[Ngữ văn 10] Ôn tập học kì 1.

H

hailixiro142

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
a. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Văn học dân gian: gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo; là sáng tác tập thể và truyền miệng, thể hiện tình cảm của nhân dân lao động
- Văn học viết: được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ; là sáng tác của trí thức, mang đậm dấu ấn sáng tạo của cá nhân
b. Hai thời đại lớn của văn học Việt Nam.
- Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
- Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
c. Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm chính trị,văn hóa, đạo đức, thẫm mĩ của người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ: quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ quốc gia dân tộc, quan hệ xã hội và trong ý thức về bản thân

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
-Thông qua việc tìm hiểu hai ngữ liệu (giao tiếp ở Hội nghĩ Diên Hồng và giao tiếp qua văn bản của SGK ngữ văn), trả lời các câu hỏi trong bài, hình thành ba nội dung:
- Khái niệm về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương tiện và mục đích
Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: tạo lập (nói và viết) và lĩnh hội văn bản (nghe và đọc)
- Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức giao tiếp

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
- Về khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng
- Về đặc trưng của văn học dân gian
Tính truyền miệng; tính tập thể; tính biểu diễn; tính dị bản; tính địa phương
- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính sau: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao- dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện)
- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
+ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc. Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế, thông qua sự mã hóa bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật, tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng
+ Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu…) Văn học dân gian góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ.
+ Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học nước nhà, là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở văn học viết

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY (Trích sử thi Đăm Săn)
1.Tìm hiểu chung
Đăm Săn là thiên sử thi anh hùng tiêu biểu của dân tộc Ê-đê nói riêng và kho tàng sử thi dân gian nước ta nói chung
Đoạn trích nằm ở phần giữa tác phẩm, kể về cuộc giao chiến giữa Đăm Săn và Mtao M xây. Đăm Săn chiến thắng cứu được vợ và thu phục được dân làng của tù trưởng Mtao M xây
2. Đọc- hiểu văn bản
a. Nội dung
- Cảnh chiến đấu và chiến thắng của Đăn Săn: cuộc chiến của Đăm Săn và Mtao M xây diễn ra trong bốn hiệp. Ở đó, Đăm Săn luôn chủ động, thẳng thắng, dũng cảm và mạnh mẽ, còn Mtao M xây thì thụ động, hèn nhát, khiếp sợ. Với sự giúp đỡ của thần linh, Đăm Săn đã giết chết kẻ thù. Như vậy trong tưởng tượng của dân gian, Đăm Săn là biểu tượng của chính nghĩa và sức mạnh của cộng đồng, còn Mtao M xây là biểu tượng cho phi nghĩa và cái ác.
- Cảnh Đăm Săn thu phục dân làng của Mtao M xây rồi cùng họ và tôi tớ trở về: Sự hưởng ứng, tự nguyện mang của cải theo Đăm Săn của dân làng và lòng trung thành tuyệt đối với Đăm Săn của tôi tớ thể hiện sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi , khát vọng và sự yêu mến, tuân phục của cá nhân đối với cộng đồng. Đó là sự suy tôn tuyệt đối của cộng đồng với người anh hùng sử thi
- Cảnh ăn mùng chiến thắng: con người Ê-đê và thiên nhiên Tây Nguyên đều tưng bừng trong men say chiến thắng. Ở đây nhân vật sử thi Đăm Săn thực sự có tầm vóc lịch sử khi được đặt giữa một bối cảnh rộng lớn của thiên nhiên, xã hội và con người Tây Nguyên.
b.Nghệ thuật
Tổ chức ngôn ngữ phù hợp với thể loại sử thi: ngôn ngữ của người kể biến hóa linh hoạt, hướng tới nhiều đối tượng; ngôn ngữ đối thoại được khai thác dưới nhiều góc độ
Sử dụng có hiệu quả lối miêu tả song hành, đòn bẩy, thủ pháp so sánh, phóng đại, đối lập, tăng tiến…
c.Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích khẳng định sức mạnh và ngợi ca vẻ đẹp của người anh hùng Đăm Săn- một người trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc, xứng đáng là người anh hùng mang tầm vóc sử thi của dân tộc Ê-đê thời cổ đại

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY (Truyền thuyết)
1.Tìm hiểu truyện
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy được trích từ truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái- tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV
2. Đọc- hiểu văn bản
a. Nội dung
- An Dương Vương xây thành, chế nỏ giữ nước: thành xây ở đất Việt Thường nhưng “hễ đắp tới đâu lại lỡ tới đấy”. Nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, An Dương Vương xây được thành, chế nỏ thần, chiến thắng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hòa. Thông qua những chi tiếc kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thân linh), dân gian đã ngợi ca nhà vua, tụ hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc
- Bi kịch nước mất nhà tan và bi kịch tình yêu tan vỡ
+ Vì chủ quan, mất cảnh giác, hai cha con An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà dẫn đến việc nước Âu Lạc thất bại. Cùng với nước mất là nhà tan. Trước lời kết tội của Rùa Vàng, An Dương Vương đã “rút gươm chém Mị Châu”. Câu nói của Rùa Vàng làm An Dương Vương tỉnh ngộ, nhận ra bi kịch. Hành động “rút gươm chém Mị Châu” thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt và sự tỉnh ngội muộn màng của nhà vua
+ Mối tình Mị Châu- Trọng Thủy tan vỡ bởi âm mưu xâm lược của Triệu Đà. Cái chết của Mị Châu, Trọng Thủy là kết cục bi thảm của một mối tình éo le luôn bị tác động, chi phối bởi chiến tranh
+ Nhân dân không dồng tình với sự chủ quan, mất cảnh giác của An Dương Vương và nêu bài học lịch sử về thái độ cảnh giác với kẻ thù; vừa phê phán hành động vô tình phản quốc, vừa rất độ lượng với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng. Hình ảnh “ngọc trai- nước giếng” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc, vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong truyện
b.Nghệ thuật
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa “cốt lõi lịch sử” và hư cấu nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiếc kì ảo có giá trị nghệ thuật cao (ngọc trai- giếng nước)
- Xây dựng được những nhân vật truyền thuyết tiêu biểu
c.Ý nghĩa văn bản
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng

UY- LÍT- XƠ TRỞ VỀ (Trích sử thi Ô- đi- xê; HÔ- ME- RƠ)
1.Tìm hiểu chung
Hô-me-rơ người được coi là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê, là nhà thơ mù, sinh vào khoảng thế kỉ IX- VIII (trước CN)
Đoạn trích thuật lại sau hai mươi năm đánh thắng thành Tơ-roa và lênh đênh phiêu bạt, Uy-lít-xơ trở về quê hương, chiến thắng bon cầu hôn Pê-nê-lốp, đoàn tụ cùng gia đình
2.Đọc- hiểu văn bản
a. Nội dung
- Ca ngợi vẻ đep tâm hồn: tình yêu xứ sở, tình vợ chồng, tình cha con, mẹ con, tình chủ- khách, tình chủ-tớ
- Đề cao vẻ đẹp trí tuệ, khôn ngoan, mưu trí, dũng cảm, tỉnh táo, sáng suốt của nhân vật lí tưởng
(Thông qua việc phân tích những lời thoại của Pê-nê-lốp và nhũ mẫu Ơ-ri-c lê để thấy được niềm vui sướng và sự hoài nghi của người vợ khi chồng trở về; giữa Pê-nê-lốp và Tê-lê-mát để thấy được phản ứng của con trai trước thái độ có vẻ tàn nhẫn của mẹ đối với cha mình; giữa Pê-nê-lốp và Uy-lít-xơ để thấy được niềm hạnh phúc tột cùng sau cuộc đấu trí bằng “phép thử” về bí mật của chiếc giường)
b. Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật một cách chi tiết, cụ thể, lối so sánh có đuôi dài rất sinh động, giàu hình ảnh mang đặc trưng của sử thi
- Ngôn ngữ trong dáng, hào hùng, giọng điệu kể chuyện chậm rãi, tha thiết
c.Ý nghĩa văn bản
Ca ngợi sức mạnh kì diệu của trí tuệ Hi Lạp cổ đại và khát vọng đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình

TẤM CÁM
1. Tìm hiểu chung
- Truyện cổ tích có ba loại: cổ tích về loài vật, cổ tích thần kì, cổ tích sinh hoạt.
- Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Đắc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của câu chuyện. Ước mơ cháy bỏng về hạnh phúc, lẽ công bằng, phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người là nội dung chủ yếu của cổ tích thần kì.
2. Đọc-hiểu văn bản
a) Nội dung
- Mâu thuẫn chủ yếu trong tác phẩm là mâu thuẫn gữa cô Tấm mồ côi, xinh đẹp, hiền lành với dì ghẻ và Cám ác độc, tàn nhẫn. Mâu thuẫn này phát triển từ thấp đến cao: ban đầu chỉ là những hơn thua về vật chất, tinh thần, sự ganh ghét mẹ ghẻ con chồng,…Khi đó, Tấm luôn là người nhường nhịn, chịu thua thiệt. Càng về sau mâu thuẫn chuyển thành sự đố kị, một mất một còn, tiêu diệt lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ nhưng trên hết là mâu thuẫn giữa thiện và ác trong xã hội. Mâu thuẫn này được tác giả dân gian giai quyết theo hướng thiện ác.
- Ý nghĩa những lần biến hóa của Tấm: dù bị mẹ con Cám tìm mọi cách tận diệt, Tấm vẫn tái sinh dưới các dạng thức khác nhau (chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị). Càng về sau, Tấm càng đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống. Qua những lần biến hóa, dân gian muốn khẳng định: cái thiện không bao giờ chịu khuất phục, chính nghĩa khong bao giờ đầu hàng, cái thiện sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải và công lí. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất làm nên chiến thắng.
- Ý nghĩa việc trả thù của Tấm: hành động trả thù của Tấm là hành động của cái thiện trừng trị cái ác. Nó phù hợp với quan niệm “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả, ác báo”.
b) Nghệ thuật
- Xây dựng những mâu thuẫn, xung đột ngày càng tăng tiến.
- Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập cùng tồn tại và song song phát triển. Ở đó, bản chất của từng tuyến nhân vật được nhấn mạnh.
- Có nhiều yếu tố thần kì song vai trò của yếu tố thần kì cũng khác nhau trong từng giai đoạn.
- Kết cấu quen thuộc của truyện cổ tích: người ngèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn cuối cùng được hưởng hạnh phúc.
c) Ý nghĩa văn bản
Truyện Tấm Cám ngợi ca sức sống bất diệt, sự trỗi dậy mạnh mẽ của con người và cái thiện trước sự vùi dập của kẻ xấu, cái ác, đồng thời thể hiện niềm tin của nhân dân vào công lí và chính nghĩa..

CA DAO THÂN THÂN, YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA
1. Tìm hiểu chung
- Về nội dung: Diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
- Về nghệ thuật: thể thơ lục bát; ngôn ngữ giàu hình ảnh, gần gũi với lời nói hằng ngày; sử dụng nhiều so sánh, ẩn dụ,…
2. Đọc-hiểu văn bản
a) Nội dung
- Bài 1: Ý thức về phẩm chất và số phận người phụ nữ.
- Bài 4: Diễn tả cụ thể, sinh động nỗi niềm thương nhớ của trai gái trong tình yêu.
- Bài 6: Ca ngợi lối sống tình nghĩa, thủy chung của người bình dân xưa.
b) Nghệ thuật
- Công thức mở đầu: có một hệ thống những bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em…”.
- Hình ảnh biểu tượng.
- Cách so sánh, ẩn dụ, thể thơ lục bát, song thất lục bát.
c) Ý nghĩa văn bản
Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người bình dân Việt Nam xưa trong ca dao - dân ca.



 
H

hailixiro142

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT
1. Tìm hiểu chung
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết về bốn phương diện:
- Phương tiện ngôn ngữ: âm thanh/chữ viết.
- Tình huống giao tiếp: trực diện, tức thời (nói)/không trực diện, có điều kiện thời gian (viết).
- Phương tiện phụ trợ: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ (nói)/dấu câu, sơ đồ, bảng biểu (viết).
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ: khác nhau về các từ ngữ, kiểu câu, kết cấu văn bản đặc trưng cho từng loại ngôn ngữ.
2.Luyện tập
- Nhận diện và phân tích đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết qua các ngữ liệu cụ thể. Vận dụng những đặc điểm của hai dạng ngôn ngữ để xem xét ngữ liệu.
- Phát hiện, phân tích và sửa lỗi sử dụng lẫn lộn ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

KHÁI QUÁT VHVN TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
- Các giai đoạn phát triển: Chia thành 4 giai đoạn:
+ các giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí . Cảm hứng chủ đạo của văn học này là cảm hứng yêu nước. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc ( từ thế kỉ XV mới có những sáng tác bằng chữ Nôm tiêu biểu và có giá trị).
+ Hai giai đoạn sau, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, tư duy nghệ thuật đã có sự phân biệt văn với sử, triết. Văn học gắn với hiện thực cuộc sống nhiều hơn. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng nhân văn, cảm hứng về con người. Các thể loại văn học dân tộc và văn học chữ Nôm đều phát triển vượt bậc và có những thành tựu lớn.
- Nội dung chủ yếu:
Cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng thế sự là những đặc điểm lớn về nội dung của văn học trung đại Việt Nam.
- Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn như: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
1.Tìm hiểu chung.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt rất gần gũi với mọi người trong cuộc sống hàng ngày, do đó cần tận dụng những hiểu biết sẵn có để hình thành kiến thức, kĩ năng, nâng từ hiểu biết theo kinh nghiệm lên thành hiểu biết khoa học.
Ngôn ngữ sinh hoạt còn gọi là khẩu ngữ, hoặc ngôn ngữ hội thoại, là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để trao đổi ý nghĩ, tình cảm. Nó được dùng chủ yếu ở dạng nói, đôi khi ở dạng viết (nhật kí, tin nhắn,...).
Phong cách ngôn ngữ ngữ sinh hoạt có 3 đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. Làm rõ các đặc trưng đó qua việc phân tích ngữ liệu cụ thể.
2. Luyện tập.
Xác định những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ về tính cụ thể (thời gian, địa điểm, con người, sự việc... cụ thể trong từng cuộc hội thoại), tính cảm xúc (giọng điệu nói, từ cảm thán, câu cảm thán, biểu hiện nội tâm,...), tính cá thể (lời nói mang giọng điệu riêng của từng người)

TỎ LÒNG ( Phạm Ngũ Lão)
1. Tìm hiểu chung
a.Tác giả:
Phạm Ngũ Lão ( 1255 - 1320) là anh hùng dân tộc, có công lớn trong công cuộc chống xâm lược Mông - Nguyên
b.Tác phẩm
Hoàn cảnh ra đời và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (SGK)
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nội dung
- Vóc dáng hùng dũng
+ Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “ cầm ngang ngọn giáo” (hoành sóc) giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ.
+ Hình ảnh “ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng.
+ Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh “ba quân” mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần - “hào khí Đông A”
- Khát vọng hào hùng
Khát vọng lập công danh để thoả “ chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “ tận trung báo quốc” - thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
b.Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng.
- Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc
c.Ý nghĩa văn bản
Thể hiện lí tưởng cao cả của vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc

CẢNH NGÀY HÈ (Nguyễn Trãi)
1.Tìm hiểu chung
Xuất xứ: là bài số 43 thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập.
Chủ đề: bộc lộ nỗi lòng, chí hướng tác giả
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nội dung
- Vẻ đẹp rực rỡ của bức tranh thiên nhiên
+ Mọi hình ảnh đều sống động: hoè lục đùn đùn, rợp mát như giương ô che rợp; thạch lựu phun trào sắc đỏ, sen hồng đang độ nức ngát mùi hương.
+ Mọi màu sắc đều đậm đà: hoè lục, lựu đỏ, sen hồng
- Vẻ đẹp thanh bình của bức tranh đời sống con người: nơi chợ cá dân dã thì “ lao xao”, tấp nập; chốn lầu gác thì “ dắng dỏi” tiếng ve như một bản đàn.
Cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều tràn đầy sức sống. điều đó cho thấy một tâm hồn khát sống, yêu đời mãnh liệt và tinh tế, giàu chất nghệ sĩ của tác giả.
- Niềm khát khao cao đẹp
+ Đắm mình trong cảnh ngày hè, nhà thơ ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió hoà để “ Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
+ Lấy Nghiêu, Thuấn làm “ gương báu răn mình”, Nguyễn Trãi đã bộc lộ chí hướng cao cả: luôn khao khát đem tài trí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân.
b.Nghệ thuật
- Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế xen lẫn từ Hán và điển tích.
- Sử dụng từ láy độc đáo: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi,...
c.Ý nghĩa văn bản
Tư tưởng lớn xuyên suốt sự nghiệp trước của Nguyễn Trãi - tư tưởng nhân nghĩa yêu nước thương dân - được thể hiện qua những rung động trữ tình dạt dào trước cảnh thiên nhiên ngày hè.

NHÀN (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
1.Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “ chí để ở nhàn dật”.
Tác phẩm: Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ nhàn trong bài nhằm chỉ một quan niệm, một cách xử thế
2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nội dung
- Nhàn thể hiện sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên.
- Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “ nơi vắng vẻ”, sống hoà nhập với thiên nhiên để “ di dưỡng tinh thần.
- Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.
- Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tự chiêm bao.
Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã
b. Nghệ thuật
- Sử dụng phép đối, điển cố.
- Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí
c.Ý nghĩa văn bản
Vẻ đẹp nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống

ĐỌC TIỂU THANH KÍ (Nguyễn Du)
1.Tìm hiểu chung
Bài thơ chữ Hán tiêu biểu cho tài năng nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
2.Đọc - hiểu văn bản
a.Nội dung
- Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ “biến thiên dâu bể” của cuộc đời và niềm thổn thức của một tấm lòng nhân đạo lớn: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh bị vùi lấp trong quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “ nhất chỉ thư”.
- Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh; gợi nhớ lại cuộc đời, số phận bi thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải đến chết vẫn không được buông tha.
- Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc mệnh. Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du khái quát về quy luật nghiệt ngã “ tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự nhận thấy mình cũng là kẻ cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lùng, bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.
- Hai câu kết: Tiếng lòng khao khát tri âm. Khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du “ trông người lại nghĩ đến ta” và hướng về hậu thế tỏ bày nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.
b. Nghệ thuật
- Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.
- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí
c.Ý nghĩa văn bản
Niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế; vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du

TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Lý Bạch)
1. Tìm hiểu chung:
- Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ lãng mạn lớn của Trung Quốc, được gọi là “ Thi tiên”
- Mạnh Hạo Nhiên, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là tác phẩm tiêu biểu nhất của Lí Bạch về chủ đề tiễn biệt.
2. Đọc - hiểu văn bản:
a. Nội dung:
- Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với người đi: bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt – hoa khói, tháng ba), rời Hoàng Hạc đến Dương Châu, đô thị phồn hoa vào bậc nhất thời Đường.
- Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như người: chỉ một cánh buồm, rồi cánh buồm cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời:
b. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
- Tình hoà trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả.
c. Ý nghĩa văn bản:
Tình bạn sâu sắc, chan thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.

THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ, HOÁN DỤ
1. Tìm hiểu kiến thức cơ bản:
+ Ẩn dụ hình thành trên cơ sở nhận thức được sự tưong đồng nào đó giữa các đối tượng trong hiện thực, từ đó chuyển tên gọi từ đối tượng này sang đối tượng khác, nhờ thế từ (tên gọi) có nghĩa mới. Ẩn dụ đáp ứng nhu cầu biểu hiện và nhu cầu thẩm mĩ của con người trong giao tiếp ngôn ngữ.
+ Hoán dụ hình thành trên cơ sở nhận thức được quan hệ tương cận (liên quan đến nhau hay đi đôi với nhau) của các đối tượng trong hiện thực, từ đó cũng có sự chuyển tên gọi và từ được dùng theo nghĩa mới. Hoán dụ cũng đáp ứng nhu cầu biểu hiện và nhu cầu thẫm mĩ của con người trong giao tiếp.
+ Ẩn dụ và hoán dụ tu từ về bản chất giống với ẩn dụ và hoán dụ từ vựng, nhưng khác ở tính chất mới mẻ, lâm thời, tính hấp dẫn và giá trị nghệ thuật.
2. Luyện tập:
- Phân tích mỗi phép tu từ gắn với tác dụng, hiệu quả thẫm mĩ của chúng. Muốn thế cần lĩnh hội đúng nội dung thẫm mĩ mà văn bản hoặc phần trích văn bản biểu hiện.
- Các loại bài luyện tập:
+ Nhận biết và phân tích hai phép tu từ trong văn bản.
+ Cảm nhận và phân tích tác dụng nghệ thuật của hai phép tu từ trong văn bản.

CẢM XÚC MÙA THU (Đỗ Phủ)
1. Tìm hiểu chung:
- Đỗ Phủ (712 – 770), nhà thơ hiện thực vĩ đại, được người Trung Quốc tôn vinh là “thi thánh”
- Thu hứng gồm 8 bài, đây là bài mở đầu được xem như “cương lĩnh sáng tác” của cả chùm thơ.
2. Đọc - hiểu văn bản:
a. Nội dung:
- Cảnh mùa thu với những yếu tố gợi buồn: sương trắng, lá cây phong chuyển màu, những địa
danh gợi sự hiểm trở, hiu hắt, mây âm u sà giáp mặt đất, …khiến lòng người cũng buồn như cảnh.
- Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi gắn với mối tình nhà và âm thanh của tiếng chày
đập vải khiến lòng người khách xa xứ càng thêm sầu não. Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội
nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời.
b. Nghệ thuật: Kết cấu chặt chẽ, hình ảnh đặc trưng, ngôn từ nhiều tầng ý nghĩa, giọng điệu và âm
hưởng thơ thể hiện đúng tâm trạng u buồn, …
c. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ thể hiện nỗi buồn riêng thấm thía và tâm sự chứa chan lòng yêu nước thương đời của
tác giả.

 
H

hailixiro142

II. CÁC DẠNG ĐỀ THAM KHẢO:
1. Cô Tấm tự kể về mình
2. Vẻ đẹp con người và thời đại qua bài thơ “Tỏ lòng - Phạm Ngũ Lão”
3. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua “Cảnh ngày hè”
4. Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Đăm Săn, kể lại câu chuyện chiến thắng Mơ-tao Mơ-xây.
5. Hãy là nhân vật An Dương Vương kể lại chuyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.
6. Sáng tác một truyện ngắn có tác dụng giáo dục thiết thực đối với tuổi trẻ hiện nay.
* Một số lưu ý khi làm bài văn tự sự:
- Các đề (1, 4, 5) Văn tự sự từ trong các tác phẩm văn học đã học. Đề (6) Văn tự sự từ trong thực tế đời sống
- Yêu cầu chung:
+ Nắm vững kĩ năng làm văn tự sự
+ Nắm vững cốt truyện, các sự kiện, chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật chính (đề 1,4,5)
+ Ngôn ngữ kể phải phù hợp với câu chuyện đang kể, vận dụng linh hoạt các yếu tố miêu tả và biểu cảm, liên tưởng và tưởng tượng trong quá trình kể để câu chuyện thêm sinh động.
* Một số lưu ý khi làm bài văn nghị luận văn học: Các đề (2, 3)
- Bài viết cần tập trung hướng vào yêu cầu của đề, tránh viết chung chung, tản mạn.
- Luận điểm của bài viết cần rõ ràng, biết chọn lọc phân tích những tín hiệu nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, chi tiết …)để làm rõ luận điểm. Với các bài thơ dịch, có thể so sánh bản dịch thơ vói bản phiên âm để thấy hết vẻ đẹp của ý thơ.
……………………………………………………………………………………………………
P/S: Mọi người làm thử 6 đề trên nhá, post lên chia sẻ, cùng ôn tập học kì 1! :D
 
N

nghgh97

Hi

Mình góp thêm 1 tài liệu về ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết (đầy đủ hơn về lí thuyết). Ở cuối Tài liệu còn có 2 bài tập luyện tập, các bạn làm rồi post lên nhé :D
 

Attachments

  • Ngon ngu noi va ngon ngu viet.pdf
    62.8 KB · Đọc: 0
N

nghgh97

Hi

Đáp án 2 bài tập Luyện tập của bài Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết ở trên, các bạn tham khảo nhé :D
 

Attachments

  • Ngon ngu noi va ngon ngu viet_Dap an.pdf
    54.7 KB · Đọc: 0
H

hailixiro142

3. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua “Cảnh ngày hè”

_________________________________
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hè” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ :

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục : Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

_Sưu tầm_________________
Các bạn làm mấy câu còn lại đi ;)
Mình nghĩ học kì dễ ra mấy câu này lắm!
 
P

phnglan

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I


A.Phần 1: : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 2điểm)
I. CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC
1. Nêu ngắn gọn nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các tác phẩm, đoạn trích sau:
- Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn).
- Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ
- Truyện cổ tích Tấm Cám
- Truyện cười dân gian: Tam đại con gà,
- Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa.

2. Trả lời theo yêu cầu các câu hỏi sau:
- Câu 1: Trong truyện Tấm Cám, Tấm và Mẹ con Cám có những mâu thuấn xung đột nào? Ý nghĩa của những mâu thuẫn xung đột?
- Câu 2: Sau khi chết Tấm đã hóa thân thành những gì? Ý nghĩa về mặt nội dung và nghệ thuật của những lần hóa thân của Tấm?
- Câu 3: Trong truyên An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, Sau khi chết Mị Châu đã hóa thành những gì? Điều đó nó chứng minh điều gì? Qua nhân vật Mị Châu tác giả dân gian muốn gửi đến thế hệ trẻ bức thông điệp gì?
- Câu 4: Theo em, nguyên nhân nào mà An Dương Vương bị mất nước Âu Lạc? Qua truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, tác giả dân gian muốn gửi đến độc giả bức thông điệp gì?
- Câu 5: Chỉ ra những tình huấn gây cười trong truyện “ Tam đại con gà” và “ Nó phải bằng hai mày”. Cho biết ý nghĩa của các tình huấn gây cười.
- Câu 6: Văn học tử thế kỉ X- đến hết TK XIX có những giai đoạn phát triển nào? Văn học có những đặc điểm nội dung và nghệ thuật nào? Kể tên những tác giả, tác phẩm tiêu biểu từng giai đoạn văn học ?
- Câu 7: Nêu ý nghĩa của chữ “ thẹn” trong bài trong bài thơ “ Tỏ Lòng”- Phạm Ngũ Lão? Cho biết những nét độc đáo về nghệ thuật bài thơ?
- Câu 8: Quan niệm “ Sống nhàn” được biểu hiện như thế nào qua bài thơ “ nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua đó em hiểu gì về vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm

3. Trình bày khái quát về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của các tác giả sau:
- Phạm Ngũ Lão
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Lí Bạch, Đỗ Phủ

B.LÀM VĂN:
II. Văn nghị luận xã hội ( 3 điểm)
1. Văn tự sự, biểu cảm
- Đóng vai một nhân vật trong các truyện dân gian (đã học) để kể lại một sự việc, chi tiết, đề lại cho em nhiều suy nghĩ. ( Các truyện : Tấm Cám, Nhưng nó phải bằng hai mày, An Dương Vương và Mị Châu- T. Thủy)
- Viết về một người thân yêu, ngôi trường hay kể một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục giới trẻ mà em yêu thích
2.Văn nghị luận về một hiện tượng xã hội, truỳên thống đạo lí
- Một truyền thống đạo lí, ý thức rèn luyện bản thân, phấn đấu nghề nghiệp… qua câu
nói, qua một khẩu hiệu.
- Một hiện tượng của học sinh, giới trẻ hiện nay như: giao tiếp ứng xử , quan hệ bạn bè, chọn nghề, hát nhép…)

III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5đ)
1. Phân tích vẻ đẹp một bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa ( đã đọc)
2. Phân tích vẻ đẹp bài thơ:
Tỏ lòng- Phạm Ngũ Lão; Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Cảnh ngày hè- Nguyễn Trãi; Đọc Tiểu Thanh Ký- Nguyễn Du
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom