Xã hội, cho dù ở bất kì thời đại nào vẫn tồn tại song song cả cái thiện lẫn cái ác, cả cái tót lẫn cái xấu. Đã có rất nhiều câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười … phản ánh những điều đó và “Tấm Cám” là một câu chuyện như thế.
Theo ý kiến của tôi, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, cho dù đã có lúc cái ác lấn át cái thiện. Tuy nhiên, cái thiện và cái ác luôn luôn tồn tại song song trong xã hội, trong mỗi con người và kẻ ác chính là kẻ đã đẻ cái ác trong con người mình lấn át. Vậy trong xã hội, thực sự điều đó như thế nào? Chúng ta sẽ xét nó trong hai khía cạnh: trong XH xưa (truyện Tấm Cám) và trong XH ngày nay.
Trong truyện “tấm Cám”, ta thấy nổi bật len hình ảnh một cô Tấm là người bất hạnh nhưng hiền lành, nết na, tốt bụng… . Đó chính là đại diện cho cái thiện. Bên cạnh đó, mẹ con Cám là kẻ độc ác, tàn nhẫn, tham lam … chính là đại diện cho cái ác, cái xấu. Câu chuyện dãd xảy ra rất nhiều cuộc xung đột, đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, tất cả đều rất gian nan nhưng cuối cùng cái thiện đã chiến thắng: ”Tấm mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ở với dì ghẻ và một em gái là Cám. Hằng ngày Tấm phảilàm lụng vất vả, trong khi đó Cám không phải làm gì. thế rồi Tấm cứ bị gì ghẻ và Cám bắt nạt, rồi lại khóc, lại có bụt hiện lên giúp đỡ. Nhưng sau đó, Tấm được vua chọn làm vợ, hơn nữa khát khao hạnh phúc và mong muốn bảo vệ cuộc sống của mình, Tấm đã dần trở nên mạnh mẽ hơn. Ở đây không còn sự xuất hiện của Bụt nữa, nàng tự hoá thân thành bốn hình dạng khác nhau: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị”. Điều đó cho thấy rằng cái thiẹn không chỉ được Bụt giúp đỡ hay chính là những sức mạnh thiên nhiên luon ủng hộ cho cái thiện, mà chính họ còn đứng lên và quyết tâm bảo vệ chính quyền lợi của mình. Chính những khó khăn, gian khổ và niềm tin vào công lí đã mang đến cho họ một sức mạnh phi thường không có gì ngăn cản được. Qua đó, từ xưa ông cha ta đã tin vào chính nghĩa, công lí và luon khẳng định rằng cái thiện sẽ thắng cái ác, cái ác sẽ bị trừng trị.
Trong XH ngày nay, có người bảo:”XH giờ chẳng còn người tốt”, điều đó có đúng không? Tôi nghĩ là không và chắc chắn như vậy. Có thể ở một góc độ nào đó, ta thấy quá nhiều những việc chướng tai gai mắt trong XH mà có ý nghĩa tiêu cực như vậy nhưng không có nghĩa là không có. Theo bảo chí, ti vi hay các phương tiện thông tin đại chúng , ngày nay tội phạm ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá có ai tin rằng, một đứa trẻ mười bốn, mười lăm tuổi lại tham gia vào đườngạmay tội phạm buon bán ma tuý, buôn bán trẻ rồi giết người. Điều đó do đâu? Có lẽ do chính nền giáo dục, pháp luật của nước ta chua nghiêm. Vậy mà vẫn có những cái tốt luôn luôn hiện lên, có rất nhiều các nhà hảo tâm, từ thiện, tài trợ giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi, khuyết tật… . Nhiều trường hợp, việc tài trợ là một cách che mắt pháp luật, làm ăn phi pháp, nhưng tất cả luoon bị trừng trị, luôn bị pháp luật trừng phạt.
Đối với chính học sinh trong các trường – nơi cso nền giáo dục hoàn thiện- vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái tiêu cực. Có thể liẹt kê biểu hiện như sau: lười biếng, dối trá, gian lận… và việc đấu tranh với những biểu hiện đó cũng vô cùng khó khăn, phức tạp. Nói chung, đấu tranh còn phụ thuộc vào chính bản thân mỗi học sinh.
Tóm lại cho dù thế nào thì tôi vẫn khẳng định rằng cái thiện cái tốt vẫn luôn chiến thắng cái ác, cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng. Đối với người tốt vẫn luôn gặp đc sự giúp đỡ, may mắn từ những người cùng ý tưởng. Đối với tôic ũng vậy, tôi luôn cố gắng để hoàn thiện mình, làm nhiều việc tốt và tôi cũng cố gắng kêu gọi mội người cùng như vậy.
Bài viết: văn
Nguồn ST