[Ngữ văn 10] Ôn tập kiểm tra Học kì I

H

huck

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn thân mến!:Mhi:
Một Học kì nữa sắp trôi qua. :M042:
Và...trước đó là đợt kiểm tra hết sức căng thẳng mà ai cũng lo lắng ôn tập, đặc biệt là môn Văn.:khi (99):
Nhưng bạn không cần phải quá lo lắng!
:khi (123):
:khi (59):Hãy bắt tay vào ôn tập ngay từ bây giờ thôi!
Mình sẽ post đề. Các bạn có thể trao đổi, thảo luận và post bài làm hoàn chỉnh lên.:khi (152):
Mọi thắc mắc xin đề xuất tại đây.:khi (2):
Tuyệt đối KHÔNG spam nhé!

I. TRẮC NGHIỆM.

1. Ngôn ngữ trong văn bản đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây có đặc điểm
Chọn câu trả lời đúng:
A. hấp dẫn, vui tươi, lạc quan.
B. giàu hình ảnh, cảm xúc, lạc quan.
C. trang trọng, hấp dẫn, lạc quan.
D. trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu.
2,Bài thơ Nhàn cho ta hiểu điều gì về những sinh hoạt thường nhật của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi ông đã từ quan?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sinh hoạt thiếu thốn.
B. Sinh hoạt sung túc.
C. Sinh hoạt đạm bạc mà thanh cao.
D. Sinh hoạt đầy đủ.
3,
"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao"
(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Hai câu thơ trên sử dụng các phép đối. Giá trị nghệ thuật của phép đối trong hai câu thơ trên là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Làm nổi bật cốt cách thanh cao của tác giả.
B. Làm nổi bật bản chất chữ "nhàn".
C. Làm nổi bật cuộc sống đạm bạc của tác giả.
D. Làm nổi bật sự nghèo khổ của tác giả.
4, Cuộc chia tay trong Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng diễn ra vào thời điểm nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Đầu mùa xuân. B. Giữa mùa xuân. C. Cuối mùa xuân. D. Đầu mùa hè.
5, Đặc điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thể hiện lòng thương người, lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
B. Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa.
C. Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
D. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống dân tộc.


6,Số từ "một" trong câu thơ đầu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhằm kể ra công cụ lao động quá thô sơ, ít ỏi.
B. Cho thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả thật khiêm tốn đồng thời thể hiện trạng thái ung dung trong lao động di dưỡng tinh thần hàng ngày.
C. Là sự tính đếm rành rọt cho thấy tác giả đã chuẩn bị tất cả, sẵn sàng đón nhận một cuộc sống lao động thanh bần ở nông thôn.
D. Nhằm thể hiện đời sống nghèo nàn của nhà thơ.
7, Nhận xét nào trong những nhận xét dưới đây nói đúng nhất về các thành phần chủ yếu của văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Gồm bộ phận văn học chữ Hán và chữ Nôm. (1)
B. Gồm văn học dân gian và văn học viết. (2)
C. Gồm văn học truyền miệng và văn học thành văn. (3)
D. Cả (1), (2), (3) đều sai.
8,
"Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu".
(Tỏ lòng - Thuật hoài)
Hai câu thơ trên thể hiện nỗi lòng gì của nhân vật trữ tình?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Thẹn vì đã già khi đất nước còn gian nan.
B. Thẹn vì chí làm trai chưa thỏa.
C. Nỗi thẹn vì không thể giúp gì được cho đất nước.
D. Thẹn vì không tài giỏi được như Gia Cát Lượng.
9, Bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Khi tác giả đang sống trong cảnh loạn lạc, xa quê.
B. Khi tác giả đang phải đi tha hương cầu thực.
C. Khi tác giả tham gia cuộc nội chiến.
D. Khi tác giả sắp qua đời trong cảnh nghèo túng và đói rét.
10, Tính chất của bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Xung đột dữ dội, quyết liệt, toàn diện.
B. Xung đột có thể dung hòa.
C. Xung đột toàn diện nhưng không quyết liệt.
D. Xung đột nhỏ lẻ, bộ phận.
11, Hình thức thể hiện của bài ca dao Cưới nàng anh toan dẫn...là
Câu trả lời của bạn:
A. lời bộc bạch.
B. lời nhắn nhủ.
C. lời đối đáp.
D. lời tâm sự.
12.Số từ "một" trong câu thơ đầu bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Là sự tính đếm rành rọt cho thấy tác giả đã chuẩn bị tất cả, sẵn sàng đón nhận một cuộc sống lao động thanh bần ở nông thôn.
B. Nhằm kể ra công cụ lao động quá thô sơ, ít ỏi.
C. Cho thấy nhu cầu cuộc sống của tác giả thật khiêm tốn đồng thời thể hiện trạng thái ung dung trong lao động di dưỡng tinh thần hàng ngày.
D. Nhằm thể hiện đời sống nghèo nàn của nhà thơ.
13, Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Khắc họa bằng những chiến công lừng lẫy của quân dân đời Trần.
B. Thể hiện ý chí căm thù và tinh thần quyết tâm chiến đấu của đội quân chính nghĩa.
C. Khắc họa tầm nhìn xa trông rộng về sự trường tồn của dân tộc.
D. Khắc họa hình tượng trang nam nhi với lí tưởng, nhân cách cao cả và vẻ đẹp hào hùng của thời đại.
14, "Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương"
(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Ý nghĩa biểu tượng của hai từ "son phấn" và "văn chương" trong hai câu thơ trên là
Chọn câu trả lời đúng:
A. chỉ sắc đẹp và trí tuệ của Tiểu Thanh.
B. chỉ vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn của Tiểu Thanh.
C. chỉ phẩm hạnh và sắc đẹp của Tiểu Thanh.
D. chỉ sắc đẹp và tài năng của Tiểu Thanh.
15,Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây là
Chọn câu trả lời đúng:
A. so sánh và ẩn dụ.
B. so sánh và phóng đại.
C. so sánh và nhân hoá.
D. so sánh và hoán dụ.

 
H

huck

<tiếp>

16,Câu nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyện ngụ ngôn?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh.
B. Kết thúc truyện bất ngờ.
C. Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ.
D. Thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng về loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người.
17, Trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, việc An Dương Vương chém đầu Mị Châu thể hiện điều gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sự trừng phạt thích đáng với kẻ phản bội.
B. Sự tàn nhẫn, tuyệt tình.
C. Sự tỉnh ngộ muộn mằn nhưng cần thiết.
D. Sự tuân phục mệnh lệnh của thần linh.
18,Bài thơ Nhàn không thể hiện triết lý nhân sinh nào của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sống gần gũi, hòa với tự nhiên.
B. Sống an nhàn, trong sạch.
C. Sống ẩn dật, không màng danh lợi.
D. Sống vô tư, không suy nghĩ việc đời.
19, Hình tượng nổi bật trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Hình tượng người tráng sĩ.
B. Hình tượng người dũng sĩ.
C. Hình tượng người chiến sĩ.
D. Hình tượng người anh hùng.
20,Dòng nào dưới đây nhận xét đúng nhất về ngôn ngữ của bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Mang tính chân thực.
B. Giàu tính triết lí.
C. Tự nhiên, giản dị, giàu ý vị.
D. Trau chuốt, cầu kì.
21, Nhận xét nào dưới đây nêu bật được những đặc trưng phong cách thơ Lý Bạch?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhẹ nhàng, giản dị, sâu sắc.
B. Giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
C. Hào phóng, tự nhiên, tinh tế và giản dị.
D. Giản dị mà giàu tính triết lí.
22.Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày thuộc loại truyện gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Truyện khôi hài.
B. Vừa khôi hài vừa trào phúng.
C. Truyện trào phúng.
D. Truyện trào lộng.
23, Văn học Việt Nam thế kỉ X đến thế kỉ XIX bị chi phối nhiều nhất bởi
Chọn câu trả lời đúng:
A. tư tưởng Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
B. tư tưởng Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
C. tư tưởng Nho giáo và Lão giáo.
D. tư tưởng Nho giáo và Phật giáo.
24,Tính chất của bi kịch Mị Châu - Trọng Thủy là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Xung đột có thể dung hòa.
B. Xung đột toàn diện nhưng không quyết liệt.
C. Xung đột nhỏ lẻ, bộ phận.
D. Xung đột dữ dội, quyết liệt, toàn diện.
25,Đặc trưng nổi bật nhất của thơ Lý Bạch là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Sự đối lập giữa cái tầm thường với cái cao quý.
B. Sự đối lập giữa cái cao cả và cái đẹp.
C. Sự thống nhất giữa cái tầm thường với cái cao quý.
D. Sự thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹp.
26, Chủ đề chính của Ô-đi-xê là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Chiến tranh mở rộng bờ cõi của người Hi Lạp cổ đại.
B. Ca ngợi các vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử của người Hi Lạp.
C. Chinh phục thiên nhiên để khai sáng, mở rộng giao lưu của người Hi Lạp cổ đại.
D. Tôn vinh các vị thần của người Hi Lạp cổ đại.
27,Nhận định nào sau đây là chính xác nhất về trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Con người Việt Nam là trung tâm phản ánh của văn học Việt Nam.
B. Con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.
C. Con người Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.
D. Thiên nhiên là trung tâm phản ánh, thể hiện của văn học Việt Nam.
28,Hai câu cuối cùng trong bài thơ Cảnh ngày hè thể hiện Nguyễn Trãi là con người như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Khát vọng lớn lao. (2)
B. Nỗi lo lắng khôn nguôi cho cuộc sống người dân. (3)
C. Tấm lòng cao cả. (1)
D. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
29,Đặc điểm nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa.
B. Thể hiện lòng thương người, lên án tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
C. Thể hiện niềm tự hào về truyền thống dân tộc.
D. Đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.
30, "Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?"
(Đọc tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Vai trò của hai câu thơ trên đối với chủ đề toàn bài thơ là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Là hai câu kết tổng kết lại toàn bộ bài thơ.
B. Là hai câu kết bày tỏ niềm khắc khoải, day dứt của Nguyễn Du không biết hậu thế có ai tiếc thương cho ông, như ông tiếc thương cho Tiểu Thanh.
C. Là hai câu kết có ý nghĩa khái quát về thân phận của tác giả cũng như của nghệ sĩ nói chung.
D. Là hai câu kết, Nguyễn Du khóc than cho số phận của mình.
31,Chí làm trai của trang nam nhi trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua...
Chọn câu trả lời đúng:
A. sức mạnh và lý tưởng.
B. sự thanh cao và trong sạch.
C. sự trong sạch và mạnh mẽ.
D. sự mạnh mẽ và dữ dội.
32, "Nỗi hờn" trong câu thơ "Cổ kim hận sự thiên nan vấn" trong bài thơ Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nỗi hờn giận vì những người đức hạnh mà yểu mệnh.
B. Nỗi hận của người nay giống nỗi hận của người xưa.
C. Nỗi hận của người xưa kéo dài đến ngày nay.
D. Nỗi hờn giận vì phải chứng kiến bao kiếp tài hoa mà bạc mệnh.
33,Văn học Việt Nam giai đoạn đầu từ thế kỉ XX đến 1945 thể hiện rõ nhất phương diện nào sau đây của con người?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Con người chức năng.
B. Con người cá nhân.
C. Con người lí tưởng hóa.
D. Con người vũ trụ.
34, Tính cách của hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội bộc lộ chủ yếu thông qua
Chọn câu trả lời đúng:
A. lời bình của tác giả.
B. hành động của nhân vật.
C. sự miêu tả ngoại cảnh.
D. lời thoại của nhân vật.
35,Bốn câu đầu và bốn câu sau trong bài Cảm xúc mùa thu có quan hệ với nhau như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Bốn câu đầu tả cảnh, bốn câu sau tả người.
B. Bốn câu đầu tả cảnh thu, bốn câu sau tả tình thu.
C. Bốn câu đầu tả xa, bốn câu sau tả gần.
D. Bốn câu đầu tả cảnh trên cao, bốn câu sau tả cảnh dưới thấp.
36,Hai câu thơ đầu bài thơ Nhàn thể hiện trạng thái gì của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Nhẹ nhàng, điềm đạm.
B. Suy tư, trăn trở.
C. Ung dung, thư thái.
D. Phong lưu, phóng túng.
37, Phẩm chất nào sau đây của nhân dân lao động được thể hiện rõ nhất trong truyện cười?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Tinh thần đấu tranh quyết liệt với cái xấu và cái ác.
B. Sự thông minh, hóm hỉnh và tinh thần đấu tranh.
C. Tinh thần đấu tranh và niềm lạc quan.
D. Ước mơ về một xã hội tốt đẹp.
38, Đọc câu thơ: "Lao xao chợ cá làng ngư phủ - Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương." (trích Cảnh mùa hè). Những âm thanh được nhắc đến trong các câu thơ trên gợi nhắc đến cuộc sống như thế nào?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Cuộc sống bình dị, no ấm, thanh bình của những người dân lao động nơi thôn dã.
B. Cuộc sống thị thành tấp nập bán mua với những âm thanh hết sức chân thực và sinh động của hiện thực.
C. Cuộc sống ồn ã, sôi động đầy sức sống của Nguyễn Trãi những ngày trí sĩ ở Côn Sơn.
D. Cuộc sống nhàn tản, thư thái của một nhà nho ẩn dật, lánh đục về trong.
39,Giọng điệu chung trong đa số các sáng tác của Đỗ Phủ là
Chọn câu trả lời đúng:
A. sôi nổi, hào hứng.
B. trầm uất, nghẹn ngào.
C. bi hùng, hoành tráng.
D. thâm trầm, sâu lắng.
40, Hai đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu: ngôn ngữ trang trọng và lối kể chuyện thật chậm rãi trong Uy-lít-xơ trở về được gọi là phương pháp nghệ thuật gì?
Chọn câu trả lời đúng:
A. Trì hoãn sử thi.
B. Xây dựng điển hình.
C. Đặc tả tính cách.
D. Tả cảnh ngụ tình.
 
J

junkjka_a1_pltn

1.B
2.C
3.C4.C
5.D
6.B
7.A
8.D
9.A
10. A
11.C
12.lặp
13, 14.D
15B
16D
17C
18, 19. D
20.B
21.22.A
23.D
24.lặp
27.C
28.D
29lawpj
30.B
31.A
32.D
34.B
37.C
38.A
40.A
mình làm vội không biết có đúng không
 
L

lolem_theki_xxi

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN THI VÀO LỚP 10

I. CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm.
Câu 2: Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
Câu 3: Nêu những chi tiết truyền kỳ và ý nghĩa của chúng trong truyện.
Câu 4: Bằng cách kết thúc tài tình: “Chuyện người con gái Nam Xương” đã tố cáo hiện thức xã hội phong kiến bất công và đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
Câu 5: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
Câu 6: Những đặc sắc về nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”
Câu 7: Phân tích giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
II. CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
Câu 8: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm
Câu 9: Nêu suy nghĩ của em về cuộc sống của chúa Trịnh.
Câu 10: “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ không chỉ tố cáo thói quen ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh mà qua đó tác giả cũng vạch trần được thói nhũng nhiễu của quan lại thời bấy giờ.
III. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ (HỒI THỨ 14)
Câu 11: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm.
Câu 12: Tóm tắt hồi thứ 14 của chuyện “Hoàng Lê nhất thống chí”
Câu 13: Nêu nội dung chính của hồi thứ 14. Tại sao các tác giả là người vốn trung thành với nhà Lê mà lại viết về Quang Trung hay và thực đến vậy?
Câu 14: Cảm nhận về hình tượng Quang Trung trong hồi thứ 14.
Câu 15: Đọc hồi thứ 14 của “Hoàng Lê nhất thống chí” người đọc không thể quên lời nói của Quang Trung bên hội đèo Tam Điệp.
IV: TRUYỆN KIỀU
Câu 16: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm
Câu 17: Tóm tắt truyện Kiều.
Câu 18: Giá trị nhân đạo của truyện Kiều của Nguyễn Du.
Câu 19: Cảm nhận đoạn trích Cảnh ngày xuân.
Câu 20: Bức chân dung chị em Thúy Kiều.
Câu 21: Bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.
Câu 22: Tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Câu 23: Bức chân dung Thúy Kiều
V. LỤC VÂN TIÊN
Câu 24: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm
Câu 25: Tóm tắt tác phẩm Lục Vân Tiên.
Câu 26: Cảm nhận của em về cuộc sống của Ngư ông.
Câu 27: Cảm nhận về nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
VI. VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
Câu 28: Phân tích vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và các đoạn trích trong Truyện Kiều.
Câu 29: Bộ mặt xấu xa của giai cấp thống trị, xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các tác phẩm “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, “Hoàng Lê nhất thống chí” và “Truyện Kiều”
Câu 30: Phân tích hình tượng các nhân vật.
- Nguyễn Huệ
- Lục Vân Tiên
Câu 31: Qua các đoạn trích của Truyện Kiều hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Câu 32: Phân tích những thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều.
VĂN HỌC HIỆN ĐẠI: HỌC KÌ I
VII. ĐỒNG CHÍ
Câu 33: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 34: Cảm nhận về hình ảnh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 35: Cảm thụ khổ thơ cuối của bài thơ Đồng Chí.
VIII. BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Câu 36: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 37: Cảm nhận về hình ảnh những chiến sỹ lái xe Trường Sơn.
Câu 38: Cảm nhận về câu thơ cuối.
Câu 39: So sánh anh bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và anh bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ.
 
L

lolem_theki_xxi

IX. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Câu 40: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm.
Câu 41: Bài thơ không chỉ khắc họa hình ảnh thiên nhiên mỹ lệ mà còn vẽ lên hình ảnh những con người lao động.
Câu 42: Phân tích sự lặp lại hai lần của câu thơ trong khổ đầu và khổ cuối: “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.
X. BẾP LỬA
Câu 43: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm.
Câu 44: Phân tích vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
Câu 45 hân tích hình ảnh người bà trong hồi tưởng và cảm nhận của người cháu.
Câu 46: Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ.
Câu 47: Cảm nhận về đoạn thơ có từ “nhóm”
Câu 48: Suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
XI. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
Câu 49: chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 50: Hình ảnh người mẹ Tà – ôi trong kháng chiến chống Pháp.
Câu 51: Cảm nhận về hai câu thơ
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”
XII. ÁNH TRĂNG
Câu 52: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giar và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 53: Cảm nhận của em về bài thơ.
Câu 54: Ý nghĩa biểu tượng của vầng trăng.
Câu 55: Phân tích hình ảnh vầng trăng và thái độ của nhà thơ khi bắt gặp hình ảnh vầng trăng.
Câu 56: Tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ thể hiện rõ nhất ở đoạn thơ nào? Vì sào em khẳng định như vậy?
XIII. LÀNG
Câu 57: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 58: Tóm tắt truyện ngắn.
Câu 59: Cảm nhận về nhân vật ông Hai.
XIV: CHIẾC LƯỢC NGÀ
Câu 60: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 61: Tóm tắt truyện.
Câu 62: Cảm nhận về nhân vật bé Thu.
Câu 63: Tình yêu con của nhân vật ông Sáu.
Câu 64: Cảm nhận về tình cha con.

XI: LẶNG LẼ SAPA

Câu 65: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.

Câu 66: Tóm tắt truyện.

Câu 67: Vẻ đẹp của thiên nhiên SaPa.

Câu 68: Vẻ đẹp của những con người ở SaPa.

Câu 69: Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên.

Câu 70: Cảm nhận về những con người đến với SaPa.

Câu 71: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

VĂN HỌC HIỆN ĐẠI: HỌC KỲ II

XVI. CON CÒ

Câu 72: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 73: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ gắn với chặng đường đời của con.
Câu 74: Suy nghĩ về ý nghĩa triết lý lời ru của tình mẹ.
Câu 75: Phân tích cách vận dụng ca dao của Chế Lan Viên trong bài thơ.
Câu 76: Giọng điệu bài thơ có gì đặc sắc? Vai trò của nó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đạo của toàn bài.
Câu 77: Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về những lời hát ru.
Câu 78: Cảm nhận khổ cuối bài thơ.
Câu 79: Suy nghĩ về tấm lòng người mẹ qua hai dòng thơ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.”

XVII: MÙA XUÂN NHO NHỎ

Câu 80: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 81: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.
Câu 82: Cảm xúc trước mùa xuân đất nước, con người.
Câu 83: Ước nguyện trước mùa xuân của nhà thơ.

XVIII. SANG THU

Câu 84: Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 85: Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.
Câu 86: Giải thích ý nghĩa triết lý ở 2 câu thơ cuối.

XIX: VIẾNG LĂNG BÁC

Câu87 :Chép nguyên văn bài thơ và trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm, suy nghĩ về nhan đề của tác phẩm.
Câu 88: Hãy phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phưỡng để hiểu được tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả, cũng như của nhân dân ta đối với với Bác.
Câu 89: ước nguyện của nhà thơ trước khi rời lăng Bác.
Câu 90: Phân tích 2 câu thơ:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,
Giữa một vầng trăng sang dịu hiền”
 
L

lolem_theki_xxi

Câu I: ( 2 điểm )
Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách chép lại đáp án đúng vào bài làm.
1. Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
A. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân
B. Miêu tả tài sắc của Thúy Kiều.
C. Miêu tả tài sắc và dự báo số phận hai chị em Thúy Kiều.
D. Cả A, B, C đều sai.
2. Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương.
B. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình
C. Buồn nhớ người yêu.
D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
3. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Nguyễn Dữ.
4.Câu thơ nào sau đây sử biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận)
B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương)
C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi (Nguyễn Khoa Điềm)
D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ( Viễn Phương)
5. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?
A. Hình như, anh ấy đã về
B. Vâng, tôi rất tin tưởng về anh ấy.
C. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá!
D. Việc đó chắc chắn không thể xảy ra.
6. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết bằng thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Lục Bát
C. Tự do
D. Thất ngôn tứ tuyệt
7. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng Chí” có ý nghĩa nào?
A. Tả thực
B. Biểu tượng
C. Vừa tả thực vừa biểu tượng
D. Cả A, B và C đều sai.
8. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật , con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu II: ( 2 điểm )
1. Chép lại những câu văn sau khi đã sửa lại những lỗi chính tả.
Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, soa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc, rồi cứ thế lức lở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
2. Chỉ ra lỗi sai về ngữ pháp của câu văn sau, sửa và chép lại cho đúng ( giữ nguyên ý ban đầu )
Trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn đã phản ánh được sự chua xót về một làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn.
Câu III: ( 2 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 dòng) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“Mọc giữa dòng song xanh
Một bông hoa tím biếc”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải )
Câu IV: (4 điểm )
Hãy phân tích đoạn thơ sau:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
( Viếng lăng Bác – Viến Phương)
 
L

lolem_theki_xxi

Phần I: ( 4 điểm )

Cho đoạn trích:
(…) Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mền, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
1. Những câu văn này được rút từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
2. Xác định câu có lời dẫn trực tiếp và câu đặc biệt trong đoạn trích trên.
3. Giới thiệu ngắn gọn ( không quá nửa trang giấy thi ) về nhân vật tôi trong tác phẩm đó.
4. Kể tên một tác phẩm khác viết về người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 và ghi rõ tên tác giả.

Phần II ( 6 điểm )

Trong bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã viết rất xúc động về người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp:
(…) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (…)

1. Từ Đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí?

2. Trong câu thơ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính, nhà thơ đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.

3. Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 10 câu ) theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trong đó có sử dụng phép thế và một phủ định để làm rõ sự đồng cảm, sẻ chia giữa những người đông đội ( Gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế ).
 
L

lolem_theki_xxi

Câu 1: (1 điểm)
Trong các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu(1) đội nón dấu, vai mang súng dài.
(Ca dao)
- Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu(3) nghênh nghênh.
(Tố Hữu, Lượm)
- Đầu(2) tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Đầu(4) súng trắng treo.
(Chính Hữu, Đồng Chí)
Câu 2: (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ là thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
(Nguyễn Minh Châu, Bến quê, Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 3: (1 điểm)
Cho biết phép liên kết câu và phép liên kết đoạn văn được sử dụng trong phần trích sau. Chỉ ra từ ngữ thực hiện mỗi phép liên kết đó.
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa.
(Hồ Chí Minh, Về vấn đề giáo dục, Dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 4: (2 điểm)
Mùa hè là mùa thú vị nhất đối với lứa tuổi học trò. Em sẽ làm gì để có được một mùa hè thực sự vui tươi và bổ ích?
(Viết thành một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn không quá 20 dòng).

Câu 5: (5 điểm)
ÁNH TRĂNG
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
TP.Hồ Chí Minh, 1978​
(Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích và phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.
 
P

phalaibuon

Câu I: ( 2 điểm )
Đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và trả lời bằng cách chép lại đáp án đúng vào bài làm.
1. Dòng nào sau đây là nội dung chính của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”?
A. Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân
B. Miêu tả tài sắc của Thúy Kiều.
C. Miêu tả tài sắc và dự báo số phận hai chị em Thúy Kiều.
D. Cả A, B, C đều sai.
2. Hai câu thơ sau nói lên tâm trạng gì của Thúy Kiều?
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”
A. Nhớ cha mẹ, nhớ quê hương.
B. Lo sợ cho cảnh ngộ của mình
C. Buồn nhớ người yêu.
D. Xót xa cho duyên phận lỡ làng.
3. Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả nào?
A. Nguyễn Đình Chiểu
B. Nguyễn Trãi
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm
D. Nguyễn Dữ.
4.Câu thơ nào sau đây sử biện pháp tu từ ẩn dụ?
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận)
B. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viễn Phương)
C. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi (Nguyễn Khoa Điềm)
D. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng ( Viễn Phương)
5. Trong các câu sau, câu nào có thành phần cảm thán?
A. Hình như, anh ấy đã về
B. Vâng, tôi rất tin tưởng về anh ấy.
C. Chao ôi, bông hoa này đẹp quá!
D. Việc đó chắc chắn không thể xảy ra.
6. Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh được viết bằng thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Lục Bát
C. Tự do
D. Thất ngôn tứ tuyệt
7. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ “Đồng Chí” có ý nghĩa nào?
A. Tả thực
B. Biểu tượng
C. Vừa tả thực vừa biểu tượng
D. Cả A, B và C đều sai.
8. Trong văn bản tự sự, khi muốn làm cho chi tiết, hành động, cảnh vật , con người và sự việc trở nên sinh động, cần sử dụng kết hợp với yếu tố nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu II: ( 2 điểm )
1. Chép lại những câu văn sau khi đã sửa lại những lỗi chính tả.
Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, soa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc, rồi cứ thế lức lở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
2. Chỉ ra lỗi sai về ngữ pháp của câu văn sau, sửa và chép lại cho đúng ( giữ nguyên ý ban đầu )
Trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn đã phản ánh được sự chua xót về một làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn.
Câu III: ( 2 điểm )
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 dòng) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
“Mọc giữa dòng song xanh
Một bông hoa tím biếc”
(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải )
Câu IV: (4 điểm )
Hãy phân tích đoạn thơ sau:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
( Viếng lăng Bác – Viến Phương)

I.
1. C
2. B
3. D
4. B
5. C
6. A

II.

1. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi , xoa đầu tôi hỏi thì tôi đã òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.

2.
Trong tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn đã phản ánh được sự chua xót về một làng quê vốn từng tươi đẹp nay tàn tạ và yếu hèn.

câu thiếu chủ ngữ .

==> Trong tác phẩm "Cố hương ", Lỗ Tấn đã phán ánh sự chua xót về một...



p/s : Các em nên post từng đề riêng , giải quyết xong đề rồi hay post tiếp.

Lolem chú ý cách ngắt dòng trong bài. Bài của em rất khó nhìn . Hết 1 câu em nên cách 1 hoặc 2 dòng cho thoáng.
Em chú ý trong cách trích dẫn câu thơ , tiêu đề bài thơ hoặc là trích dẫn từ ở trong câu thơ phải để trong "" nhé.
 
L

lolem_theki_xxi

ÔN TẬP HỌC KÌ I
– Khối 10 (2011 – 2012)

I. Kiến thức văn bản văn học: Yêu cầu nắm được các bài thuộc văn học trung đại Việt Nam và các bài thơ Đường vừa được học trong chương trình:

* Cả hai chương trình cơ bản và nâng cao:
(1) TỎ LÒNG - ( Thuật hoài )
- Phạm Ngũ Lão -
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần với tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả; vẻ đẹp của thời đại với sức mạnh và khí thế hào hùng, tinh thần quyết chiến thắng;
- Hình ảnh kì vĩ; ngôn ngữ hàm súc giàu tính biểu cảm.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ Đường luật

B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài thơ?
2. Phân tích bài thơ Thuật hòai để làm rõ tầm vóc, tư thế, lí tưởng cao cả của con người thời Trần?
(2) CẢNH NGÀY HÈ - (Bảo kính cảnh giới – Bài 43)
-Nguyễn Trãi-
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp bức tranh cảnh ngày hè được gợi tả một cách sinh động ;
- Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “Dân giàu đủ khắp đòi phương”
- Nghệ thuật thơ Nôm độc đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu một bài thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể lọai.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng bài thơ?
2. Phân tích bài thơ. Tìm đọc thêm một số bài thơ của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập?
(3)ĐỌC TIỂU THANH KÍ - (Độc Tiểu Thanh kí)
( Nguyễn Du )
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Tiếng khóc cho số phận người phụ nữ tài sắc bạc mệnh đồng thời là tiếng nói khao khát tri âm của nhà thơ.
- Hình ảnh thơ mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Đường luật theo đặc trưng thể lọai.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài thơ?
2. Phân tích bài thơ?
3. Hãy chứng minh tình yêu thương bao la của Nguyễn Du đối với người phụ nữ tài hoa bạc mệnh qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí?
(4) NHÀN - (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Một tuyên ngôn về lối sống hòa hợp với thiên nhiên, đứng ngòai vòng danh lợi, giữ cốt cách thanh cao được thể hiện qua rung động trữ tình, chất trí tuệ.
- Ngôn ngữ mộc mạc tự nhiên mà ẩn ý thâm trầm, giàu tính trí tuệ.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể lọai.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng bài thơ?
2. Hãy phân tích quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện qua bài thơ Nhàn?
(5) Tại lầu Hoàng Hạc tiễn
Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
( Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Lí Bạch
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Tình cảm chân thành, trong sáng cảm động của Lí Bạch đối với bạn
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể lọai.
- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài thơ?
2. Phân tích bài thơ và lí giải tình bạn chân thành cao đẹp đã được thể hiện trong bài?
3. Suy nghĩ về tình bạn trong cuộc sống ngày nay?
(6) CẢM XÚC MÙA THU - (Thu hứng)
Đỗ Phủ
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Cảnh buồn mùa thu và tâm trạng con người cũng buồn như cảnh.
- Qua việc tiếp nhận văn bản, củng cố những kiến thức đã học về hình thức và đặc điểm nghệ thuật của thơ Đường luật..
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể lọai.
- Phân tích cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn từ và giọng điệu thơ.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng bài thơ?
2. Phân tích bài thơ để làm rõ nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của Đỗ Phủ ?

* Chương trình nâng cao:

NỖI LÒNG
(Cảm hoài - ĐẶNG DUNG)
A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:Tâm trạng bi tráng của người anh hùng có lí tưởng cao cả trong bi kịch của một thời mất nước. Ngôn ngữ hàm súc, hình ảnh tráng lệ, giàu sức biểu cảm.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu thơ Đường luật.
B. BÀI TẬP:
1. Học thuộc lòng phiên âm và dịch thơ bài thơ?
2. Phân tích bài thơ để làm rõ vẻ đẹp bi tráng của người anh hùng thất thế mà vẫn đầy chí khí trong bài thơ?
II. Kĩ năng nghị luận:
- Nghị luận xã hội: Xem lại, luyện tập 2 dạng bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận văn học: Phân tích, cảm thụ nhân vật, giá trị tác phẩm… của bài thơ.
 
Top Bottom