Ngữ Văn 10 khó

E

emxaunhatlang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[COLOR="Magenta"]Câu 1 :[/COLOR] Trong truyện Tấm cám , tấm và mẹ con cám có những mâu thuẫn xung đột nào ? Ý nghĩa của những mâu thuẫn xung đột ?
Câu 2 ; Sau khi chết Tấm đã hóa thân thành những gì? Ý nghĩa và nghệ thuật của những lần hóa thân đó?
Câu 3 ; Nêu ý nghĩa của chữ '' thẹn '' trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ LÃo ? Cho biết những nét độc đáo về nghệ thuật bài thơ ?


( Mọi người giúp nhanh hộ mình nhé ! Thank trước .... Mai mình phả nộp đề cương rồi ạ )
 
N

ngocsangnam12

Câu 1: + Mâu thuẫn gia đình:
Tấm> <Cám (Chị em cùng cha khác mẹ)
Tấm> <dì ghẻ (Mẹ ghẻ con chồng)

==> Trong hai mâu thuẫn trên , mâu thuẫn Tấm- Cám là chủ yếu xuyên suốt toàn truyện , liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liệt . Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung , phụ trợ , không liên tục.

+ Mâu thuẫn xã hội:
Tấm > < Mẹ con cám
Thiện > < Ác
Người bị áp bức> < Kẻ áp bức

==> Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác , ác bị trừng trị đích đáng , thiện thỏa nguyện ước mơ .
 
M

manh550

2.- Bị giết, Tấm vùng lên giành hạnh phúc, cô hoá thân thành: vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị(quả vàng thơm)

+ Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của T chứng minh sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt cái ác.

=> Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái Thiện và cái Ác.

=> Quan niệm thiện thắng ác và tinh thần lạc quan ,niềm tin vào chân lí, công bằng xã hội của người Việt xưa.


Nguồn Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109054#ixzz3ODhbxhxY
 
P

phnglan

3. thẹn: PNL thẹn vì chưa có tài mưu luợc, chưa lập được nhiều công danh như Gia Cát Lượng đời Hán
---> đó là nỗi thẹn của con người có nhân cách, nỗi thẹn này không làm cho con người thấp bé đi, trái lại càng nâng cao nhân cách PNL.

- nghệ thuật:
+ thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
+ Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng ki vĩ, tráng lệ,
+ giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca.
+ hình ảnh hoàng tráng có sức biểu cảm
 
Top Bottom