[Ngữ văn 12] - Lí luận văn học

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn hoaminaulove@zing.vn có gửi tới Hocmai thắc mắc sau:
Em chào thầy,xin phép thầy cho em hỏi "lãng mạn cách mạng " là gì? Em mong nhận được một khái niệm chính xác. Em cảm ơn thầy nhiều!!!

Lãng mạn cách mạng là một cụm từ khá quen thuộc của phê bình Văn học Cách mạng. Thiết nghĩ, xác lập một đường biên khái niệm và phân tích những biểu hiện của nó như một công cụ lí luận sẽ giúp ích các em rất nhiều trong quá trình thẩm bình Văn học Cách mạng.

Hãy chia sẻ những ý kiến của mình tại đây các em nhé!
 
H

hocmai.nguvan

Dưới đây là một ý kiến để các em tham khảo!

"Lãng mạn cách mạng" không phải là một từ có tính chất thuật ngữ. Vì vậy đưa ra một khái niệm chính xác là điều bất khả.

Tuy nhiên, có thể giải thích từng thành tố trong cụm từ này để định ra "một đường biên khái niệm"

Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng, tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng mạn", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn"... "Lãng mạn" trong cụm "Lãng mạn cách mạng" chỉ tính chất lãng mạn.

Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại, hướng tới cái lí tưởng, cái chưa có, cái muốn có.

"Lãng mạn cách mạng" có thể hiểu là niềm lạc quan, hi vọng, vượt lên thực tại đau thương, gian khổ bằng tinh thần, lí tưởng, hành động cách mạng. Khác với tính chất lãng mạn trong thơ Mới 1932 - 1945 (vượt thoát hiện thực trong bế tắc: nuối tiếc hoài niệm vàng son, chuếnh choáng trong cơn say, lạc lối thiên thai, chìm mê vào trường tình, ...), lãng mạn cách mạng hướng tới tương lai tươi sáng - một tương lai có thể có nhờ đấu tranh cách mạng, hành động cách mạng.


 
Top Bottom