[Ngữ Văn 11] Nhận xét giúp em bài nghị luận về bài thơ Chiều tối

B

besamvn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề:bài thơ Chiều tối thể hiện tấm lòng nhân ái đến quên mình của Hồ Chí Minh, em hãy làm rõ nhận định trên

BÀI LÀM
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
“Người” mà Tố Hữu đề cập đến ở đây là ai? Vâng! Đó chính là Hồ Chủ tịch- vị cha già kính yêu của dân tộc ta, người đã từng trải qua hơn ba mươi năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, người đã dẫn dắt lớp lớp nhân dân Việt Nam ta dành lại hòa bình. Với tấm lòng nhân ái , yêu nước thương nòi, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả quãng đời riêng để cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Và tấm lòng nhân ái đến quên mình ấy của Bác đã được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Chiều tối”.
“Chiều tối” là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập “Nhật ký trong tù”. Cảm hứng của bài thơ đươc gợi lên trên đường chuyển lao của tác giả từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

Hai câu đầu tả cảnh vật trong buổi chiều tối, thế nhưng câu thơ không chỉ đơn giản là ghi lại cảnh vật mà còn bộc lộ tình cảm của nhà thơ.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không’

Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao biết chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ? Như thế nghĩa là cảm xúc từ trong lòng chim mà ra chăng? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mỏi mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Đó là nét tương đồng với cảm giác của nhân vật trữ tình lúc này: mệt mỏi, rã rời và cảm thấy cô đơn trên con đường đầy gian khổ của mình. Chòm mây trì hoãn, chậm chạp trôi từ chân trời này sang chân trời khác không biết bao giờ mới tới nơi, con đường của mây mới xa xôi và vô hạn biết chừng nào! Và hiển nhiên, khi trời tối nó vẫn còn lững lơ bay giữa tầng không, đó là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng.
Mệt mỏi đấy, rã rời đấy nhưng Bác chưa bao giờ chán nản, chưa bao giờ buôn xuôi. Bởi lẽ vẫn còn đó cả một cộng đồng dân tộc bị áp bức đang chờ đợi một người có đủ tài trí để lãnh đạo họ đứng lên giành độc lập. Có lẽ, đã có lúc Người cũng giống như chú chim kia, cũng cảm thấy mỏi mệt, cũng muốn tìm lấy cho mình một chốn dừng chân trên con đường dài muôn dặm, thế nhưng ý thức cá nhân, ý thức dân tộc cùng tấm lòng nhân ái đã tiếp thêm sức mạnh cho con người ấy, và trên đường đi đầy gian lao, khổ cực của mình, Người vẫn lạc quan, yêu đời, Người vẫn mở hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của thiên nhiên. Cảm phục thay tấm lòng bao la, tấm lòng nhân ái đến quên mình của Bác. Chỉ có yêu dân, chỉ có thương dân như con mới có thể chịu đựng và hi sinh nhiều như thế!
Chỉ qua hai câu thơ mà vừa tả cảnh, vừa tả tình. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển, đó là cái tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Đến hai câu sau, bản lĩnh cứng cáp đã giúp người tù nhanh chóng thoát khỏi cô đơn và mệt mỏi để phát hiện ra sức sống:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
Hình ảnh “cô em xóm núi” trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cô em, bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong , bếp đã hồng lại tượng trưng cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc điệp liên hoàn: “ma bao túc”, “bao túc ma”. Hoạt dộng xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. Ở đó, người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hòa cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian đã trở thành nhịp điệu của sự sống.
Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”. Bài thơ mang tên “chiều tối” nhưng lại kết thúc bằng một thứ ánh sáng rực rỡ. Chữ “hồng” chính là “nhãn tự” của bài thơ, thu được cả linh hồn, sức sống của toàn bài, nó tạo nên mạch vận động tuyến tính, đó là sự vận động của tự nhiên: đi từ tối tăm, lạnh lẽo, vắng vẻ nhưng sự vận động của mạch thơ lại là sáng rực, ấm áp, vui vẻ. Bút pháp “điểm nhãn” được tác giả sử dụng thành công, chỉ với một từ đã làm sáng rực cả bài thơ. Điều đó thể hiện niềm tin tưởng, ý chí kiêng cường của người tù cộng sản. Thế mới biết, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt tới đâu, nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Không có một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu con người rực cháy trong tim thì không thể nào ghi lại được hình ảnh một ngọn lửa đẹp đến thế trong thơ. Với một từ “hồng”, Bác đã thắp lên cho mình và cả toàn thể dân tộc một thứ ánh sáng, một tia hi vọng về tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Trong những tháng ngày bị bắt, Bác đã bị giải đi rất nhiều nhà lao, trải qua biết bao gian lao và khổ cực, thế nhưng Người chưa bao giờ có một lời than vãn, ngược lại vẫn luôn lạc quan, tự động viên mình, động viên ý chí cả đồng bào bằng những vầng thơ sâu sắc, chứa chan tình cảm:
“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa, rách hết giày;
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ ,
Ngồi trên hố xí đợi ban mai”
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
Đọc bài thơ này, ta mới có dịp hiểu thêm những gian nan mà Bác phải trải qua. Thế nhưng cuối bài, lại là một thứ ánh sáng rực rỡ của “ban mai”. Bác luôn hi vọng về cái tốt đẹp của mai sau để có dũng khí đối diện với những khó khăn, vất vả hiện tại, và có đối diện, có vượt qua được khó khăn, vất vả hiện tại thì Bác mới có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình ở tương lai. Toàn thể hơn một triệu đồng bào đang chờ đợi sự dìu dắt của một con người.
Bài thơ bốn dòng, hai mươi bảy chữ, đã thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại, kiêng cường vượt qua mọi hoàn cảnh sống và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh-người chiến sĩ, nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người ta càng cảm nhận được tấm lòng nhân ái, yêu nước thương nòi và hi sinh đến quên mình của Bác.



Mong các bạn tham khảo và cho mình lời nhận xét, mình thấy đề này lạ quá, làm đại, không biết ra sao nữa

Mọi nhận xét xin gửi BêsBessam@gmail.com giúp mình nha!Thanks!
 
H

hocmai.nguvan

Đề:bài thơ Chiều tối thể hiện tấm lòng nhân ái đến quên mình của Hồ Chí Minh, em hãy làm rõ nhận định trên

BÀI LÀM
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
“Người” mà Tố Hữu đề cập đến ở đây là ai? Vâng! Đó chính là Hồ Chủ tịch- vị cha già kính yêu của dân tộc ta, người đã từng trải qua hơn ba mươi năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, người đã dẫn dắt lớp lớp nhân dân Việt Nam ta dành lại hòa bình. Với tấm lòng nhân ái , yêu nước thương nòi, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả quãng đời riêng để cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Và tấm lòng nhân ái đến quên mình ấy của Bác đã được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Chiều tối”.
“Chiều tối” là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập “Nhật ký trong tù”. Cảm hứng của bài thơ đươc gợi lên trên đường chuyển lao của tác giả từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

Hai câu đầu tả cảnh vật trong buổi chiều tối, thế nhưng câu thơ không chỉ đơn giản là ghi lại cảnh vật mà còn bộc lộ tình cảm của nhà thơ.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không’

Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao biết chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ? Như thế nghĩa là cảm xúc từ trong lòng chim mà ra chăng? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mỏi mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Đó là nét tương đồng với cảm giác của nhân vật trữ tình lúc này: mệt mỏi, rã rời và cảm thấy cô đơn trên con đường đầy gian khổ của mình. Chòm mây trì hoãn, chậm chạp trôi từ chân trời này sang chân trời khác không biết bao giờ mới tới nơi, con đường của mây mới xa xôi và vô hạn biết chừng nào! Và hiển nhiên, khi trời tối nó vẫn còn lững lơ bay giữa tầng không, đó là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng.
Mệt mỏi đấy, rã rời đấy nhưng Bác chưa bao giờ chán nản, chưa bao giờ buôn xuôi. Bởi lẽ vẫn còn đó cả một cộng đồng dân tộc bị áp bức đang chờ đợi một người có đủ tài trí để lãnh đạo họ đứng lên giành độc lập. Có lẽ, đã có lúc Người cũng giống như chú chim kia, cũng cảm thấy mỏi mệt, cũng muốn tìm lấy cho mình một chốn dừng chân trên con đường dài muôn dặm, thế nhưng ý thức cá nhân, ý thức dân tộc cùng tấm lòng nhân ái đã tiếp thêm sức mạnh cho con người ấy, và trên đường đi đầy gian lao, khổ cực của mình, Người vẫn lạc quan, yêu đời, Người vẫn mở hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của thiên nhiên. Cảm phục thay tấm lòng bao la, tấm lòng nhân ái đến quên mình của Bác. Chỉ có yêu dân, chỉ có thương dân như con mới có thể chịu đựng và hi sinh nhiều như thế!
Chỉ qua hai câu thơ mà vừa tả cảnh, vừa tả tình. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển, đó là cái tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Đến hai câu sau, bản lĩnh cứng cáp đã giúp người tù nhanh chóng thoát khỏi cô đơn và mệt mỏi để phát hiện ra sức sống:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
Hình ảnh “cô em xóm núi” trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cô em, bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong , bếp đã hồng lại tượng trưng cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc điệp liên hoàn: “ma bao túc”, “bao túc ma”. Hoạt dộng xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. Ở đó, người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hòa cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian đã trở thành nhịp điệu của sự sống.
Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”. Bài thơ mang tên “chiều tối” nhưng lại kết thúc bằng một thứ ánh sáng rực rỡ. Chữ “hồng” chính là “nhãn tự” của bài thơ, thu được cả linh hồn, sức sống của toàn bài, nó tạo nên mạch vận động tuyến tính, đó là sự vận động của tự nhiên: đi từ tối tăm, lạnh lẽo, vắng vẻ nhưng sự vận động của mạch thơ lại là sáng rực, ấm áp, vui vẻ. Bút pháp “điểm nhãn” được tác giả sử dụng thành công, chỉ với một từ đã làm sáng rực cả bài thơ. Điều đó thể hiện niềm tin tưởng, ý chí kiêng cường của người tù cộng sản. Thế mới biết, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt tới đâu, nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Không có một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu con người rực cháy trong tim thì không thể nào ghi lại được hình ảnh một ngọn lửa đẹp đến thế trong thơ. Với một từ “hồng”, Bác đã thắp lên cho mình và cả toàn thể dân tộc một thứ ánh sáng, một tia hi vọng về tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Trong những tháng ngày bị bắt, Bác đã bị giải đi rất nhiều nhà lao, trải qua biết bao gian lao và khổ cực, thế nhưng Người chưa bao giờ có một lời than vãn, ngược lại vẫn luôn lạc quan, tự động viên mình, động viên ý chí cả đồng bào bằng những vầng thơ sâu sắc, chứa chan tình cảm:
“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa, rách hết giày;
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ ,
Ngồi trên hố xí đợi ban mai”
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
Đọc bài thơ này, ta mới có dịp hiểu thêm những gian nan mà Bác phải trải qua. Thế nhưng cuối bài, lại là một thứ ánh sáng rực rỡ của “ban mai”. Bác luôn hi vọng về cái tốt đẹp của mai sau để có dũng khí đối diện với những khó khăn, vất vả hiện tại, và có đối diện, có vượt qua được khó khăn, vất vả hiện tại thì Bác mới có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình ở tương lai. Toàn thể hơn một triệu đồng bào đang chờ đợi sự dìu dắt của một con người.
Bài thơ bốn dòng, hai mươi bảy chữ, đã thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại, kiêng cường vượt qua mọi hoàn cảnh sống và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh-người chiến sĩ, nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người ta càng cảm nhận được tấm lòng nhân ái, yêu nước thương nòi và hi sinh đến quên mình của Bác.



Mong các bạn tham khảo và cho mình lời nhận xét, mình thấy đề này lạ quá, làm đại, không biết ra sao nữa

Mọi nhận xét xin gửi BêsBessam@gmail.com giúp mình nha!Thanks!

Chào em!
Nhìn chung bài viết của e đi khá đúng hướng, tuy nhiên chưa làm nổi bật được tinh thần nhân ái của Người trong bài thơ này, đôi chỗ diễn đạt của em còn hơi vụng. Chẳng hạn câu: Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao biết chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ? Như thế nghĩa là cảm xúc từ trong lòng chim mà ra chăng?
Chú ý nhé, câu này diễn đạt hơi có vấn đề.
Thực ra đề bài này không lạ chút nào em à.
Để làm rõ tinh thần nhân ái trong bài thơ Chiều tối, em cần phân tích được 2 luận điểm chính
+ Tình yêu thiên nhiên, đồng cảm với thiên nhiên
+ Tinh thần nhân đạo: sự đồng cảm với công việc lao động mệt nhọc của cô thôn nữ vùng sơn cước
Với mỗi ý này em không chỉ phân tích được ý trong bài thơ mà em cần có sự liên hệ tới các bài thơ khác trong Nhật ký trong tù nói riêng và thơ Bác nói chung.
Chẳng hạn với tinh thần nhân đạo (yêu thương con người) em có thể lấy ví dụ trong Nhật ký trong tù rất nhiều:
Tình yêu thương của Người không phân biệt tuổi tác, giới tính, nó vượt ra khỏi phạm vi của 1 quốc gia, dân tộc. Ngay chính những con người ở nơi đất khách, quê người Người vẫn luôn hướng lòng mình để đồng cảm, để yêu thương với họ. Đó có thể là một người bạn tù, một em bé phải theo mẹ ở nhà pha....
Với đề bài này cần chú ý tránh sa vào phân tích tác phẩm mà không chú ý đến trọng tâm của đề em nhé!
Nếu có thắc mắc gì cần hỏi em có thể hỏi lại ngay trong chủ đề này
Chúc em học tốt!
Thân ái!
 
B

besamvn

em xin chân thành cảm ơn lời góp ý quí báo của......diễn đàn
Em thấy mình chưa hiểu sâu được vấn đề này,chỉ hiểu được đơn giản "nhân ái đến quên mình" là yêu thương con người và sẵn sàng hi sinh đến quên mình thôi, em quả thật còn non quá!
Dù đã có tham khảo một số tài liệu và đưa nó vào bài viết nhưng bài viết của em chỉ được đến chừng này thôi, thật là tệ.....
Không biết có bí quyết nào để xác định những luận điểm chính khi đọc một đề văn không ạ?
 
V

vanhelsing9x

em xin chân thành cảm ơn lời góp ý quí báo của......diễn đàn
Em thấy mình chưa hiểu sâu được vấn đề này,chỉ hiểu được đơn giản "nhân ái đến quên mình" là yêu thương con người và sẵn sàng hi sinh đến quên mình thôi, em quả thật còn non quá!
Dù đã có tham khảo một số tài liệu và đưa nó vào bài viết nhưng bài viết của em chỉ được đến chừng này thôi, thật là tệ.....
Không biết có bí quyết nào để xác định những luận điểm chính khi đọc một đề văn không ạ?
bạn văn bạn làm hay lắm , cám ưn nhá:) mình đang thi học kỳ môn văn nên tham khảo của bạn
 
K

kazuhav.i.p

bạn đọc lại kết bài nha. phải là 28 chữ. nói chung bài bạn có biết cách khai thác,nhưng khai thác chưa sâu.
 
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Để xác định đúng luận điểm khi đọc 1 đề văn thì em cần làm tốt thao tác tìm hiểu và phân tích đề.
Hãy xác định dạng đề. Tức là kiểu bài nghị luận: chứng minh, phân tích hay giải thích...Điều này sẽ giúp em vận dụng đúng thao tác nghị luận trong bài
Sau đó hãy đọc lại đề bài nhiều lần và xác định những từ trọng tâm thể hiện yêu cầu của đề, chỉ là nội dung và giới hạn của nó.
sau khi xác định được nội dung rồi em hãy tìm ý và lập dàn ý. Hãy đi vào trọng tâm yêu cầu của đề để lập dàn ý nhé
 
B

besamvn

cảm ơn bạn Kazuhav.i.p!! Hihi! Mình gấp quá nên đếm chưa chính xác. Mà mình cũng ngốc thật há, bài thơ thất ngôn tứ tuệt 7x4=28, vậy mà mình cũng đi lật sách ra đếm, mà đếm cũng sai nữa
 
Top Bottom