[Ngữ văn 6]đọc hiểu văn bản

H

hongnhung.2002

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a)Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b)Gióng đòi ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt để đánh giặc.
c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d)Gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ.
đ)Gậy sắt gãy,Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e)Gióng đánh giặc xong,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
2.Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử.Theo em,truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Giúp em 2 câu này nha:p:)
 
H

hiennguyenthu082

Câu 1 :

* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng.
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười.
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt,
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc,
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử.
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy.
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang.
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở
 
H

hiennguyenthu082

Câu 2 :
- Vào thời đại Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng.
- Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn.
- Vào thời Hùng Vương, cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược lớn mạnh để bảo vệ cộng đồng.
 
C

cunvachip11

2.Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử.Theo em,truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Truyện Thánh Gióng liên quan đến:
Thời Hùng Vương thứ 6,giặc Ân đô hộ nước ta và đòi hỏi tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta
Thánh Gióng đã tượng trưng cho sức mạnh ấy
 
Last edited by a moderator:
M

manh550

Câu 2 :
liên quan đến việc quân ta đánh lui giặc Ân.
..................................................................................


Đúng như vậy nhưng hơi ngắn


thân
cunvachip11
 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

1.Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a)Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b)Gióng đòi ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt để đánh giặc.
c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d)Gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ.
đ)Gậy sắt gãy,Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e)Gióng đánh giặc xong,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

Bài làm:
a, Tiếng nói đầu tiên của một chú bé lên ba là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện tâm lòng của một em bé đòi đi đánh giặc, cứu nước để nước đỡ bị vào cảnh lâm nguy.
b, Gióng đòi ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt thể hiện lòng quyết tâm chống giặc đến cùng, dẹp bỏ ách nô lệ cho nước nhà.
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé thể hiện lòng nhân dân căm thù quân giặc và đã dồn hết những sự căm thù đó để cho Gióng đánh duổi đi, xua tan bao cảnh mất mát.
d, Gióng lớn nhanh thể hiện ý chí cao cả của mọi người, mới vươn vai một phát mà đã thành tráng sĩ để đi giúp dân.
đ, Gióng nhổ tre bên đường quật giặc túi bụi, điều đó thể hiện cây tre rất gần gũi với người dân ta.
e, Gióng đánh giặc xong, đã một mình một ngựa bay về trời, trả lại sự thanh bình cho đất nước.
 
L

luongpham2000

1.Theo em các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào?
a)Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
b)Gióng đòi ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt để đánh giặc.
c)Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
d)Gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ.
đ)Gậy sắt gãy,Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
e)Gióng đánh giặc xong,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi lòng yêu nước , đặt ý thức đầu tiên đối với đất nước. Khi sứ giả vừa rao tin Vua muốn tìm người tài giỏi, chú bé lên ba không biết nói, không biết cười, đặt đâu nằm đấy đã cất lên 1 câu nói thiêng liêng, yêu nước. Đó chính là mục đích của tác giả khi muốn người đọc nắm rõ khả năng khác thường của những người anh hùng như Gióng.

b. Gióng đòi ngựa sắt roi sắt áo giáp sắt để đánh giặc.
- Để đánh giặc và thắng giặc, nhân dân ta phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ từ lương thực đến vũ khí. Những vũ khí còn phải hiện đại, kí thuật mới được đưa vào trận chiến.

c. Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.

- Nhân dân ta có 1 lòng yêu nước sâu sắc. Họ luôn muốn có 1 cuộc sống ấm no, yên bình cho tổ quốc. Vì vậy họ luôn góp đủ cơm ăn áo mặc cho Gióng. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng bằng những cái giản dị, bình thường của nhân dân.
- Gióng không chỉ là con của 2 vợ chồng nông dân lương thiện mà Gióng còn là con của nhân dần. Chính nhân dân đã tạo nên sức mạnh phi thường của Gióng.

d. Gióng lớn nhanh như thổi,vươn vai thành tráng sĩ.

- Đã là anh hùng thì phải khổng lồ về thể xác, mạnh mẽ và đầy chiến công.
- Sự bật mạnh mẽ của nhân dân khi đứng trước vấn đề sống còn cấp bách đòi hỏi dân tộc phải vươn lên 1 tầm vóc phi thừơng.

đ. Gậy sắt gãy,Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Đối với người dân Việt Nam, cỏ cây cũng có thể làm vũ khí đánh giặc. Cây tre đã trở thành vũ khí thân thuộc để cùng con người đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm.

e. Gióng đánh giặc xong,cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
- Qua chi tiết này, ta có thể thấy Gióng là người không cần danh lợi, vinh hoa phú quý. Không hề đòi hỏi công danh mà chỉ để lại chiến công cho đất nước. Đó cũng là 1 yếu tổ phi thường của 1 người anh hùng.
 
Top Bottom