[Ngữ Văn 6] Bài tập nâng cao

0

0872

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Chập chùng ,thác Lửa,thác Chông
Thác Dài,thác Khó,thác Ông,thác Bà
Thác, bao nhiêu thác, cũng qua
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
a) Việc lặp đi lặc lại từ thác có ý nghĩa gì?
b) Viết đoạn văn (8- 10 câu) nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên (chú ý sử dụng phép nhân hoá)

2. Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của em về thầy Ha- men
 
R

rancanheo

a, Sự lặp lại đó nói lên chặng đường khó khăn gian khổ mà tác giả đang phải vượt qua
b, Thác, chập chùng là thác nhưng chiếc thuyền của tác giả không chịu lùi bước, vẫn vượt qua. Không những thế, khi vượt qua rồi, tác giả lại cảm thấy sông biển của ta rộng thênh thênh, thuyền ta cứ thế mà về đích. Từ láy "thênh thênh" như muốn nói lên rằng :"Từ đây, chúng ta sẽ không gặp những vướng mắc, trở ngại nào nữa. Bốn câu thơ tên thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước rất mãnh liệt của tác giả.
 
I

i_love_t

Yêu cầu:

Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày được cảm nhận của em về thầy Ha-men trong văn bản: “Buổi học cuối cùng”. Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Giới thiệu chung về thầy Ha-men: Thầy là người yêu nước thiết tha, yêu tiếng mẹ đẻ, là tấm gương trong việc giữ gìn bảo vệ tiếng mẹ đẻ và tình cảm đối với quê hương đất nước.

- Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men: cảm phục, trân trọng thầy...........
 
R

rancanheo

a, Sự lặp lại đó nói lên chặng đường khó khăn gian khổ mà tác giả đang phải vượt qua
b, Thác, chập chùng là thác nhưng chiếc thuyền của tác giả không chịu lùi bước, vẫn vượt qua. Không những thế, khi vượt qua rồi, tác giả lại cảm thấy sông biển của ta rộng thênh thênh, thuyền ta cứ thế mà về đích. Từ láy "thênh thênh" như muốn nói lên rằng :"Từ đây, chúng ta sẽ không gặp những vướng mắc, trở ngại nào nữa. Bốn câu thơ tên thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước rất mãnh liệt của tác giả.

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”​
 
Top Bottom