Sườn bài:
Trước hết: đó là lễ hội gì, ở đâu, diễn ra trong thời gian nào? Là Lễ hội cấp quốc gia (Chùa Hương, Yên Tử, Đền Hùng) hay lễ hội địa phương (có phạm vi ảnh hưởng hẹp như trong làng xã, huyện...)
Sau đó phân tích về mặt thời gian. Đó thường là vào lúc nông nhàn, nông dân rỗi rãi sau khi thu hoạch xong ấy mà.
Hãy tìm hiểu xem lễ hội đó nói về cái gì? Tại sao có cái lễ hội đấy? Thờ thành hoàng, thờ Mẫu (thánh thần nói chung) hay là thờ 1 con người cụ thể, 1 người có công với đất nước như vua, chúa, tướng...
Trong Lễ hội có 2 phần là Lễ và Hội.
Trong Lễ có việc miêu tả đám rước, tế bái. Ai là chủ tế? 1 bô lão có uy tín trong làng hay là 1 quan chức địa phương? Đám rước mặc quần áo như thế nào? Nam nữ múa điệu gì? Bao nhiêu người rước? Rước cái gì? Ví dụ như rước con lợn, cái mũ, bộ đồ nghề (nếu là làng nghề truyền thống), bài vị, hoành phi vua ban... Một số nơi khi yêu cầu trai đinh trong làng rước kiệu phải đáp ứng 1 số điều kiện như: chưa lấy vợ, tắm giặt sạch sẽ, đạo đức tốt, ăn chay trước đó 1 tuần...
Tương tự đối với nữ nếu đám rước có nữ thanh niên tham gia.
Trong lễ, phần âm nhạc lấy Chiêng, cồng làm chủ đạo. Cồng, chiêng mang âm hưởng linh thiêng, tôn quý.
Trong Hội thì lấy Trống làm chủ đạo. Trống mang âm hưởng hùng tráng, thúc giục, làm náo nức lòng người. Hội là diễn ra các cuộc thi tài, mô phỏng về người được thờ cúng, tái diễn lại lịch sử hào hùng. Đó có thể là hội vật, đua ghe, thi nấu cơm, đá cầu, đá gà chọi, dệt vải...
Phần kết, hãy nêu ý nghĩa của lễ hội. Nó tạo niềm vui cho mọi người sau khi thu hoạch, hay nhắc nhở con cháu học tập tấm gương người xưa? Hay nó ca ngợi tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi? Tóm lại nó phản ánh cái gì?
Phần sau cùng không thể bỏ qua là liên hệ bản thân. Bạn học hỏi được gì? Bạn có suy nghĩ gì, sáng kiến gì để giữ gìn và truyền bá bản sắc dân tộc?