[Ngữ Văn 6] Cảm thụ văn học

T

t1234565b2015nn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 2: Em có cảm nhận gì khi đọc bốn câu thơ sau trích trong bài thơ '' Trăng ơi...từ đâu đến'' của nhà thơ '' nhí '' Trần Đăng Khoa ( viết năm 1969 ) như sau:
Trăng ơi...từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Đứa nào đá lên trời.

* Chú ý: Trình bày hai bài tập trên theo bốn bước:
Bước 1: - Đọc kĩ đề bài và nắm được yêu cầu của đề bài.
- Đọc kĩ đoạn thơ, đoạn văn hoặc bài thơ, bài văn mà đề bài cho.
Hiểu khái quát nội dung và nghệ thuật chính của đoạn, bài.

Bước 2: - Đoạn thơ, đoạn văn ấy có cần phân ý không? Nếu có thì phân làm mấy ý và đặt tiêu đề cho từng ý.
- Tìm dấu hiệu nghệ thuật ở từng ý ( Dấu hiệu nghệ thuật còn gọi là điểm sáng nghệ thuật). Gọi tên các biện pháp nghệ thuật qua các dấu hiệu.

Bước 3: - Lập dàn ý cho đoạn văn, bài văn.
- Ở mỗi dấu hiệu nghệ thuật: nêu tác dụng của từng biện pháp nghệ thuật với nội dung của đoạn, của bài.
- Dự kiến nêu cảm nghĩ, đánh giá, liên tưởng theo hiểu biết của em.

Bước 4: Viết đoạn văn cảm thụ dựa vào việc tìm hiểu ba bước trên.

Chú ý tiêu đề!
 
Last edited by a moderator:
T

tulips020502

Trần Đăng Khoa đc coi là thần đồng trong làng thơ Việt. Khi ms chỉ học tiểu học, thơ của TĐK đã đến vs độc giả và đc độc giả đón nhận. Những bài thơ nhẹ nhàng, gần gũi, dễ nghe, đễ hiểu đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của mọi người. Trong đó không thể kể đến Trăng ơi...từ đâu đến. Bài thơ...khổ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng lớn trong lòng người đọc. Trong đó, có đoạn
(Trích thơ)
Được trích trong bài thơ "Trăng ơi...từ đâu đến" của Trần Đăng Khoa.
"Trăng ơi từ đâu đến" - câu hỏi ngộ nghĩnh và rất ngây thơ của 1 đứa trẻ, cách hỏi thân mật như 1 người bạn hỏi 1 người bạn => nhân hóa làm nổ bật cái ngộ nghĩnh của trẻ thơ và sự gần gũi của ánh trăng.
Rồi lại chính mình trả lừoi cho câu hỏi đó "Hay từ một sân chơi". Và làm tiền đề cho câu tiếp theo "Trăng tròn như quả bóng" . HÌnh ảnh so sánh quả bóng là hình ảnh rất gần gũi đối với trẻ thơ. Tuổi thơ hầu như ai mà chẳng chơi bóng đá. Quả bóng nghiễm nhiên trở thành người bạn, vật bất li thân của trẻ thơ. Trăng được so sánh với quả bóng như ngầm ý về sự yêu mến, thân thuộc mà tác giả dành cho trăng. Rồi "Bạn nào đá lên trời" - câu nói rất đúng chất của một đứa trẻ. Bởi ông veiét bài này lúc còn nhỏ - tâm hồn trẻ thơ luôn hiện hữu càng làm cho bài thơ thêm hay và gần gũi với trẻ thơ.(mik viết vậy thôi bạn tự phân tích tiếp cho đúng bài làm của mik:p)
 
Top Bottom