[Ngữ Văn 11] Chí Phèo

C

cong_chua_buong_binh_605

H

hocmai.nguvan

Chào em!
Thực ra về kết cấu của tác phẩm Chí Phèo cũng không có gì quá phức tạp đâu.
Trước hết, chúng ta phải thấy rằng truyện Chí Phèo có kết cấu đầu cuối tương ứng (hay còn gọi là kết cấu vòng tròn): mở đầu truyện là hình ảnh Chí Phèo bên cái lò gạch bị bỏ hoang và kết thúc cũng là hình ảnh lò gạch: khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và nghĩ tới cái lò gạch.
Với kết cấu như vậy, đặc biệt là chi tiết cuối truyện, cho chúng ta thấy: tuy Chí Phèo chết đi nhưng lại hứa hẹn 1 Chí Phèo con ra đời. Điều này có ý nghĩa như thế nào?
Trong XH nửa thực dân, nửa PK, khi mà mâu thuẫn giai cấp chưa được xoá bỏ, khi mà người nông dân vẫn bị bọn địa chủ, cường hào ác bá chà đạp lên khiến họ bị tha hoá cả về nhân hình và nhân tính thì dù cho Binh Chức, Năm Thọ hay Chí Phèo chết đi thì cũng sẽ vẫn xuất hiện một Binh Chức hay một Năm Thọ hay một Chí Phèo mới ra đời. Cái bi kịch lưu manh hoá của người nông dân vẫn cứ xảy ra và tiếp diễn. Cuộc sống của người nông dân sẽ cứ rơi vào cái vòng luẩn quẩn, tăm tối ấy.
Rõ ràng, kết cấu vòng tròn ở đây mang giá trị tố cáo hết sức sâu sắc đồng thời cũng thể hiện giá trị nhân văn cao cả.
Tác phẩm tố cáo hiện thực Xã hội đen tối đã đẩy người nông dân từ 1 người hiền lành, chất phác thành một kẻ lưu manh hoá, trở thành con quỉ dữ của làng Vũ Đại.
Truyện Chí Phèo cũng qua đó mà lên tiếng cảm thông và bênh vực cho số phận của con người.
Tuy nhiên, với kết cấu vòng tròn này cũng cho thấy hạn chế của tác phẩm: nhà văn chưa nhìn ra được lối thoát cho người nông dân, số phận của họ cứ mãi quẩn quanh trong vòng bế tắc, cũng giống như Chị Dậu trong Tắt đèn: chị chạy ra ngoài trời, trời đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị hay trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan cũng vậy.
 
Top Bottom