Ngữ Văn 11. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao trong truyện chữ người tử tù

P

phuongdinh9811

Gợi ý

- Nv Huấn Cao được sáng tạo từ nguyên mẫu có thực trong lịch sử đó là nhà thơ Cao Bá Quát nổi tiếng tài hoa.
- Người mẫu đã đẹp nhưng đi vào trong thơ văn , nhờ bút pháp điển hình hóa nhân vật, nhờ tài năng của Nguyễn Tuân mà hình tượng nhân vật đã được tỏa sáng với vẻ đẹp về tài năng khí phách thiên lương . ba vẻ đẹp có mqh chặt chẽ vs nhau để làm nổi bật nv lí tưởng của Nguyễn Tuân,
- với pcach ngth già dặn, khi mtả trực tiếp , NTuan luôn đặt nv trong 1 tình huống có thử thách và đặt trong một tình thế đối sánh ( vs viên quản ngục, thầy thơ lại -----> vẻ đẹp)
* Lđ2
- có tài: viết chữ nhanh và đẹp, viết chữ thư pháp.
* ldd3 là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp
- Lí do cho chữ ( cho chữ 3 người bạn)
* Ld 4 : khí phách hiên ngang bất khuất
- Cầm đầu, dám chống lại triều đình
- Hđ dỗ gông
- Thái độ thản nhiên nhận thịt rượu của viên quản ngục khi ở trại giam
- Trước con mắt của Huấn Cao thì những người như quản ngục là tiểu nhân
- Nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của VQN


=>>>> vẻ đẹp của Huấn Cao.
 
C

cindy2002

Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa. Mỗi tác phẩm của ông là đều là những trang vãn tài hoa và hấp dẫn. Trong số đó, ngoài những tuỳ bút., truyện ngắn Chữ người tử tù cũng là một thành công lớn của ông.

Huấn Cao là một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất, không có sức mạnh quyền thế, bạc vàng nào có thể khuất phục Huấn Cao… Những con người chọc trời khuấy nước, đếm trẽn đầu ngón tay, người ta cũng chắng còn biết nữa… Một con người khảnK khái như vậy còn sợ gì cường quyền hay tham gì tiền bạc?
Là người chọc trời khuấy nước, riêng một giang sơn không chịu được triều đình phong kiến đang ngày càng suy thoái, mục ruỗng, Huấn Cao chống lại triều đình ấy. BỊ gọi là giặc nhưng là vì nghĩa lứn, vì lí tưởng lớn nên điều đó có hề gì. Đến khi bị bắt giam, sắp lèn đoạn đầu đài vẫn coi thường: Đến cái chết ông cũng chẳng sợ nữa… Huấn Cao có nhừng suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng, óng vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh, dù đang bị cầm tù.Dưới con mắt Huấn Cao, bọn cầm quyền chỉ là một lũ tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, đù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc giữa một đống cặn bã. Sau khi viên quan ngục khép nép hỏi ông có cần gì nữa không, ông trả lời như tát vào đối phương: Ngươi hỏi ta muốn gi? Ta chỉ cẩn. một điều, là ngươi đừng đặt chân vào đây. Đó là cái khí phách, cái tư thế hiên ngang lồng lộng dù khi đang giữa cái nền xám xịt của ngục tùắ
Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, khòng biết sợ cái gì nhưng Huấn Cao lại ca ngợi, quý trọng bản chất tốt đẹp của con người, ca ngợi thiên lương. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thế’ hiện cái tâm của Huấn Cao. Lời ấy là tiếng lòng là tâm huyết của ông. Tôi bảo thực đấy, thầy quán nên tìm về nhà quê mà ở đã… ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi.
Ông yêu cái đẹp và cảm thông với người biết yêu cái đẹp. Huấn Cao hiểu được tấm lòng quản ngục thì sẵn sàng cho chữ, bởi ông cảm là cảm cái bản chất thiên lương.
Huấn Cao là người tài hoa rất mực, bên cạnh cầm kì, thi, hoạ, ông còn có tài viết chừ đẹp, chữ của ông nức cả một vùng, chữ ông đẹp lắm, vuông lắm. Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kĩ: Ông biết cái tài của mình và không vì nó mà ai ông cũng sẵn sàng cho. Đời ta cũng mới viết có hai lọ tứ bình và một bức tranh trung đường cho ba người bạn của ta thôi. Và lần cho chữ cuối cùng của đời ông là một ngoại lệ, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đả xảy ra bởi vì cảm cái tấm lòng. Đoạn cho chữ có thể nói là một đoạn rất hay thể hiện tài nãng của Nguyễn Tuân trong miêu tả, dựng cảnh và thế hiện tài nâng của nhân vật Huân Cao.
Cái cao đẹp đò’i lập với dơ bẩn. Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp thanh tao, long trọng thường diễn ra trong cảnh thanh khiết, của thiên nhiên và lòng người. Song ở đây là cả một sự đối lập. Tuy nhiên, đối lập mà không có gì máu thuẫn cả. Lân át tất cả
cái dơ đáy hôi hám cua tù ngục, ánh sáng của đuốc, mùi thơm của mực, lụa, đã toả sáng lung linh.
Tất cả thế hiện một ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Và lời khuyên của Huấn Cao cho thấy: cái đẹp không thê cùng sống với cái ác được. Nhàn vật Huấn Cao như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một thời nhất thiết là con người tài hoa. ơ Huấn Cao, bên cạnh tài hoa, có vẻ đẹp khi phách của một người có trách nhiệm đối với thời cuộc. Đó là nét độc đáo của Huấn Cao 80 với nhân vật khác trong Vang bóng một thời.
Ngôn ngữ văn xuôi điêu luyện, nghệ thuật miêu tả tinh nhạy cùa Nguyền Tuân đã toát lên không khí một thời đã qua. Nhân vật Huấn Cao, con người khí phách tài hoa có trách nhiệm cao đối với đất nước. Nó cũng là sự giâi bày nỗi niềm… khát khao theo đuổi một lí tường cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi bước chán vào đời.
 
H

huonglai_98

nhân vật Huấn Cao

Viết đoạn văn khó hơn viết bài nhiều :-SS:-SS:-SS:-SS

--------- Nguyễn Tuân- người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong "Chữ người tử tù" mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam.

---------- Nguyễn Tuân qua cách xây dựng nhân vật Huấn Cao một lần nữa làm nổi bật lên vẻ đẹp của bức tượng đài trong lịch sử- Cao Bá Quát. Huấn Cao được lấy nguyên mẫu từ con người tài hoa, đức độ Cao Bá Quất và mang trong mình vẻ đẹp của tài năng, khí phách, thiên lương.

------------- Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người "chọc trời khuấy nước".

---------- Đồng thời, Huấn Cao là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Với người anh hùng ấy, chốn ngục tù là nơi dừng chân, bến nghỉ: "Chạy mỏi chân thì hãy ở tù", cái chết là minh chứng cho sự kiên cường, bất khuất trước tội ác kẻ thù. Sự quát nạt và đe dọa của bọn canh tù không làm ông để ý. Huấn Cao đã muốn làm và làm cho bằng được , không có một thế lực nào có thể cản trở, không một trò hèn hạ, ti tiện nào trong chốn ngục tù này lại khiến ông lo sợ. Ngay cả khi được đối xử biệt đãi, trước thái độ ân cần của viên quản ngục, ông điềm nhiên không để ý đến, hơn thế còn tỏ thái độ khinh bạc "Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh lúc chưa bị giam cầm."

--------------- Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Trong ngục tối, ông vẫn giành tài hoa của mình cho người khác :"Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Nơi ngục tù tăm tối ánh sáng dường như không thể soi tới bất ngờ bừng sáng lên với nét chữ tung hoành, với thiên lương trong sáng. Huấn Cao muốn truyền cái tài hoa, trong sáng cho những người tri âm, tri kỉ. Lời dặn dò cuối cùng của ông với viên quản ngục cũng thể hiện quan niệm đẹp đẽ của ông với cuộc đời, đồng thời đó cũng là quan điểm nghệ thuật của Nguyên Tuân: " Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người.... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện.

------------ Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người. Ông là sự kết hợp hài hòa giữa tài năng, khí phách và thiên lương trong sáng. Và đặc biệt, càng tỏa sáng khi Nguyễn Tuân đã mang cái đẹp vào nơi ngục tối, nơi mà chưa bao giờ thắp lên cái đẹp. "Chữ người tử tù" của Nguyên Tuân đã trở thành bức tượng đài trong văn học Việt Nam, như nhà văn Nguyễn Khải từng thốt lên rằng: "Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết "Chữ người tử tù". Đó là thần mượn tay người viết nên những trang văn bất hủ ấy".
 
Top Bottom