Chào em!
Với vấn đề chủ nghĩa yêu nước qua bài thơ Tỏ lòng, em cần làm rõ được những ý sau:
- Đầu tiên cần khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước là chủ nghĩa xuyên suốt và bao trùm lên các tác phẩm văn thơ thời Trần: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) và Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài mạch cảm hứng đó.
- Thứ hai là biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong bài thơ Tỏ lòng:
+ Thể hiện tư thế, oai phong lẫm liệt của người tướng sĩ và sức mạnh vô địch của đội quân “Sát Thát”:
Mở đầu bài thơ là hình ảnh của một tướng sĩ với ngọn giáo đứng giữa trời đất bảo vệ đất nước “cắp ngang ngọn giáo” => thể hiện tư thế hiên ngang, oai phong, lẫm liệt, làm chủ thiên nhiên, đất trời, quyết tâm giữ vững biên cương.
Sức mạnh “nuốt trôi trâu” của “ba quân” làm nên hào khí oai hùng của dân tộc - hào khí Đông A=> khí thế quân và dân thời Trần đồng thời thể hiện quyết tâm đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. (Ở đây phân tích được biện pháp thậm xưng và ẩn dụ qua hình ảnh “nuốt trôi trâu”)
+ Quan niệm về con người hay cụ thể là chí làm trai:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
Nam nhi sinh ra trên đời phải gắn với hai chữ công danh. Đã là nam nhi phải làm nên được sự nghiệp lớn, phải có công lao, phải cống hiến hết mình cho dân tộc, cho đất nước. (Liên hệ chí làm trai và thuyết Vũ Hầu được nhắc đến ở trong câu thơ)
Ở đây cái thẹn của nhà thơ không chỉ thể hiện sự khiêm nhường mà còn thể hiện khát khao được cống hiến hết tài và sức cho sự nghiệp báo quốc của người tướng sĩ. Qua đó thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao cả, sự tự ý thức về mối quan hệ giữa bản thân với vận mệnh đất nước.
Nếu như không yêu đất nước, không yêu nhân dân thì làm sao Phạm Ngũ Lão có được những vần thơ như thế!
Trên đây là một số gợi ý. Chúc em làm bài tốt!
Thân ái!