[Ngữ văn 11] Giúp mình đề văn bài viết số 5

N

nhokquay98

1. Thế nào là tự học ? - Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.
2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ? - Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học. - Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn. - Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.
3. Tự học như thế nào để đạt hiệu quả ?
- Có hai kiểu tự học chính: tự học có người chỉ dẫn và tự học không có người chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù học theo kiểu nào, hình thức tự học quan trọng nhất vẫn là đọc sách. (Gần đây có thêm hình thức truy cập thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên đó cũng chỉ là nguồn thông tin khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là cách đọc và xử lý thông tin của người tự học) - Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả . - Quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu . - Lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là "những trường đại học của tôi"....Việt Nam cũng có những tấm gương như thế :Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn tự học không ngừng ở nhiều lĩnh vực, biết nhiều ngọai ngữ; học giả Đào Duy Anh, tác giả nhiều từ điển, nhiều công trình nổi tiếng ....vv
ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Mười tám tuổi, mười tám năm góp mặt trên sự sống này đã bao giờ bạn ngưng lại dù chỉ một phút thôi để xem mình đã làm những gì ? bạn đã sống chỉ vì bản thân? Sống chỉ để tồn tại hay sống để làm nên giá trị của cuộc đời ? bạn đã sống thế nào cho quê hương xứ sở ? sống thế nào cho tổ quốc thân yêu? đã bao giờ bạn nghĩ đến trách nhiệm với hai từ đất nước? "Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ" Thế đấy ! Xuyên suốt dải đất hình chữ S đó là máu xương của mình, là da là thịt, là chính bản thân mình. Chính mình, chính mình đấy bạn biết không ? Trách nhiệm với đất nước là trách nhiệm với chính bản thân mình. Vậy mà! Có mấy người biết sống giá trị? Biết sống có trách nhiệm với chính mình khi mà thực trạng gần đây chính họ- thế hệ

-Phải biết hoá thân cho quê hương xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đòi..."
 
R

rutifuentoran

Nghị luận về vấn đề tự học
Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng. .
Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ
năng, nhận thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn... Nếu
học là quá trình tìm hiểu , thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng của
bản thân thì tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tìm hiểu , lĩnh hội tri
thức và hình thành kỹ năng cho mình..

Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng :khi nghe giảng ,đọc sách hay làm bài tập , cần tích cực suy nghĩ , ghi chép , sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân . Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô,…Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.

Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
Khi nghe giảng, người học phải chon lọc những gì cần học rồi mới ghi
chép. Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa
rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất
của vấn đề.
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống . Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân

Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức
của mình .Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không
ai có thể học hộ , học giúp . Bù lại , phần thưởng của tự học thật xứng
đáng : đó là niềm vui , niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức
Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào
lịch sử .Chẳng phải Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng ,
nhờ tự học Người đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc.Hay Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ ,không được đi học , bằng tinh thần tự học ông đã trở thành đại văn hào Nga hay sao?Và ,chỉ riêng nước nhà ta thôi,còn rất nhiều những tấm gương khác nữa như Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học đã trở thành bậc hiền
tài , làm rạng danh cho gia đình ,quê hương.
vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê , ham học, ham hiểu biết , giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức . Có như vậy ta mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn
tới những ước mơ, hoài bão của mình .
nguồn google
 
Top Bottom