[ngữ văn 10[ tổng quan văn học dân gian Việt Nam]

C

cuncon_baby

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[ngữ văn 10] tổng quan văn học dân gian Việt Nam

Cô giao bài về soạn, khó quá đành phải nhờ mọi người rồi :D:D
1)Hãy kể tên một số vở chèo Việt Nam nổi tiếng( cái này mình chỉ biết mỗi Quan âm Thị Kính)& nêu nôi dung của nó/:)/:)
2) Hãy nêu một số câu đố( dân gian)?
3) Sưu tầm truyện cười dân gian
(Toàn mếy câu khó rồi cô bắt học thuộc nữa thế mới sợ:(:)(()b-(b-:)|
 
Last edited by a moderator:
S

s0cbay_kut3

I. Các vở chèo:

1.Kim Nham:Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), được viên huyện Tể đem con gái là Xúy (hoặc Súy) Vân gả cho. Xúy Vân là một cô gái đảm đang khéo léo, ước mong của cô chỉ là có một gia đình, chồng cày vợ cấy, "Chờ cho lúa chín bông vàng / Để anh đi gặt để nàng mang cơm". Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An "dùi mài kinh sử", còn Xúy Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.

Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn, Bắc Ninh tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham mời hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xúy Vân được tự do. Xúy Vân bỏ Kim Nham chạy theo Trần Phương, nhưng gã "Sở Khanh" này đã quay lưng lại với nàng.

Xúy Vân lỡ làng, đau khổ không dám về nhà. Từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

2.Lưu Bình-Dương Lễ: Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời.Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng. Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau. Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ cao. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa. Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cũng thường thấy ở phương Ðông chúng ta.

II, Các câu đố dân gian:


-Trên trời có giếng nước trong
Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào
(Quả dừa)

-Hai gươm tám giáo
MẶc áo dao bò
Thập thò cửa lỗ
(Con cua)

-Mình tròn trùng trục
Cuộn khúc kì lân
chết đến bản thân
Vẫn còn chèo hát
(Con ốc nhồi)

-Nhà vàng mà đóng đố vàng
Khách đi qua đàng chẳng dám vào chơi.
(cái tổ ong)

-Lá xanh cành đỏ huê vàng
Là là mặt đất, thiếp đố chàng giống ai.
(hoa sam)

-Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông khép lại mùa hè mở ra
(cái quạt)

-Năm thằng vác một đôi sào
Lùa đàn trâu bạch ào ào vô hang
(hành động ăn cơm)

-Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lưng con cót chạy ra ngoài đồng
(bó mạ)

III, Truyện cười

1.Thi ngũ quả
Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.

Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người:

- Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen!

Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương, cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân.

Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn:

- Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư?

Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười:

- Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao?

Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán:

- Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa!

Quỳnh can ngay:

- Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng!

Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên:

- Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý!

Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình.

2.Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: "Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được."

Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.

Hôm sau, bạn hỏi ông ta: "Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?"

Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: "Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết."

3.Sợ sét bà
Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi.

Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không.

Người đàn bà thấy vậy hỏi:

- Thầy không sợ sét ư?

Thầy đồ đáp:

- Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất.

4.Tính tuổi
Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:

- Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.

Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:

- Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi, thằng bé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch như vậy thì gả thế nào được.

Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:

- Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta năm nay 1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng bé kia, sao lại không gả được.
 
T

tomcangxanh

“NGHÊU, SÒ, ỐC, HẾN” :

Vở tuồng đồ nổi tiếng, khuyết danh, đã lưu truyền từ lâu trong dân gian. Nội dung tích tuồng:
Ốc nhờ thầy bói là Nghêu gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà trùm Sò. Ốc đem của trộm được bán cho thị Hến, một gái goá trẻ đẹp. Thầy lí và trùm Sò đến lục soát bắt được tang vật, liền giải thị Hến lên trình quan huyện. Thị Hến làm cho quan huyện và thầy đề mê mệt vì sắc đẹp của mình.
Kết quả: trùm Sò mất tiền, thầy lí bị đòn, thị Hến được tha bổng. Kết thúc vở là lớp hài kịch đánh ghen do thị Hến mưu trí bày ra để vạch mặt ba tên chức dịch mê gái: quan huyện, thầy đề (đề Hàn), thầy lí


quan âm thị kính

Mãng Ông có con gái là Thị Kính đến tuổi lấy chồng, song chưa gả cho ai. Thiện Sĩ, học trò, dòng dõi thi thư, đến xin làm rể. Ông bằng lòng cho họ nên vợ nên chồng. Ở nhà Thiện Sĩ chăm chỉ học bài, Thị Kính bên cạnh miệt mài vá may. Đến đêm khuya chàng mệt, ngả lưng yên giấc. Nhìn cằm chồng có chiếc râu mọc ngược, sẵn có dao bén, nàng cầm lấy, định dùng để xén nó đi. Bất ngờ Thiện Sĩ choàng tỉnh thấy thế gạt tay vợ, đứng dậy hét toáng lên thất thần. Mẹ chồng chạy vào, nghe con trai kể, tưởng là con dâu định giết chồng, bèn mắng chửi và đuổi về nhà cha mẹ đẻ. Nàng nghĩ thương thân xót phận đành thay dạng nam nhi, xin vào chùa đi tu, được Sư Cụ nhận lời, đặt cho hiệu là Kính Tâm.
Trong làng có Thị Mầu con của một vị trưởng giả giàu có ở vùng ấy, thấy tiểu Kính Tâm đẹp người tốt nết, liền tìm mọi cách dụ tiểu xiêu lòng. Bị cự tuyệt Thị Mầu thất tình về nhà dan díu với anh lực điền. Phú ông bắt gặp, sợ mang tiếng với dân làng hàng xóm bèn cho tiền và đuổi anh ta ra khỏi làng.
Thị Mầu mang thai bị làng ngả vạ và bị gọi ra tra hỏi, thị chối quanh nhưng về sau lại đổ cho Kính Tâm. Làng mời Sư Cụ và Tiểu Kính đối chất. Tiểu một mực kêu oan, nhưng Mầu cứ đổ riệt, Kỉnh Tâm bị làng đem ra tra tấn, đòn bộng, máu đổ thịt rơi, mấy lần bất tỉnh, nhưng Kỉnh Tâm vẫn một mực kêu oan. Sư Cụ động mối từ tâm, đứng ra xin bảo lãnh cho trò để đem về khuyên nhủ dạy răn.
Thị Mầu sinh con mang trả nhà chùa. Tiểu Kính nhớ câu Phật dạy "Cứu nhất nhân đắc kì vạn Phúc" nên ẵm về nuôi. Hàng ngày Tiểu bế trẻ đi khắp nơi xin sữa nuôi dưỡng. Ròng rã 3 năm, sức tàn lực kiệt, tiểu viết thư để lại cho cha mẹ rồi hoá. Sau đó mọi người mới hay Tiểu là gái. Nhà chùa lập đàn giải oan cho nàng siêu sinh tịnh độ...
Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm.

Lưu bình dương lễ

Lưu Bình và Dương Lễ là hai người bạn tâm giao từ thuở thiếu thời.Dương Lễ nhà nghèo, còn Lưu Bình giàu có, đem bạn về nhà ở, ăn cùng mâm, học cùng đèn, tình bạn hữu rất là tương đắc. Dương Lễ biết phận mình nhà nghèo nên ráng học, còn Lưu Bình cậy mình có của nên lười biếng, ham chơi. Ðến khoa thi, Dương Lễ thi đậu được bổ ra làm quan. Lưu Bình thi rớt nên sinh ra chán nản, ăn chơi hơn trước, thi mãi không đậu, của tiền khánh tận. Sực nhớ đến bạn ngày xưa là Dương Lễ nên tìm đến để nhờ giúp đỡ. Dương Lễ lánh mặt không tiếp, dọn cơm hẩm với dĩa cà thâm để đãi, có vẻ khinh bạc. Lưu Bình tức giận tủi nhục ra về, dọc đường ghé lại quán trọ, làm quen với một thiếu phụ tên là Châu Long đang kén chồng. Nghe Lưu Bình thi hỏng luôn hai khóa, Châu Long kiếm lời an ủi, khuyên nên bền chí, nàng sẽ lo liệu mọi việc để cho Lưu Bình yên lòng ăn học, giao hẹn khi nào thi đỗ mới tính việc vợ chồng. Trai tài gái sắc cùng sống chung một nhà, có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long cương quyết từ chối, nhắc lại lời giao hẹn lúc mới gặp nhau. Nhờ sự khuyến khích giúp đỡ của Châu Long nên Lưu Bình ráng sức học hành tiến bộ, đến khoa thi năm đó thi đỗ cao. Trở về nhà thì không thấy Châu Long đâu nữa. Hỏi thăm khắp nơi không ai biết nàng ở đâu, Lưu Bình cũng không hiểu vì sao Châu Long lại biến mất vào lúc mình đã hiển đạt, nên đâm ra lo lắng, đau khổ, nhớ thương. Lưu Bình tìm đến thăm Dương Lễ để mắng mỏ mấy câu cho hả giận. Dương Lễ vui vẻ đón tiếp. Lưu Bình toan mở miệng mỉa mai trách móc, thì bỗng thấy Châu Long từ trong bước ra chào. Dương Lễ mới giới thiệu nàng là thiếp thứ ba của mình. Lưu Bình hiểu ngay rằng trước đây Dương Lễ sở dĩ bạc đãi là để khích khí mình, sợ mình không có nơi nương tựa mà bê trễ việc học hành, rồi sai vợ lẽ là Châu Long thay mặt đi giúp đỡ mình ăn học cho thành tài. Từ đó Lưu Bình và Dương Lễ sống với nhau thân tình, khắng khít hơn xưa. Việc ra mặt khích khí bạn, rồi ngầm giúp đỡ cho trọn tình thủy chung như thế, cũng thường thấy ở phương Ðông chúng ta

kim Nham

Kim Nham là một học trò nghèo tỉnh Nam Định, ngụ học ở Tràng An (Hà Nội), được viên huyện Tể đem con gái là Xúy (hoặc Súy) Vân gả cho. Xúy Vân là một cô gái đảm đang khéo léo, ước mong của cô chỉ là có một gia đình, chồng cày vợ cấy, "Chờ cho lúa chín bông vàng / Để anh đi gặt để nàng mang cơm". Sau khi cưới vợ, Kim Nham lại lên Tràng An "dùi mài kinh sử", còn Xúy Vân lẻ bóng và rất buồn trong cảnh chờ đợi.
Kim Nham vắng nhà thì Trần Phương, một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình ở Đông Ngàn, Bắc Ninh tìm cách tán tỉnh Xúy Vân, xui nàng giả điên dại để thoát khỏi Kim Nham rồi hắn sẽ cưới. Xúy Vân nghe theo bèn giả điên. Kim Nham mời hết thầy thuốc, cô đồng, thầy cúng đến chạy chữa cho vợ nhưng không kết quả. Chàng đành phải làm giấy cho Xúy Vân được tự do. Xúy Vân bỏ Kim Nham chạy theo Trần Phương, nhưng gã "Sở Khanh" này đã quay lưng lại với nàng.
Xúy Vân lỡ làng, đau khổ không dám về nhà. Từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật. Kim Nham do quyết chí học hành, đã đỗ cao, được bổ làm quan. Trong khi đó Xúy Vân điên dại, phải đi ăn xin. Nhận ra vợ cũ, Kim Nham bỏ một nén bạc vào nắm cơm sai người đem cho. Xúy Vân bẻ nắm cơm, thấy có bạc, hỏi ra mới biết. Xấu hổ, đau đớn quá, nàng nhảy xuống sông tự vẫn.

Học thuộc nấy cũng đủ chết =))
 
C

cuncon_baby

mình kiếm thêm được 1 chút, chậ biết đứng đúng ko đêy ;))
Trương viên:Tương truyền ngày xưa có một người tên là Trương Viên cùng các trai tráng phải lên đường chống giặc. Trước khi đi, Trương Viên dặn vợ là Thị Phương, nếu chẳng may loạn lạc khắp nơi, thì hãy dẫn mẹ trở về quê lánh nạn. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, vợ Trương Viên phải dắt mẹ trở về quê, trên đường đi vất vả, cực khổ, nhiều khi nàng phải nhịn đói để nhường cơm cho mẹ. Một buổi sáng kia, khi đi ngang qua một làng nọ, bỗng nhiên người trong làng đổ xô ra niềm nở chào đón, lại còn đãi hai mẹ con một bữa cơm thịnh soạn. Hai mẹ con nhìn nhau ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Đợi cho hai người ăn xong, một bô lão trong làng mới nói lý do. Đó là mỗi năm làng phải tế cho hung thần cặp mắt của một người phụ nữ. Không muốn người trong làng bị móc mắt, làng bèn đặt ra lệ rằng mỗi năm đúng ngày giờ này, người phụ nữ nào đặt chân vào làng trước thì sẽ được đãi một bữa ăn thịnh soạn, sau đó thì bị đòi cặp mắt. Nay bà lão đặt chân vào trước, vậy xin cặp mắt của bà lão. Nghe vậy, vợ Trương Viên òa khóc, rồi quỳ xin được hiến cặp mắt của mình thay cho mẹ. Dân làng bằng lòng, thế là họ móc cặp mắt nàng.
Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo đó, một bà tiên trên trời hiện ra và cho nàng cây đàn một dây, dặn rằng: "Cây đàn này sẽ giúp con nuôi được mẹ và sau này gia đình con sẽ được đoàn tụ." Nàng nhận đàn, lạy tạ bà tiên. Từ đó hai mẹ con dắt nhau đi đàn ca để kiếm tiền độ nhật.
Chiến tranh chấm dứt, Trương Viên trở về nhà thì không thấy mẹ và vợ đâu cả. Hỏi thăm mọi người thì cũng không ai biết. Đoán là hai người đã về quê, Trương Viên vội vã đi kiếm. Trên đường đi, anh cũng đi ngang qua làng có hung thần, hỏi thăm thì mọi người thuật lại lòng hiếu thảo của một nàng dâu, nhưng họ không biết sau đó hai mẹ con đi đâu nữa. Trương Viên buồn bã, đành lang thang đi tìm khắp nơi. Bỗng một hôm khi ngang qua một ngôi chợ nhỏ, Trương Viên nghe thấy tiếng đàn rất lạ, rồi lại thấy một đám đông đứng chen chúc nhau như họ đang bị quyến rũ bởi tiếng đàn đó. Hiếu kỳ, Trương Viên lách vào coi, thì giật mình nhận ra vợ mình đang đàn một cây đàn lạ, còn mẹ đang ngồi ngả nón xin tiền. Trương Viên mừng rỡ, ôm chầm lấy mẹ và vợ, cả ba người khóc như mưa. Riêng người vợ thì bao nhiêu nhớ nhung, khốn khổ vất vả, lạ còn bị đui mù nữa khiến nàng tủi thân, tức khóc mãi, khóc mãi, khóc mãi đến khô hết nước mắt, rồi thì máu mắt chảy ra. Lạ thay khi dòng máu bắt đầu chảy cặp mắt nàng trở lại như xưa.
 
Last edited by a moderator:
C

cuncon_baby

Một số vở chèo tiêu biểu: Bài ca giữ nước, Chu Mãi Thần, Đồng tiền Vạn Lịch, Hoàng Trìu kén vợ, , , Tuần Ty Đào Huế, Từ Thức gặp tiên, Trần Tử Lệ,
Một số trích đoạn tiêu biểu: Thị Mầu lên chùa & Xã trưởng - Mẹ Đốp (vở Quan Âm Thị Kính), Súy Vân giả dại (vở Kim Nham), Đánh ghen (vở Tuần ty Đào Huế), Hồ Nguyệt Cô hóa cáo... Chính vở Tuần ty Đào Huế được trích và phát triển từ vở Chu Mãi Thần mà ra.
Một số giai điệu chèo cổ : Quân tử dịch, Sử bằng, Đò đưa, Tò vò, Nhịp đuổi, Du xuân, Đào liễu, Ngâm bốn mùa, Đường trường trong rừng, Tuyết sương, Quá giang...
Nghiên cứu về chèo, Lương Thế Vinh đã viết Hý Phường Phổ Lục.
Một số vở chèo có ai biết nội dung hok? cho t xin cái:D:D
 
N

nh0kd4ut4y_l0v3kun


cho tớ hỏi, văn học có những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nào & viết một đoạn (đối vs tác phẩm dài) hoặc hết tác phẩm( đối vs ngắn)
( học thuộc :(:)(()
 
S

s0cbay_kut3


cho tớ hỏi, văn học có những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nào & viết một đoạn (đối vs tác phẩm dài) hoặc hết tác phẩm( đối vs ngắn)
( học thuộc :(:)(()

tác phẩm truyện thơ nổi tiếng thì có "Truyện Kiều", "Lục Vân Tiên"...( mí cái này toàn dài, viết một đoạn thì chắc các bạn cũng biết ở đâu rồi đấy ;)))
 
C

cuncon_baby

cho kún hỏi chút chẳng nhẽ có bí thoi sao? Mà nhân vật Trạng Quỳnh là nhân vật dân gian nên truyện về trạng Quỳnh chắc cũng xếp vào truyện dân gian chứ ha;));));))
 
K

kira_l

cho tớ hỏi, văn học có những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nào & viết một đoạn (đối vs tác phẩm dài) hoặc hết tác phẩm( đối vs ngắn)( học thuộc )

Tiễn dặn người yêu < của dân tộc Thái > có trong sách lớp 10 tập I

cho kún hỏi chút chẳng nhẽ có bí thoi sao? Mà nhân vật Trạng Quỳnh là nhân vật dân gian nên truyện về trạng Quỳnh chắc cũng xếp vào truyện dân gian chứ ha

Nếu nó đáp ứng đc những nhu cầu như

+ mag tính Truyền miệng

+ Do tập thể sáng tác :-?

...
 
S

s0cbay_kut3



Nếu nó đáp ứng đc những nhu cầu như

+ mag tính Truyền miệng

+ Do tập thể sáng tác :-?

...

Có thể không cần do tập thể sáng tác, mà đó có khi là mẩu chuyện được ghi chép lại trong sử sách (bởi một số tác phẩm VHDG là do tầng lớp trí thức sáng tác, nhưng nó tuân thủ các thi fáp dân gian, và được nhân dân biết đến, lưu truyền rộng rãi qua hình thức truyện miêẹg, và tác phẩm ấy không mang dấu ấn cá nhân của người sáng tác), thường thường thì truyện vè trạng Quỳnh đều được cho là truyện dân gian, bởi các giai thoại về Quỳnh thường được nhân dân yêu thích, truyền kể cho nhau nghe.

p/s Kún: Trạng Quỳnh là nhân vật lịch sử có thật đó nha. :)
 
C

cuncon_baby

nếu thế thì truyện (giai thoại) về trạng Quỳnh cũng dựa vào thực tế các câu chuyện của trạng, nhân dân mô phỏng lại. Vậy theo đó, một số câu chuyện của trạng Bùng,... vẫn được coi là truyên dân gian;));))
Một số tác phẩm truyện cười thông qua đó nói lên một y nghiã nào đó thì là truyện ngụ ngôn hay sao?. Ngoài ra thì kún thếy đa phần là truyện cười có mang ý nghãi bên trong như một số trong SGK Ngữ văn 9 tập 1 khi học các phương châm.
p/s Kira_l: Trong skg bài đầu đếy họ ghi vẫn có thể do tầng lớp trí thức sáng tác, nhưng vẫn xếp vào VHDG mà thể hiện tâm tư tình cảm của nhân dân
 
C

cuncon_baby

ơ wên mất tác phẩm thơ dân gian thì Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đâu đúng vì nó có tác gải cụ thể mà
Theo t thì là tác phẩm:Tiễn Dặn người yêu (dân tộc thái
)
 
S

s0cbay_kut3

ơ wên mất tác phẩm thơ dân gian thì Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đâu đúng vì nó có tác gải cụ thể mà
Theo t thì là tác phẩm:Tiễn Dặn người yêu (dân tộc thái
)


Chính xác là truyện thơ thì Truyện Kiều và Lục Vân Tiên không phải là văn học dân gian, nó là văn học trung đại. Nhưng tại cái câu hỏi của nhóc dâu tây thế này nên Sóc mới nhầm =.=!:
cho tớ hỏi, văn học có những tác phẩm truyện thơ nổi tiếng nào & viết một đoạn (đối vs tác phẩm dài) hoặc hết tác phẩm( đối vs ngắn)( học thuộc )

(Ko nói rõ là văn học dân gian, hjx)
 
Top Bottom