[Ngữ Văn 11]Chiều tối và Tràng Giang

H

hocmai.nguvan

- Nét cổ điển:
+ Giống: đều sử dụng những hình ảnh quen thuộc, chất liệu của thơ ca cổ điển: hình ảnh cánh chim; chòm mây, thời gian: đều vào buổi chiều => tình yêu thiên nhiên
+ Khác:
Chiều tối: tính cổ điển còn thể hiện ở việc sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, không gian rừng núi
Tràng giang: không gian: sông nước: hình ảnh mang đậm tính Đường thi: dòng sông, khói sóng, nỗi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn
- Hiện đại:
2 bài thơ đều mang nét hiện đại trong từng mạch cảm xúc
Chiều tối: hình ảnh thơ luôn có sự vận động: hình ảnh con người lao động khoẻ khoắn với công việc xay ngô và đặc biệt là hình ảnh lò than rực hồng=> lạc quan, niềm tin yêu vào ngày mai tươi sáng
Tràng giang: so sánh câu thơ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà và câu thơ của Thôi Hiệu: Nhật mộ...sử nhân sầu=> hiện đại: tâm sự của người thanh niên trước thời cuộc không biết đi đâu về đâu và nỗi nhớ quê hương da diết.
 
Top Bottom