[Ngữ văn 10]thuyết minh về tác gia Nguyễn Du và tác phẩm truyen Kiều của ông!!!

S

seagirl_41119

Nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tức ngày 3/1/1866 ở kinh thành Thăng Long trong một gia đình quý tộc lớn. Thân sinh ông là Hoàng Giáp Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775), làm quan đến tham tụng (tể tướng) tước Xuân quận công triều Lê. Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, quê Kinh Bắc, đẹp nổi tiếng. 13 tuổi lại mồ côi mẹ, ông phải ở với người anh là Nguyễn Khản. Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này rất có ảnh hưởng tới nhà thơ.

Sự thăng tiến trên đường làm quan của Nguyễn Du khá thành đạt. Nhưng ông không màng để tâm đến công danh. Trái tim ông đau xót, buồn thương, phẫn nộ trước “những điều trông thấy” khi sống lưu lạc, gần gũi với tầng lớp dân đen và ngay cả khi sống giữa quan trường. Ông dốc cả máu xương mình vào văn chương, thi ca. Thơ ông là tiếng nói trong trái tim mình. Đấy là tình cảm sâu sắc của ông đối với một kiếp người lầm lũi cơ hàn, là thái độ bất bình rõ ràng của ông đối với các số phận con người. Xuất thân trong gia đình quý tộc, sống trong không khí văn chương bác học, nhưng ông có cách nói riêng, bình dân, giản dị, dễ hiểu, thấm đượm chất dân ca xứ Nghệ.

Về văn thơ nôm, các sáng tác của ông có thể chia thành 3 giai đoạn. Thời gian sống ở Tiên Điền – Nghi Xuân đến 1802, ông viết “Thác lời trai phường nón Văn tế sống 2 cô gái Trường Lưu”. Đây là 2 bản tình ca thể hiện rất rõ tâm tính của ông, sự hoà biểu tâm hồn tác giả với thiên nhiên, với con người. Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, viết lúc ở Quỳnh Côi và những năm mới về Tiên Điền, là lời trăn trở chốn long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau 1809, những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung Tạp Ngâm” gồm 40 bài đầy cảm hứng, của tâm sự, nỗi niềm u uất.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc. Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Khu Văn Lâu.

Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào”. Ông so sánh với văn học Pháp: “Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc". Năm 1965 được Hội đồng Hoà bình thế giới chọn làm năm kỷ niệm 200 năm năm sinh Nguyễn Du.

Nguyễn Du là nhà thơ sống hết mình, tư tưởng, tình cảm, tài năng nghệ thuật của ông xuyên suốt các tác phẩm của ông, xuyên suốt cuộc đời ông và thể hiện rõ nhất qua áng văn chương tuyệt vời là Truyện Kiều. Đọc Truyện Kiều ta thấy xã hội, thấy đồng tiền và thấy một Nguyễn Du hàm ẩn trong từng chữ, từng ý. Một Nguyễn Du thâm thuý, trải đời, một Nguyễn Du chan chứa nhân ái, hiểu mình, hiểu đời, một Nguyễn Du nóng bỏng khát khao cuộc sống bình yên cho dân tộc, cho nhân dân./.
 
S

seagirl_41119

Truyện Kiều

I. Giới thiệu :
Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán: 斷腸新聲) của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoáthế giới. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825. Bản khắc in đó nay không còn nữa. Tác phẩm này được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An .
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Truyện Kiều đã từng được in ngược bởi Nhà xuất bản Thanh Niên để có thể đọc mạch truyện ngược chiều thời gian từ "tái hồi Kim Trọng" trở về đoạn mở đầu truyện lúc hai người còn chưa biết nhau.
Truyện Kiều cũng là tác phẩm được viết và đóng thành quyển sách nặng nhất ở Việt Nam do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện. Truyện nặng 50 kg, làm trên trên khổ giấy 1 m × 1,6 m và hiện được trưng bày tại Khu di tích Nguyễn Du huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

II. Nội dung chính :
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".
 
K

kusa

kái này chỉ toàn lên google search là 1 đống...! toàn các bài gợi ý như thế này !
chán!
 
H

ha_nghi

bài viết thuyết minh thì có gì đâu, chỉ cần lên google tìm rồi viết lại nhưng chủ yếu là "ăn cắp" lời văn của người ta chứ có tự viết nên được đâu >"< vốn dốt văn mà :((
 
K

kltn

Mình có một số đề mà chưa biết làm các bạn giúp mình nha!
Đề 1:
Bàn về cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du,nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên có viết :Nguyễn Du là mot người suốt đời khắc khoải về con người, về lẽ đời. Dựa vào những tác phẩm đã học hãy làm sang' tỏ ý kiến trên.
Đề 2:
"Trãi qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"
Suy nghĩ của em về " những điều trông thấy" của nhà thơ Nguyễn Du
Đề 3: Khái quát về cuộc đời của thúy Kiều Nguyễn Du đã từng viết:
"Người sao,hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sao,gặp những đoạn trường thế thôi"
Bằng những hiểu biết của em về Truyện Kiều hãy chứng minh câu thơ trên
 
Last edited by a moderator:
X

xoaixanhtq98

ĐỀ BÀI:GIỚI THIỆU TÁC GIA NGUYỄN DU

Là người Việt Nam thì ai ai cũng biết đến Nguyễn Du- đại thi hào của dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Sống trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học và có sở thích hát xướng. Điều này cũng giải thích được tại sao trong ngôn ngữ văn học của ông luôn có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Ông sinh ra tại nơi có truyền thống văn hóa hiếu học là huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ngoài ra, ông còn sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long, nơi được coi là "ngàn năm văn hiến". Ông đã tiếp thu, chắt lọc những tinh hoa đẹp nhất của 2 vùng để tạo nên 1 lối văn chương hết sức phong phú. Ông sống trong giai đoạn cuối thế kỉ XVII- đầu thế kỉ XIX với đầy những biến cố lịch sử. Đây là giai đoạn giai cấp phong kiến suy tần dẫn đến xã hội khủng hoảng trầm trọng. Cùng với việc được chứng kiến những biến đọng dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã khiến cho Nguyễn Du có cài nhìn sâu sắc về xã hội. Tuy sống trong 1 gia đình quý tộc nhưng cuộc đời ông có nhiều lận đận. Nguyễn Du đã phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc(1786-1796) rồi về ở ẩn tại Hà Tĩnh. Sau đó ông làm quan bất đắc dĩ với triều Nguyễn. Từ 1813-1814, ông dược cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Năm 1820, Nguyễn Du được cử sứ lần 2 nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, mất tại Huế (18-9). Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn học dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú, trải qua những thăng trầm trong cuộc sống khiến tâm hồn có niềm cảm thương sâu sắc, yêu thương con người. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm những tác phẩm có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thơ chữ Hán gồm 3 tập: ''Thanh Hiên thi tập'', ''Nam Trung tạp ngâm'', ''Bắc Thành tạp lục''. Thơ chữ Nôm có ''Vân chiêu hồn'' và xuất sắc nhất là ''Đoạn trường tân thanh'', thường gọi là ''Truyện Kiều'', được ông sáng tạo hết sức lớn và là niềm tự hào cử văn học Việt Nam.Nguyễn Du là 1 thiên tài văn học, 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Năm 1965, ông được Hội đồng hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa.
Những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học nước nhà là vô cùng to lớn và có gí trị. Nhắc đến ông, chúng ta càng hiểu rõ những câu thơ của Tố Hữu:
"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày"
CÁC BẠN THAM KHẢO RỒI CHO MÌNH Ý KIẾN NHÉ
 
Last edited by a moderator:
B

babycute1997

Thuyết minh nhưng theo mình không chỉ dùng các từ ngữ khô, cứng hay bê nguyên các kiến thức sẵn có trong skg vốn có mà phải biến đổi và biết dùng từ một cách linh hoạt. Tuy vậy, bạn cũng không nên sa vào tác phẩm biểu cảm hay một số tác phẩm khác......
- Các bài thuyết minh trên chỉ đáp ứng được yêu cầu về nội dung con yêu cầu về cách dùng từ trong nghệ thuật thì còn quá thô. khiến người đọc, người nghe không có mấy thiện cảm hay khó chịu khi đọc
Mong bạn sẽ có một bài thuyết minh hoàn chỉnh!!!
 
Top Bottom