Văn [Ngữ Văn 6] Câu hỏi bài Đêm nay Bác không ngủ

Status
Không mở trả lời sau này.
0

0872

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đêm nay bác không ng

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.

Rồi bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ?
- Bác có lạnh lắm không?

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc!
Vâng lời anh nhắm mắt
Nhưng bụng vẫn bồn chồn.

Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.

Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi!

- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.

Câu hỏi:

1. Nêu chi tiết tiểu sử của tác giả Minh Huệ
2. Nêu bố cục và ý chính từng phần của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

3. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu truyện gì? Tóm tắt nội dung bài thơ này
4. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua cảm nghĩ và con mắt của ai? Cách miêu tđó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bđội đối với lãnh t
5. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viênđối với Bác Hồ trong hai lần đó
6. Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác trong bài thơ được khắc họa sâu đậm như thế nào?
7. Hãy cho biết vì sao đoạn cuối nhà thơ lại viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
8. B
ài thơ trên được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
 
M

me0kh0ang2000

1. Nêu chi tiết tiểu sử của tác giả Minh Huệ

Trả lời:

nhà thơ Minh Huệ tên thật là Nguyễn Đức Thái, sinh năm 1927, tại Bến Thủy, Thành phố Vinh. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái

Nhà thơ Minh Huệ đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác: hội trưởng Hội Sáng tác văn nghệ Liên khu 4; trưởng ban thơ - lý luận phê bình Nhà xuất bản Văn Học; trưởng Ty văn hóa Nghệ An; bí thư Đảng đoàn kiêm chủ tịch Hội VHNT Nghệ An; hội viên sáng lập Hội Nhà văn VN (1957); ủy viên Ủy ban T.Ư Hội Liên hiệp VHNT VN. Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất; Huy chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật VN.

Sự nghiệp sáng tác của ông ghi dấu ấn qua bảy tập thơ (có hai tập thơ viết về Bác Hồ là Cõi Sen và Đêm nay Bác không ngủ), bốn tập truyện ký và ký, hai tập truyện và nhiều bài báo, tiểu luận về đời sống văn học nghệ thuật và văn hóa VN. Bài thơ nổi tiếng Đêm nay Bác không ngủ được nhà thơ Minh Huệ viết năm 1951 lúc 24 tuổi

Ông mất ngày 11-10-2003 tại khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, thọ 77 tuổi.

ông có một số tác phẩm nổi tiếng như:

- Tiếng hát quê hương (1959)
- Đất chiến hào, (1970)
- Mùa xanh đến (1972)
- Đêm nay Bác không ngủ (1985)
- Rừng xưa rừng nay (1962)
- Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979)
- Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981)
- Phút bi kịch cuối cùng (1990)
- Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)
- Dòng máu Việt Hoa (1954)
 
M

me0kh0ang2000

7. Hãy cho biết vì sao đoạn cuối nhà thơ lại viết:
...
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh

trả lời:

bốn câu thơ cuối mang tính khái quát rất cao. qua những câu thơ này, hình ảnh Bác Hồ hiện lên cao cả mà gần gũi. câu thơ Đêm nay Bác không ngủ được nhắc lại như một điệp khúc có ý nghĩa nhấn mạnh. nhưng điều đáng nói hơn là cách tạo tương quan của tác giả. không ngủ là điều trái với bình thường. nhưng đặt trong văn cảnh này, anh chiến sĩ nhận ra một lôgic khác: đó là chuyện thường tình trong cuộc đời của Bác. cách cắt nghĩa lí do Bác không ngủ rất đơn giản nhưng lại hết sức chính xác: Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh. đó là cái thường tình vĩ đại, cái thường tình của một bậc "đại trí - đại nhân - đại dũng". không chỉ nhân dân ta mà nhân dan Thế giới đều coi Hồ Chí Minh là một huyền thoại. huyền thoại ấy trước hết là huyền thoại về một tình yêu lớn. huyền thoại ấy vừa cao cả vừa rất gần gũi, thấm vào từng hoạt động, từng lời nói, từng cái nhìn trìu mến của người.



8. Bài thơ trên được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?

thể thơ mà tác giả sự dụng trong bài thơ này là thể thơ năm chữ. thể thơ này rất thích hợp với những bài thơ tự sự - trữ tình mà Đêm nay Bác không ngủ là một trường hợp điển hình. bên cạnh đó, Minh Huệ cũng có ý thức vận dụng âm hưởng ví dặm Nghệ Tĩnh để tăng thêm hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. âm hưởng này tạo ra sự da diết trong tình cảm, khiến yếu tố chuyện trở nên mềm mại hơn
.
 
Last edited by a moderator:
M

me0kh0ang2000

2. Nêu bố cục và ý chính từng phần của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Trả lời:
bài thơ có hai phần:
- phần 1: 9 khổ thơ đầu.
\Rightarrow khi anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.
- phần 2: 7 khổ thơ sau.
\Rightarrow anh đội viên thức dậy lần thứ ba.


3. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu truyện gì? Tóm tắt nội dung bài thơ này

Trả lời:​
- bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là một câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch khi trời đang lâm thâm mưa lạnh.
- bài thơ có thể được tóm tắt như sau:
Bác Hồ ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Khi bộ đội ngủ thì Bác thức. có một anh đội viên thức dậy thấy Bác vẫn thức khi trời đã khuya. bác nhẹ nhàng đi đốt lửa, dém chăn cho từng người. anh rất thương Bác. sau đó, anh lại ngủ một cách mơ màng, thấy bóng Bác cao lồng lộng, thầm thì nói chuyện với anh. anh càng lo lắng, bồn chồn hơn. sau đó, anh lại thức dậy. Bác vẫn ngồi đó, mặc cho anh nài nỉ, vì bác lo cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng. thưng Bác, anh thức luôn với Bác. câu chuyện kết thúc bằng một cảm nghĩ của nhà thơ: chỉ có Bác Hồ Chí Minh mới có thể có những đêm không ngủ như thế này.



4.Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua cảm nghĩ và con mắt của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ.

trả lời.​
Bác Hồ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. cách miêu tả kết hợp với quan sát hành động, dáng điệu của nhân vật với cảm xúc của người miêu tả giúp ta một mặt thấy được lòng yêu thương của Bác đối với quân đội, với nhân dân, lòng yêu thương ấy rất chân thật và sâu sắc, thể hiện ở sự lo lắng, chăm sóc cụ thể đối với các chiến sĩ. mặt khác, cho thấy anh đội viên rất xúc động khi theo dõi từng dáng dấp, cử chỉ của bác, thương yêu lẫn kính phục Bác như đối với một người cha.
 
Last edited by a moderator:
M

me0kh0ang2000

5. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viênđối với Bác Hồ trong hai lần đó

- lần thứ nhất:
+ người lính ngạc nhiên vì: thấy trời khuya....... không ngủ.
+ từ ngạc nhiên, người lính xúc động: càng nhìn....anh nằm.
+ nỗi xúc động dâng cao bỗng biến thành nối thổn thức. trong sự xen cài mộng - thực, ngừoi lình cảm nhận được tình thương vô bờ của Bác: sợ cháu mình .... hơn ngọn lửa hồng.
+ lo lắng, băn khoăn cho sức khoẻ của bác: không biết nói... thức hoài.

- lần thứ ba:
+ người lính không bồn chồn mà chuyển sang hốt hoảng giật mình: bác vẫn ngồi... phăng phắc.
+ lo cho sức khỏe của Bác, anh vội vàng nằng nặc, rồi nài nỉ.
+ khi tình thương Bác, lo cho Bác đạt đến đỉnh điểm thì cũng là lúc người lính hiểu được lí do mà bác không ngủ: bác ngủ không ... manh áo phủ làm chăn.
+ hiểu được tình thương bao la của vị lãnh tụ, người lính muốn được làm theo Bác, hạnh phúc khi được sống bên người: lòng vui sướng... cùng Bác.

sự thay đổi tâm trạng và nhận thức của người lính hiện lên rất chân thực và tự nhiên. điều kì diệu nhất là anh được sống trong tình yêu thương của Bác, được gặp gỡ với người.


6. Vì sao trong bài thơ tác giả không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác trong bài thơ được khắc họa sâu đậm như thế nào?

- trước hết, nếu kể lần thứ hai thì bài thơ sẽ quá dài, thiếu sự cô đọng cần thiết.
- sau nữa, giữa lần thứ nhất và lần thứ ba có một khoảng cách dài hơn, sự thay đổi trong tâm trạng và nhận thức cả người lính sẽ hiện lên rõ rệt hơn.
 
H

huyencute242

Ừm bọn mình học bài này rồi .
Xin trả lời, đoạn cuối Minh Huệ viết vậy vì :
* Đây chỉ là một trong nhiều đêm không ngủ của Bác
* Cả cuộc đời Bác đã dành trọn cho dân, cho nước
* Đó là lẽ sống thường tình trong con người Hồ Chí Minh:khi (31):
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom