[ngữ văn 6] Mình cần gấp

P

pecream.97

Họ và tên:................................................... ĐỀ CƯƠNG ÔN LUYỆN CUỐI HKI
Lớp: ……………………………………………. Môn: Tiếng Việt

I/ Khái niệm về các loại truyện:
1. TRUYỀN THUYẾT
a) Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử có liên quan đến lịch sử khóa khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử đựoc kể.
b) Các truyện đã học: Con rồng cháu tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
2. CỔ TÍCH
a) Cổ tích: Loại truyện giân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như người mồ côi, người con riêng. Em út, người có hình dạng xấu xí,...);
- Nhân vật dũng cảm và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thong minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói, hoạt dộng, tính cách giống con người)
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cung của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
b) Các truyện đã học: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá & con cá vàng.
3. NGỤ NGÔN
a) Loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
b) Các chuyện đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, tay, tai, mắt, miệng.
4. TRUYỆN CƯỜI
a) Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tuợng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
b) Các truyện đã học: Treo biển; Lợn cưới, áo mới
5. TRUYỆN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
a) – Văn xuôi chữ Hán, có cách viết không hẳn giống với truyện hiện đại
- Truyện thường mang tính giáo huấn
b) Các truyện đã học: Con hổ có nghĩa.
II/ TIẾNG VIỆT.
1. Từ là gì?
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
2. Từ đơn.
- Từ gồm 1 tiếng có nghĩa gọi là từ đơn
3. Từ phức.
a) Từ ghép:
+ Những từ phức được tạo ra bắng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau gọi là từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép: Từ ghép chính phụ (tổng hợp)
+ Từ ghép đẳng lập (phân loại)
b) Từ láy: Các tiếng có quan hệ với nhau gọi là từ láy.
+ Có 4 loại láy:
- Láy vần
- Láy âm đầu
- Láy đặc biệt
- Láy toàn bộ
3. Từ mượn
a) Từ mượn từ tiếng nước ngoài đê biểu thị các sự vật, hiện tượng… mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
b) Các bộ phận: Từ Hán Việt
Tiếng Nga Tiếng Pháp
Tiếng Mĩ Tiếng Anh…

c)Cách thức mượn: Mượn hoàn toàn
Mượn dịch ý
d) Cách viết: Việt hóa hoàn toàn
Chưa được Việt hóa hoàn toàn
e) Nguyên tắc: Chỉ mược khi thực sự cần thiết.
4. Nghĩa của từ
a) Nghĩa của từ là nội dung (Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.
b) Cách giải thích: Có thể giải thích nghĩa của từbằng 2 cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩavới từ cần giải thích.
5.* Danh từ và cụm danh từ:
a) Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ...
- Danh từ có thể kết hợp với chỉ số từ ở trước, các từ này, ấy, đó,… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vự điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ “là” đứng trước.
- Có 2 loại danh từ:
+ Danh từ chỉ đơn vị
+ Danh từ chỉ quy ước: Danh từ chung & riêng.
 
Top Bottom