệu, những đường nét nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Khi bức tranh đã hoàn thành ai cũng tấm tắc khen đẹp. Nét đẹp ấy không những từ bức chân dung Minh vẽ mà còn là từ lòng quyết tâm, ý chí phấn đấu đi lên cuả Minh đấy. Tuy khó khăn, nhưng Minh không hề nản chí làm em rất nể phục. Cậu làm em nhớ đến hình ảnh thầy Nguyễn Ngọc Kí người đã dùng hai ngón chân tập viết, đã nổi tiếng trong cả nước . Trời đã gần trưa. Mẹ đã mua hàng xong và ra đón em. Vưà lúc ấy ,chị cuả Minh tất tả chạy bộ đến mang cơm cho Minh. Trông thấy em đang nói chuyện với Minh, chị nói: “ Chào em, em là bạn cuả Minh à” .Em tươi cười gật đấu. Chị quay sau đút cơm cho Minh ăn, thấy Minh phải cố gắng lắm mới ăn đươc từng muổng cơm và người chị thương em chốc chốc lại chảy nước mắt làm em rất cảm động. Nghe em kể về Minh, mẹ em sực nhớ về Bác Tư người làm trong một ngôi nhà tình thương của một tổ chức nhân đạo .Mẹ em chạy đến nói với chị cuả Minh. Hai chị em mừng đến phát khóc. Cuối cùng. Chị em Minh đã được đón về một mái ấm tình thường để đườc che chở, đùm bọc và dạy dỗ nên người

Nhìn hoàn cảnh của Minh, một cậu bé mồ côi, tật nguyền. Em cảm thấy mình rất may mắn được sống đầy đủ và êm ấm trong vòng tay thương yêu của cha mẹ và ông bà. Em quyết tâm học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành người tài , làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Em sẻ thành lập nhiều tổ chức từ thiện để góp phần xoa dịu các nỗi đau của những mảnh đời bất hạnh như chị em Minh: Khi (87)::
 
T

toiyeu71

Đề 1:
Phiên chợ quê khác hẳn với sự ồn áo náo nhiệt của phiên chợ ở thành phố, và hôm nay tôi được về quê để được tận hưởng cái không khí thanh bình ấy. Vừa vùng ra khỏi chăn, tôi thấy mọi người trong làng đang rủ nhau đi chợ, người đi bộ, người chở hàng hóa, cảnh phiện chợ hiện lên trong mắt tôi sao mà thân thương gần gũi.

Chợ quê tôi nằm ngay đầu làng, bên cạnh dòng sông Hồng với những dòng nước trong xanh. Ngày nào chợ cũng họp từ sớm tinh mơ khi gà chưa gáy đến khi bóng mặt trời đã xế tà, nhưng phiên chợ chính thì chỉ có vào những ngày mồng 6,10,16 20, 26, 30 hàng tháng. Vào phiên chợ chính, hàng hóa được bày bán ở đây rất đa dạng và phong phú. Từ tinh mơ, những người bán hàng đã mang hàng ra chợ bày biện hàng hóa, ai cũng mong tìm được chỗ ngồi tốt và bán được nhiều hàng. Trời sáng rõ hơn, những người đến mua đã bắt đầu đến chợ, khoảng 6h sáng chợ đã đông vui tấp nập. Từ xa nhìn lại, chúng ta đã cảm nhận được sự vui tươi đang diễn ra ở bên trong.

Ngoài hàng hóa ra, trong chợ còn có những quán bún phở, mùi vị phở thơm phức, bốc khói nghi ngút, mời gọi thực khách rẽ vào quán ăn. Phở quê tôi vừa rẻ vừa ngon khiến ai cũng muốn dừng chân để vào quán thưởng thức món ăn của quê hương. Phiên chợ quê không chỉ xuất hiện những người bán và người mua mà còn xuất hiện những em bé với những bộ quần áo xanh đó theo cha mẹ ra chợ. Em nào cũng nở nụ cười tươi trên khuôn mặt. Thấy phiên chợ đông đúc và có nhiều đồ đẹp, các em cứ chạy lung tung, hò hét thích thú.

Các bà, các mẹ, các chị đang lựa chọn để mua những mặt hàng cần thiết cho gia đình như rổ rá, chiếu gối, đồ điện. Hàng thịt cá đông nghịt người mua, những phản thịt tươi ngon, những chậu cá với những con cá to, đang bơi lội. Dạo qua một vòng khu bán hoa quả, tôi lại muốn được ăn những quả lê quả ổi chín mọng… Tôi thấy hiện lên trong tâm trí mình hình ảnh người nông dân phải một nắng hai sương để tạo ra chúng, chúng ta phải tỏ lòng biết ơn đối với những người nông dân. Không chỉ có vậy, chợ quê tôi còn có nhiều loại bánh rất ngon, bánh chưng, bánh rán, bánh nếp,…Khi nào đi chợ tôi cũng phải thưởng thức một trong những loại bánh đó, và chúng đã làm tôi nhớ mãi cái đặc trưng của phiên chợ quê tôi.

Tất cả những hàng hóa được bày bán ở đây đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng cỏ nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất. Cũng có những người đi chợ không mua sắm mà họ đi ngắn, đi bình phẩm hoặc đi chơi chợ. Buổi chiều, người đến chợ thưa dần, đến cuối chiều, khi mặt trời khuất sau núi chợ mới tan.

Buổi chợ quê diễn ra thật đông vui tấp nập, nó đã cho thấy sự no ấm đủ đầy của người dân quê tôi. Tôi thấy mình thật may mắn khi được sinh ra tại vùng quê này và có cơ hội được tận hưởng cái hay cái đẹp của phiên chợ quê, tôi sẽ thường xuyên về quê hơn để được tận hưởng cảm giác này.
 
Top Bottom