[ NGỮ VĂN 12] Tây Tiến

D

dung_92bn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người đọc và cho mjnh ý kiến về bài này nhá!
Đề: Nhận xét về Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến” có ý kiến cho rắng:
“ Một ngòi bút tài hoa vừa khắc hoạ được cái dữ dội, hào hùng lại vừa diễn tả được cái tươi mát, sâu lắng, đau thương mà không hề bi luỵ”
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích bài thơ “Tây Tiến”.


Bài Làm
âaaaaaâQuang Dũng (1921 – 1988) tên khai sinh là Bùi Đình Diêm, quê ở Hà Nội. Ông được xem là một nghệ sĩ đa tài trong nhiều lĩnh vực: soạn nhạc, vẽ tranh, làm thơ. Song ông được biết đến nhiều hơn với tư cách một nhà thơ. Và “Tây tiến” bài thưo găn liền với tên tuổi ông, nhắc đến “ Tây Tiến” là người đọc nghĩ ngay đến Quang Dũng và khi nói tới Quang Dũng là không ai là không biết đến “ Tây Tiến” của ông. Đọc “Tây Tiến” thấy:
“ Một ngòi bút tài hoa vừa khắc hoạ được cái dữ dội hào hùng lại diễn tả được cái tươi mát, sâu lắng, đau thương mà không hề bi luỵ”
âaaaaaaaTây tiến vốn là một đơn vị bộ đội được thành lập năm 1947 với thành phần chủ yếu là thanh niên, sinh viên, trí thức hà thành lên đường với khẩu khí “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đơn vị hoạt động trên một địa bàn vô cùng rộng lớn chiến trường phía Tây của Tổ quốc và biên giới Lào.
âaaaaaaaNgòi bít tài hoa của Quang Dũng được lột tả qua việc miêu tả thiên nhiên vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Núi rừng Tây bắc hoang sơ, kì bí bắt đầu hiện ra với những sương đêm hơi che lấp” đoàn quân mỏi”. Câu thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” là cái nhìn toàn cảnh về vùng Tây Bắc.
â************aaaaSau màn sương hơi che lấp ây, núi rừng Tây Bắc hiện ra:
â************aaaa“Dốc lên khúc khuỷ dốc thăm thẳm
â************aaaaHeo hút cồn mây súng ngửi trời
â************aaaaNgàn thước lên cao ngàn thước xuống
â************aaaaNhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Một cảnh rừng hùng vĩ, dữ dội mà cũng rất hào hùng: độ dốc, độ cao rồi lại độ sâu được miêu tả qua ngòi bút sắc sảo của Quang Dũng. Đọc “Tây Tiến” ta lại liên tưởng tới “Đi Đường” của Hồ Chí Minh:
â************aaaa“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”
âaaaaaaaNúi rừng trùng điệp, cùng những câu văn có thanh trắc đan xen càng tạo cảm giác hiểm trở, điệp trùng. Từ “heo hút” trong câu thơ “ Heo hút cồn mây súng ngửi trời” đó là một cách nói hài hước, hóm hỉnh qua ngòi bút Quang Dũng gợi cảm giác như những người lính đang đi trên mây.
âaaaaaaaCâu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống” có nhịp 4/3 như ngăn câu thơ va làm hai vế đối lập ý thơ bị bẻ gãy bởi độ cao và độ sau của biện pháp đối lập.
âaaaaaaaĐang đắm mình cùng thiên nhiên và những kỉ niệm trên bước đường hành quân, tác giả bỗng giật mình về đồng đội cũ:
â************aaaa“Anh bạn giãi dầu khồng bước nữa
â************aaaaGục lên súng mũ bỏ quên đời”
âaaaaaaaLính Tây Tiến chủ yếu là thanh niên, trí thức Hà Thành do điều kiện hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt mà một số người đã phải bỏ lại mình nơi rừng thiêng nước độc. Câu thơ “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” là một nét độc đáo trong phong cách thơ Quang Dũng. Người lính Tây Tiến coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, chết chẳng qua là “ bỏ quên đời”.
âaaaaaaaNgay cả trong điều kiện, hoàn cảnh tác động đến ngoại hình của họ.
â************aaaa“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
â************aaaaQuân xanh màu lá dữ oai hùm”
âaaaaaaaVì thiếu thốn thuốc men mà bệnh sốt rét rừng không thể chữa trị, dẫn đến “đoàn binh không mọc tóc”. Quang Dũng không nói “ rụng tóc” mà lại nói “ không mọc tóc” đó là cách nói hài thế hiện ý chí quyết tâm, không sợ cái chết gần kề. Khi viết về hình tượng người lính hầu hết các tác gỉa đều né tránh hiện thực mất mát đau thương nhưng riêng Quang Dũng ông không hề bỏ qua mà còn đi sâu vào hiện thực ấy.
â************aaâ“Quân xanh màu là dữ oai hùm”
âaaaaaaaBệnh sốt rét đã phá huỷ hồng cầu khiến sắc mặt các chiến sĩ có màu xanh của lá. Nhưng “xanh màu lá” ấy mang vẻ đẹp oai nghiêm, dữ dội của rừng núi chứ không hề ốm yếu, bi luỵ. Dáng vẻ “dữ oai hùm” đã tái hiện được vẻ đẹp lẫm liệt của người lính làm quân thù phải khiếp sợ.
âaaaaaaaSau những giờ chiến đấu mệt mỏi, lính Tây Tiến lại có dịp:
â************aaâ“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
â************aaâĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
âaaaaaaaKhông hề bi quan, bi luỵ, cuộc sống và chiến đấu khó khăn, vất vả là thế nhưng họ vẫn luôn tin vào một ngày mai tươi sáng nơi biên cương bơi họ có một chỗ dựa vững chắc nơi tiền phương đó là những “ dáng kiều thơm”. Những chàng trai Hà Thành hào hoa lịch lãm không thể không nhớ tới nơi phồn hoa đô hội nơi có những người thân yêu của mình. Nỗi nhớ ấy đượm tình lãng mạn.
âaaaaaaaĐã là chiến tranh thì không thể không có hi sinh mất mát, bởi thế Quang Dũng viết:
â************aâ“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
â************aâChiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
â************aâÁo bào thay chiếu anh về đất
â************aaSông Mã gầm lên khúc độc hành”
âaaaaaaaMột hiện thực đau thương khi những người linh xấu số phải bỏ lại đồng đội để ở lại nơi đất mẹ, họ coi chết là nằm vào trong lòng me. Đọc đến đây đọc giả thấy thương cảm cho lính Tây Tiến nhưng không hề bi luỵ vì những người ra đi luôn mang sẵn tỏng mình lí tưởng cao cả “quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh” đã giúp họ trở nên bình thản.
â************aa“Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
âaaaaaaaTuổi trẻ là giai đoạn đẹp nhấ ở mỗi đời con người nhưng vì Tổ quốc mà họ cói đó là không quang trọng, chẳng tiếc j1
âaaaaaaaĐồng đội không khóc trước sự ra đi cao cả của chiến hữu nhưng thiên nhiên Tây Bắc đã rơi lệ thay cho họ”
â************aa“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
âaaaaaaađộng từ “gầm” thể hiện niềm thương cảm đối với những người “ về đất” nhưng đó cũng là sự hùng tráng của núi rừng Tây Bắc.
âaaaaaaaBằng bút pháp hiện thực và lãng mạn Tây Tiến khéo léo vẽ lên một bức tranh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc dữ dội, hào hùng vừa thơ mộng, tươi mát. Nỏi lển trên toàn cảnh ấy là bức tượng đài về người lính Tây Tiến dũng cảm hào hoa, coi thường cái chết. Đó là nét tài hoa độc đáo trong phong cách thơ Quang Dũng!
 
Last edited by a moderator:
P

phamminhkhoi

Bài văn của bạn nhìn chung là đủ ý. Với một bài văn thi tốt nghiệp hay đại học, coi như đây là đạt yêu cầu.

Về tổng thể, hình như bạn phân bố không đều, tập trung hơi nhiều thời gian vào đoạn văn thứ nhất, bỏ quên đoạn thơ thứ 2 ("doanh trại bừng lên hội đuốc hoa..."- cũng cío những hình ảnh rất thơ, rất đẹp trên con đường tây tiến chông gai)). Đoạn thơ thứ 2 khổ thơ thứ 3 (rải rác biên cương...) bạn phân tích hơi ngắn và mờ nhạt, chưa đủ để làm nổi lên hình ảnh người lính được phác hoạ trên nền thời đại như những anh hùng và bút pháp sử thi lãng mạn, nét hào hùng trong chính nỗi đau.

Ngaòi ra các ý trong bài làm của bạn khá đủ, lối viết rõ ràng, cách hành văn không trúc trắc. Bài làm khá tốt.
 
G

gem_btnp

tớ có góp ý chút chút thế này nhé !
bạn viết văn khá chân phương, bài văn đủ ý, tuy nhiên phần mở bài hình như chưa hấp dẫn lắm,
khi phân tính nên đưa thêm những bình luận để làm sáng tỏ ý kiến, bài văn của bạn hình như hơi mang thiên hướng diễn xuôi thơ,
Nếu đây là bài văn thi tốt nghiệp tớ sẽ không bình luận gì thêm còn nếu là thi đại học bạn có thể thay đổi lại phần mở và kết bài thì sẽ bài văn sẽ hay hơn vì trên lý thuyết kết bài gồm một số ý : tóm tắt lại ý chính trong phần thân bài, nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề tuy nhiên trong quan điểm của ng` chấm thi đại học kết bài là biết cách đóng lại bài văn thật tự nhiên để lại ấn tượng cho ng` đọc .....
chúc bạn thành công
Thân!
 
Top Bottom