[Ngữ văn 11] Cái sợ nhất chính là căn bệnh không chịu lắng nghe một tệ nạn hết sức phổ biến

M

mrnam95

H

hocmai.nguvan

Em thân mến!
Để giải quyết bài tập này, chị có thể hướng dẫn em với một số gợi ý sau:
"Cái sợ nhất chính là căn bệnh không chịu lắng nghe đó là một tệ nạn hết sức phổ biến"
Trước hết phải thấy rằng đề bài này tuy là 1 câu nói nhưng nó lại nhắc đến 1 hiện tượng trong xã hội.
- Giải thích câu nói:
+ Căn bệnh không chịu lắng nghe: Thế nào là không chịu lắng nghe?
Khi ai đó khuyên răn mình, nói cho mình những điều hay lẽ phải và nhắc nhở mình tránh xa những thứ xấu mà mình không thèm để ý, không thèm nghe; Khi ai đó có ý nhiệt tình kể cho mình nghe một câu chuyện, nhưng mình thấy phiền hà và bỏ ngoài tai...khi ai đó tận tình chỉ bảo, giúp đỡ mình nhưng mình xem đó là "dạy đời" và không thèm để ý...đó chính là sự không lắng nghe...
+ Thành tệ nạn phổ biến: ý muốn nói nó tồn tại rất nhiều trong xã hội
Ở đây, tác giả câu nói đã dùng biện pháp ẩn dụ khi nói không chịu lắng nghe là 1 căn bệnh, là một tệ nạn xã hội để thấy được mức độ nghiêm trọng của nó
- Bàn luận về câu nói (nói đến hiện tượng trong xã hội)
"Kẻ nói phải có người nghe" dân gian ta đã có câu tục ngữ như vậy
+ Lợi ích của việc chịu lắng nghe: biết thêm thông tin, trau dồi vốn kiến thức, tránh làm điều sai trái, được người khác tôn trọng....
Dẫn chứng:
+ Nếu như không chịu lắng nghe: dẫn đến hành động sai trái, có thể gây hậu quả nghiêm trọng, khi mình không lắng nghe người khác tức là mình không tôn trọng họ, và khi đó họ cũng sẽ không tôn trọng lại chúng ta...
Dẫn chứng:
- Hiện trạng "không chịu lắng nghe" trong xã hội hiện nay nhất là với lớp trẻ: vì cái tôi, luôn cho mình đúng nên không chịu lắng nghe lời khuyên của bề trên...dẫn đến những hậu quả ntn..., những người bảo thủ, lạc hậu không chịu lắng nghe, tiếp cận với những tri thức tiến bộ, khoa học thì sẽ như thế nào...
- Tuy nhiên cần phân biệt: nghe và lắng nghe; nghe chỉ tiếp nhận thính giác bình thường còn lắng nghe thể hiện cảm nhận của trái tim...
- Lắng nghe như thế nào cho hiệu quả: phần này em có thể tham khảo 1 số bài viết về kỹ năng lắng nghe (nhớ là chỉ đọc và chắt lọc 1 vài ý thôi nhé, ko thì bài viết của em sẽ sang thuyết trình kỹ năng lắng nghe đấy)
Một vài gợi ý, hi vọng có thể giúp em!
Thân ái!
 
Top Bottom