Một lời xin lỗi vụng còn hơn im lặng!
Trước hết chúng ta cần phải nói rằng, bất cứ ai trong cuộc sống cũng đều phạm phải những lỗi lầm. Do đó, chuyện xin lỗi người khác khi ta gây lỗi với họ là điều không thể tránh khỏi.
Có điều chúng ta có xin lỗi hay không và xin lỗi như thế nào để đối phương có thể hiểu, thông cảm và tha thứ.
Nhân dân ta thường có câu "Méo mó có hơn không", như vậy so với việc chúng ta không xin lỗi thì một lời xin lỗi dẫu có vụng về cũng sẽ được chấp nhận.
Khi chúng ta gây ra lỗi, chúng ta xin lỗi đối phương, dù lời xin lỗi có vụng về thì điều đó cũng chứng tỏ rằng chúng ta đã nhận thức được sai lầm của mình. Một khi nhận thức được điều đó chúng ta sẽ có ý thức sửa sai và tránh phạm phải sai lầm lần sau.
Khi chúng ta xin lỗi, lời xin lỗi dẫu có vụng về thì chúng ta cũng đã thể hiện mình, thể hiện cho đối phương biết chúng ta là người lịch sự, là người có ý thức, có trách nhiệm.
Vấn đề ở đây không phải là chuyện ai đúng, ai sai mà vấn đề ở đây là ý thức, là văn hoá cư xử của con người trong các mối quan hệ, là phép lịch sự.
Nếu như có lỗi mà chúng ta im lặng, tức là chúng ta là những kẻ hèn nhát, không dám đối diện với cái sai của mình, không dám sửa sai, hoặc giả dụ có nhận ra cái sai đó mà không xin lỗi thì chúng ta lại chính là những kẻ vô ý thức, vô văn hoá, những kẻ kém giao tiếp trong xã hội.
So với một người lịch sự, một người biết cách đối nhân xử thể dẫu có vụng về nhưng vẫn hơn những người hèn nhát, những người không có ý thức.
Đôi khi sự im lặng là cần thiết nhưng có lúc, im lặng có thể làm mọi chuyện trở nên xấu hơn.
Nếu có lỗi mà không xin lỗi, hoặc không có lời giải thích, thanh minh thì hiểu lầm lại tăng thêm hiểu lầm...
Đối với người mà ta có lỗi, họ sẽ thấy buồn, thấy tổn thương khi người khác gây ra lỗi với mình.
Nói tóm lại: câu nói trên nhắc nhở chúng ta trong cách đối nhân xử thế, về lòng can đảm, đối diện với sai lầm và về văn hoá cư xử hiện nay...
Một số gợi ý, hi vọng có thể giúp em.
Thân ái!