[ngữ văn 11] bài làm văn số 2

Q

quanglinh10a

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

giúp mình với, mình cần gấp........mình cảm ơn nhiều.
càng chi tiết càng tốt nhé

đề 1, SGK , trang 53: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
 
T

thuha_148

Bạn cần tập trung khai thác các ý sau:
-Giá trih hiện thực được thể hiện sinh động, chân thực về khung cảnh, cung cách, lễ nghi sinh hoạt sang trọng, quyền quý, lối sống hưởng thụ xa hoa nơi phủ chúa
- Thể hiện sâu sắc qua thái độ, suy nghĩ của tác giả trước cuộc sống hưởng thụ, lộng quyền nơi phủ chúa
-Bút pháp kí sự đặc sắc: quan sát, ghi chép trung thực, tỷ mỉ, khách quan. Nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, làm nổi bật bản chất của sự việc, nâng cao giá trị hiện thực @-)/:):p

Chúc bạn làm bài tốt
 
T

thuha193

* Với đề bài này, bn cần lưu ý:
- Đây là kiểu bài phân tích một khía cạnh của tác phẩm. Để làm đc điều này, trc tiên bạn cần xác định khía cạnh ấy thuộc phương diện nào của tác phẩm (cụ thể ở bài này là giá trị hiện thực)
- Tiếp theo phân tích những biểu hiện của khía cạnh ấy trong tác phẩm (dẫn chứng)
- Nêu ý nghĩa của khía cạnh ấy đối vs giá trị chung của tác phẩm.
- Đánh giá khía cạnh ấy của tác phẩm trên bình diện văn học và cuộc sống.

* Và đây là dàn ý cụ thể:
1, MB: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm. Sau đó nêu vấn đề cần phân tích.
2, TB:
- Trước tiên cần phân tích đc quanh cảnh và cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa đã được ghi lại qua ngòi bút chân thực, sắc sảo của tác giả.
+ Quang cảnh ở phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy ko đâu sánh bằng: "cảnh giàu sang của vua cúa thực khác hẳn người thường". Giàu sang từ nơi ở đến trong tiện nghi sinh hoạt (dẫn chứng).
+ Cuộc sống sinh hoạt trong phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép, kẻ hầu người hạ,...cực kì cao sang và quyền uy tuyệt đỉnh (dẫn chứng)
~~>Qua cách miêu tả của tác giả có thể thấy phủ chúa phô bày sự giàu sang và cũng ko che giấu sự xa xỉ. Vật và người trong phủ chúa ko chỉ đc dát vàng mà còn đc trát phấn son và bao bọc bởi tầng tầng lớp lớp hương hoa. Qua ngòi bút kí sự vs những ghi chép cụ thể, chi tiết, ng` đọc còn nhận ra sự lộng quyền, tiếm quyền của phủ chúa. Chữ "thánh" lúc đầu dùng để chỉ ng` tài chí, đức độ siêu phàm, về sau thg` dùng để chỉ vua. Chúa là bề tôi của vua, ko đc phép dùng từ "thánh" để chỉ chúa. Vậy mà trong đoạn trích có tới 4 lần xuất hiện từ "thánh chỉ", ba lần từ "thánh thượng" để chỉ chúa Trịnh Sâm, một lần từ "thánh" để chỉ thế tử Trịnh Cán~~~> sự lộng quyền, tiếm quyền của nhà chúa đã lên tới cực điểm.

- Từ đó rút ra thái độ của tác giả trước hiện thực:
+ Lê Hữu Trác không chỉ dửng dưng trước những quyến rũ vâtk chất mà còn phê phán lối sống xa hoa, thừa thãi tiện nghi nhưng thiếu sinh khí.
+ Qua việc miêu tả sự giàu sang tới mức "Cả trời Nam sang nhất là đây" và sự lộng quyền của phủ chúa phải chăng tác giả có ý ngầm mỉa mai, châm biếm chúa Trịnh lúc bấy giờ?

- Qua đoạn trích, ta có thể thấy đc con ng` của Lê Hữu Trác
+ Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và già dặn kinh nghiệm.
+ Là một danh t, LHT vừa có y thuật cao, vừa có y đức lớn (dẫn chứng bằng việc ông chữa bệnh cho thế tử)
+ Ông còn là người có cốt cách thanh cao. Ông ko đồng tình vs lối sống xa hoa nơi phủ chúa và dửng dưng trc những cám dỗ vật chất, những vinh hoa phú quý.
3, KB: Nêu suy nghĩ của bản thân

Chúc bn làm bài tốt:)
 
B

benhong1993

LĐ NÈ:phản ánh cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ chúa nhưng thiếu sinh khí dẫn đến căn bệnh của thái tử đó cũng là sự mục nát của triều đại
suy nghĩ của em về bứcc tranh đ1 .Em co đồng tình không .why
Nhân cách của tg
 
C

caubekemthongminh_93

Bài viết số 2 ( đề 3 trong SGK 11)

Mình gần nộp bài kiểm tra rồi mà vẫn chưa nghĩ ra gì để viết hết!!! hix hix.
Anh Chị nào giỏi văn giúp mình với !! nếu biết gửi qua yahoo của mình nha thunglung_tinhyeu9x hoặc email thunglung_tinhyeu@yahoo.com nha thanks nhiều á!!
 
H

h_hihihehe

bạn nào giúp mình đề sò 2 trong sáh giáo khoa vớihình ảnh người phụ nữa việt nam xưa qua các bài bánh trôi nước,tự tính &thương vợ vớitìm tài liệ về cái này mà chẳng thấy bạn naog làm chi tiết giúp mình với
 
Q

quanglinh10a

có sử dụng tư liệu nhoài

chỉ tóm tất thôi, cố thêm pha vào nhé ,cho hoàn chỉnh bài văn


bánh trôi nước của Hồ xuân hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
bánh trôi khi luộc phải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín, nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son ví với người con gái dẫu trải qua nhiều long đong lận đận vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu. cũng có một số ý kiến cho rằng, thân phận người con gái khi xưa phụ thuộc vào người khác, như chiếc bánh trôi muốn thành phải qua bàn tay người nhào nặn. số phận người con gái cũng vậy, không có sự tự do định đoạt, ở một thế bị động. nhưng dẫu vậy dù kẻ nhào nặn có qua nhiều sự bảy nổi ba chìm, thì người con gái vẫn giữ được tấm lòng trong trắng không thay đổi.
còn trong bài thơ thương vợ của Trần tế xương, thì:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lận đận thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
có thể nói trần tế xương là nhà văn nam đầu tiên đề cập đến thân phận người phụ nữ trong thơ ca cổ điều mà chưa một nhà thơ nam nào nói đến, một sự tiến bộ trong nhận thức. cả cuộc đời ông chỉ màng đến học hành, công văn sự nghiệp, những lo toan trong cuộc sống con cái đều do một tay vợ ông lo lắng. bài thơ như một lời tri ân của ông dành cho vợ, người phụ nữ tần tảo sớm hôm chật vật với cuộc sống, và là một sự hỗ thẹn không lo được cho vợ cho con :"nuôi đủ năm con với một chồng" một sự ví von mình như những đứa con của vợ. người phụ nữ truyền thống, hết lòng vì chồng vì con, không một lời than vãn, buôn bán ở mom sông nơi thuyền bè qua lại nhưng rất nguy hiểm "mom sông". và hình ảnh người phụ nữ ấy như thân con cò chịu thương chịu khó, hình ảnh con cò thường xuất hiện trong thơ ca cổ, là hình ảnhcủa sự hy sinh long đong lận đận, càng tăng thêm sự vất vả của bà Tú. có thể thấy toàn bài thơ là sự biết ơn của nhà thơ, cũng như tự trách bản thân mình vô dụng hay ông đang lên án một xã hội bất công với thân phận người phụ nữ :" tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử." suốt cả cuộc đời chỉ hết mình vì gia đình mình.

chúc bạn đạt điểm cao nhé
CẢM ƠN ĐI ĐẤY>>>>>>>>>>>>>>> Hi Hi :p:p :p

http://diendan.hocmai.vn/member.php?u=712509
 
D

dungdau182

giup e de nay` voi' phan tich bai`"bai` ca ngan di tren bai cat" de lam` ro phong cach nha` nho chan chinh cua tac gia the hien trong bai` tho
 
X

xuanhuynha6

ban oi con bai nao viet cam nghi trong bai viet so 2 hay hon dc hok ạ! thu 5 em phai nop rui hu hu hu
 
C

cuongcoia4

Bài viết số 2

Các bác giúp hộ em cái đề về sự uu ái và kính trọng của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân lao động. Tuy trả lời rồi nhưng chưa đi sâu về vấn đề lắm nên xin mọi người cho thêm vài ý nữa.:confused:Thứ 2 em phải nộp bài nên mong các bác giúp cho Thanks.
 
G

gsletuan

may pác làm hộ em cái đề: em hãi phân tích hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đánh tây trong bài văn tế ngihĩa sỉ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Làm thành một bài văn giùm em đi em cảm ơn nhiếu.
 
Top Bottom