[Ngữ văn 11] Một số bài văn góp nhặt

K

khongcanbietten

K

khongcanbietten

Đề: Cảm nghĩ của em về câu nói:"Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương"

Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau”. Bạn hãy tưởng tượng trái đất này sẽ như thế nào nều không có tình yêu thương của nhân loại? Lúc ấy lòng người sẽ lạnh lẽo và trái tim dương như trở thành băng giá mặc cho dù mặt trời vẫn ngày ngày chiếu sáng ấm áp khắp muôn nơi. Thật thấm thía khi ai đó nói rằng: “ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà chính là nơi không có tình thương”.

Bắc Cực là một vùng đất ở cực bắc của trái đất. ở nơi âý, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm băng giá, mọi sinh vật đều khó tồn tại và phát triển. Vì thế mà nó được coi là nơi lạnh nhất. Nhưng khi đặt trong mối quan hệ với nhu cầu sống của con người thì Bắc Cực chưa phải là chỗ lạnh nhất nếu so với nơi không có tình thương. Tình thương là một tình cảm thiêng liêng tạo sự gắn bó và ý thức trách nhiệm của con người với nhau. Vì thế mà nơi không có tình thương là nơi con ngươi sống với nhau không có sự gắn bó, hòa hợp về tình cảm và không có trách nhiễm xuất phát từ tình cảm. Từ lạnh ở đây được đặt trong hai vế so sánh nên được hiểu theo hai trường nghĩa khác nhau. Cái lạnh ở Bắc Cực hoàn toàn khắc hẳn với cái lạnh ở nơi không có tình thương. Lạnh thực tế là cảm giác của con người khi nhiệt độ thời tiết hạ thấp xuống, nó cũng là cảm nhận của con người khi không tìm được mối liên hệ giữa mình và mọi người xung quanh. Tình thương chính là hơi ấm xua tan giá lạnh, là nghị lực giúp con người chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống, để con người không chỉ sống mà còn hạnh phúc trong chính cuộc sống đó.

Con người luôn có khả năng chống chọi với mọi điều kiện lạnh giá của thời tiết. Vì thế cho nên Bắc Cực vẫn chưa là nơi lạnh nhất. Du khó khăn tồn tại và phát triển nhưng ở đó vẫn có những động vật tồn tại được vì chúng thích nghi với thời tiết nhờ lớp mỡ dày, bộ lông dày. Còn con người vẫn có thể sống và tồn tại ở những vùng đất ấy, họ có thể mặc áo lông thú, đốt lửa để sưởi ấm, sống trong nhà băng và bắt cá hồi. Vì thế dù ở nơi nào quanh năm băng tuyết, chỉ cần có thể lực, được rèn luyện sức chịu đựng đồng thời có những phương tiện hỗ trợ do con người tạo nên là sẽ ngăn chặn tác động xấu của cái lạnh vào cơ thể. Dù phải sống ở những nơi có độ ẩm như thế nhưng bên trong con người vẫn cảm nhận được sự ấm áp của lửa cháy và vẫn cố gắng hòa nhập thích ứng với môi trường sống. Đó chính là nguyên nhân và cũng là kết quả chứng minh rằng Bắc Cưc chưa phải là nơi lạnh nhất. Nhưng không có tình thương thì khác. Cảm giác lạnh mà nó mang tới không gì chống đỡ được. Đã bao giờ bạn cảm thấy trống vắng cô đơn? Đã bao giờ bạn cảm thấy lạnh và khát khao tìm một nguồn hơi ấm cho tâm hồn? Có lẽ cái mà bạn cần khi ấy không có gì ngoài tình yêu thương. Người bố thương con cả cuộc đời buôn tẩu làm ăn lo cho cuộc sống gia đình. Người mẹ thương con nuôi nấng, dạy dỗ con nên người ,hi sinh tất cả vì con. Người anh thương em qua thái độ nhường cho em mẩu bánh mì ngon. Người con thương gia đình bằng tất cả tấm lòng hiếu thảo. Đôi nam nữ thương nhau trao cho nhau những tình cảm mặn nồng. Đó là tình yêu thương mà chúng ta từng bắt gặp trong cuộc sống. Song để tình yêu thương tồn tại bền lâu, mỗi con người không chỉ là con người được yêu thương mà còn phải là người biết yêu thương “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho đi tức là sẽ nhận được bởi những gì cho đi sẽ còn mãi. Khi ấy người được yêu thương sẽ không thấy cô độc, sợ hãi, sẽ trở nên vững tin và cảm nhận được hạnh phúc khi bản thân mình được yêu thương. Khi đem tình yêu thương đến cho người khác một cách thật lòng , ta sẽ trở nên Người hơn, Người với một nghĩa thật sự, trở nên vị tha, độ lượng trong việc làm và suy nghĩ, mang điều tốt đẹp cho người khác một cách vô tư thoải mái. Tình thương từ đó đã trở thành một tình cảm cao cả đem lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận. Những điều cho đi sẽ không hề mất, dù ta xác định rằng chỉ “để gió cuốn đi” như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng nói thì trong thực tế gió cũng không thể cuốn đi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của con người. Tình yêu thương đã gắn bó con người với nhau, đã tạo những mối quan hệ tốt đẹp, đem lại cho con người sức mạnh, thậm chí có thể nhân đôi sức mạnh để con người có thể chống chọi những điều kiện khắc nghiệt của cuộc sống.

Hãy thử tưởng tượng nếu chúng ta đang sống ở những nơi không có tình thương, khi ấy trái tim con người sẽ thành băng tuyết trong cô đơn, cằn cỗi, khô khan, ích kỉ. Vì việc thiếu tình thương sẽ nới lỏng mối quan hệ giữa con người với con người, làm sự sống trở nên mong manh, yếu ớt trước tai họa, trước những điều bất trắc có thể xảy ra. Không có tình thương, con người sẽ sống vô tình, thờ ơ trước đau khổ của người khác, không nhận ra ý nghĩa nhân văn của cuộc sống. Nếu như mọi người sống không có tình thương thì người ăn mày sẽ không bao giờ có một chén cơm để ăn khi đói lòng, trẻ mồ côi sẽ không bao giờ được chăm sóc, trẻ em mù sẽ mãi tăm tối, không cảm nhận được hơi ấm của cộng đồng, sẽ không ai rơi nước mắt cho những cuộc đời nhiễm chất độc màu da cam, sẽ không ai bênh vực những con người vô tội. Lúc ấy cuộc đời thật đáng buồn và vô nghĩa. Vì thế mà sức mạnh của tình thương sẽ sưởi ấm và giúp con người chiến thắng tất cả ngay khi cuộc sống tưởng như không thể chịu đựng nổi.

Câu nói trên là một lời khẳng định đúng đắn. Nó xuất phát từ hiểu biết đầy đủ về vai trò và khái niệm của tình thương, từ tiêu chí cuộc sống con người văn minh. Con người văn minh không chỉ được đảm bảo về đời sống vật chất mà còn cần một đời sống tinh thần phong phú, giàu tính nhân văn và điều làm nên cuộc sông nhân văn không thể thiếu vai trò của tình thương con người. Vì tình thương chân thành giúp con người có cuộc sống lành mạnh và tích cực. Câu nói là một gợi mở về con đường xây dựng cuộc sống lí tưởng cho con người. Nó nhắc nhở ta việc bồi đắp tâm hồn, nâng đỡ tình yêu thương để có thể sẻ chia, cảm thông và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ cần đến chúng ta.

Nơi nào không có tình thương thì đó là một mảnh đất thật đáng sợ hơn cái lạnh của vùng Bắc Cực. Vì vậy mỗi con người chúng ta sống luôn luôn cần tình cảm yêu thương, sự vỗ về, an ủi, niềm động viên, khích lệ. Như có nhà thơ đã từng kêu gọi “con người ơi hãy thương lấy con người” , hãy biết yêu thương và tìm cho mình một tình yêu thương chân thành. Điều đó sẽ vun đắp cho chúng ta một cuộc đời tươi đẹp, tràn ngập niềm vui và niềm tin yêu, hy vọng.

Nguồn: baogiaoduc.edu.vn
 
K

khongcanbietten

Đề: Cảm nghĩ của em về câu nói:"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh, thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy, thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Rõ ràng từ xưa ông cha ta đã từng quan niệm nguyên khí của quốc gia vừa là khát vọng, vừa là sức sống của dân tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, mới cấp sách đến trường, tôi đã được các thầy cô dạy về lòng tự hào quê hương.

Lịch sử nhân loại, việc dùng người mỗi thời khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử, thời thế và vai trò, nhiệm vụ. Người chân chính có thực tài thật là hiếm hoi, cần phải biết tìm, biết trân trọng.
Đất nước ta, từ xưa đến nay lúc nào cũng nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà người hiền tài đó được khơi ra như thế nào. Có nghĩa là khi được quan tâm, trọng dụng thì hiền tài sẽ có nhiều. Người có học vấn thường có khả năng phán đoán và nhận định tình hình sáng suốt hơn người thường. Thời phong kiến, ở nước ta đã có biết bao bài học khi biết trọng dụng trí thức thì công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống ngoại xâm và xây dựng đất nước phát triển rất hiệu quả nhờ tầng lớp trí thức khơi dậy, hoà đồng với nhân dân xã thân vì nghiệp lớn. “Hịch tướng sĩ “ của Trần Quốc Tuấn, “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” là một bài thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền của đất nước, Nguyễn Trãi với bảng hùng văn lịch sử “Bình Ngô đại cáo” là minh chứng cho sự sáng suốt của các bậc tiền nhân biết quý trọng, coi trọng và sử dụng tri thức trong các cuộc chiến tranh trên mật trận trí tuệ.
Thời kỳ cách mạng còn trong “trứng nước” Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tư duy, tầm nhìn sáng suốt và uy tín to lớn đã cảm hóa, thuyết phục được nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu tham gia khối đại đoàn kết dân tộc bất chấp hiểm nguy đi theo cách mạng, hy sinh cho nghiệp lớn.
Cổ nhân đã dạy :”Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” có nghĩa là ngay cả người tầm thường cũng phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của đất nước. Trí thức lại càng phải có trách nhiệm hơn thế!. Ngày nay, tiếp tục truyền thống của cha ông, trí thức cần được rèn luyện để trở thành hiền tài có vai trò và trách nhiệm cống hiến tài năng vào tiến trình phát triển đất nước. Tri thức thời nay là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sáng tạo ra các giá trị tinh thần, tôn trọng chân lý nhưng được nâng lên tầm cao mới theo tư duy của xã hội dân chủ và phù hợp với thời đại toàn cầu hóa của nền kinh tế tri thức.
Chúng ta tin vào sức năng động tự thân của dân tộc, sự sáng tạo và bền bỉ của giới trí thức như ngọn lửa bùng lên để những người có trọng trách biết suy nghĩ, trọng dụng, quy tụ, sử dụng đội ngũ trí thức, nhất là các bậc trí thức lão thành, tâm huyết có kinh nghiệm, bản lãnh hiến kế cho tiến trình xây dựng đất nước. Các bậc trí thức hàng đầu của đất nước, theo quy luật của tạo hóa sẽ có lúc phải ngừng nghỉ, đó là khoảng trống mênh mông để lại.
Nhìn xa hơn, hiền tài phải được hướng tới lớp người trẻ tuổi bởi vì họ mới là lớp người có khả năng tiếp thu cái mới, sáng tạo, phụng sự đất nước khi còn sung sức. Khơi nguồn hiền tài từ lớp trẻ, đặc biệt là tuổi trẻ trí thức là con đường lâu dài và đúng đắn nhất. Cần tạo môi trường cho trí thức làm việc, phát huy năng lực, đãi ngộ xứng đáng công sức, thành quả họ mang lại. Tuy nhiên, vẫn có luồng ý kiến, trí thức chân chính không cần đãi ngộ, họ sẽ tự biết tìm cách để sáng tạo và tự sử dụng mình vào những công việc hữu ích cho tổ quốc.
Nếu chúng ta hiểu một cách sâu sa chân lý “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” không cần phải đốt đuốc lên mới thấy được người có thực tài mà chỉ cần có kế sách cụ thể, thực sự trân trọng tài năng, khiêm nhường mời gọi người tâm huyết để khơi nguồn hiền tài còn rất nhiều tiềm năng của đất nước để làm cho đất nước hưng thịnh và hiền tài ngày một nhiều thêm.

Trước kia, bây giờ và mãi mãi sau này “hiền tài” luôn là “nguyên khí” của quốc gia, là nguồn tài nguyên và động lực to lớn để đất nước đi lên.Ngày nay có thể hiểu hiền tài không chỉ là trí thức, mà là tất cả những ai có năng lực, có tâm huyết và khát vọng cống hiến cho đất nước, cho dân tộc.

Nguồn: yume.vn
 
Top Bottom