[ Ngữ văn 10 ] cho đề văn dưới đây

C

camquyen1993

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mình học rất dở môn văn nhất là viết bài văn các bạn có thể giúp mình chỉ giúp mình thuyết minh bài văn này được không ?
1. một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương .
2. một loại hình ca nhạc (hay sân khấu)mà anh chị yêu thích.
3. lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
cám ơn các bạn nha.:)

tiêu đề: [ Lớp ] + Nội dung
Baby!
 
Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

Chùa Thiên Mụ - một danh lam thắng cảnh tuyệt với của Thừa Thiên - Huế
Có khá nhiều cuâ chuyện huyền thoại liên quan đến lại tích của chùa Thiên Mụ. Lúc đầu quả đồi được đặt tên là Thiên Mụ Sơn (núi bà Trời). Sau khi chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613) vào trấn Thuận Hoá Một lần qua đây chơi nghe kể chuyện, liền tự nhận mình là vị chân chúa ấy, nên cho xây dựng chúa và đặt ten là Thiên Mụ tự.


Ngôi chùa đã có tại chỗ từ trước năm 1555, vì trong sách Ô Châu Cận Lục viết vào thời điểm ấy, tác giả Dương Văn An đã từng nói đến ngôi chùa cổ này rồi. Có lẽ hồi ấy chùa còn đơn sơ nhỏ hẹp, kiến trúc chưa qui mô to lớn như về sau. Khi chúa Nnguyễn Hoàng vào Nam (1558) một dạo đến đây chơi vui, vừa có được nhưng gợi hứng tốt đẹp từ ngôi chùa cổ, vừa thấy rõ ở đây phong cảnh thoát tục hữu tình, nêm năm 1601 chúa cho xây dựng lại ngôi chùa một cách chính thức, chùa trở thành khang tang hơn.
Năm 1665, chùa được chúa nguyễn Phúc Tân chu trùng tu.
Cuối năm 1695, hoà thượng Thạch Liêm (Thích Đại Sán) ở Quảng Đông được chúa Nguyễn Phúc Chu mới qua hoàng dương chánh pháp tại đây. Chùa càng trở nên nổi tiếng.
Năm 1710, chúa Nguyễn cho đúc Đại hồng chung và viết một bài ký kể khắc vào chuông. Năm 1714, chúa sai Chường cơ Tổng Đức Đại đứng ra trông coi việc trùng tu và mở rộng ngôi chùa: xây thêm nhiều điện đài, đình viện, nhà cửa. Tất cả có đến vài chục công trình kiến trúc, nơi nào cũng huy hoàng tráng lệ. Công tác kéo dài 1 năm. Khi xong, chúa lại viết một bài ký, cho khắc vào bia đá để kỷ niệm, và nhờ người qua Trung Quốc thỉnh hơn 1000 bộ kinh sách Phật giáo về tàng trữ ở chùa.
Dưới thời Tây sơn (1786-1801), vua Gia Long và vua minh mạng cho tu sửa lại. Năm 1884, để kỷ niệm bà Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long) thọ 80 tuổi (Bát tuần Thánh thọ), vua Triệu Trị của Thống chế Hoàng Văn Hậu đứng ra điều khiển công cuộc kiến trúc lại ngôi chùa một cách qui mô: xây thêm tháp Phương Duyên, đình Hương Nguyện, dựng hai tấm bia ghi chép thơ văn của nhà vua. Dưới thời Tự Đức, sau những thất bại dồn dập trong việc nước, việc nhà, chua nghĩ xó lẽ dùng chữ “Thiên” đã động đến trời, cho nên danh từ “Thiên Mụ” có đổi ra “Linh Mụ” trong một thời gian (1862-1869).
Năm 1899 để đóng góp công sức cho chùa nhân dịp lễ Cửu tuần Đại Khánh Tiết (mừng thọ 90 tuổi) của bà Từ Dũ (vợ vua Triệu Trị), vua Thành Thái cho bộ Công “đại gia tu bổ” tháp Phước Duyên và dựng bia kỷ niệm.
Năm 1904 một trận bão dữ dội nhất xưa nay ở Huế đã gây cho chùa nhiều thiệt hại nặng nề, trong đó có đình Hường nguyên bị sụp đổ. Ba năm sau (1907) chùa được trùng tu.
Năm 1920 vùa Khải Định lại cho dựng bia đá gần tháp Phước Duyên để khắc một bài thơ ngự chế ca ngợi cảnh chùa.
Cuối cùng, chùa Thiên Mụ được tu sửa lớn một lần nữa vào cuối năm 1957. Trong đợt này, phần lớn các bộ phần kiến trúc trong điện Đại Hùng đều được thay thế bằng bê tông giả gỗ.
Xưa nay, bất cứ ai đến viếng cảnh chùa cũng đều thừa nhận rằng người chọn vị trí làm chùa là một Phật tử có trình độ thẩm mỹ rất cao. Kiến trúc ngôi chùa được lồng vào trong một ngoại cảnh thiên nhiên nên thơ tĩnh mịch. Nó thích hợp với Phật tính ở chỗ vừa cách biệt với những sinh hoạt tục luỵ của thế nhân, nhưng lại vừa gần gũi đối với những người caon Phật mộ đạo ở chốn thị thành cách đó chùa đầy 4 km.
Ngọn đồi khởi nghĩa quảng đất bằng, được nầng lên thêm bởi ngọn tháp Phước Duyên uy nghi cao cả. Dòng sông Hương thanh khiến uốn trước chùa như để rửa sạch bụi đời cho tâm hồn và thể xác những người hướng đến và tìm về đạo pháp.
Toàn bộ các công trình kiến trúc của chùa đều nằm trên một ngọn đồi có bề mặt hình chữ nhật (280X100cm) chạy theo hướng bắc nam. Chùa lại được bao bọc bởi khuôn tường thành xây bằng đá mang hình dạng một con rùa thò đầu xuống để uống nước sông Hương.
Vào thời cực thịnh của chùa, mặt độ kiến trúc nơi đây thật dày đặc, vì mấy chục công trình. Ngay từ bấy giờ các nhà qui hoạch đã chia khuôn viên chùa ra làm hai khu vực, cách biệt nhau bởi cửa tam quan: khu vực ở trước có mặt bằng như cái đầu rùa, là nơi xây dựng những công trình kiến trúc mang tính kỷ niệm như bia đá, chuông đồng...và khu vực ở sau, thân rùa, dành để xây cất các điện thờ Phật và các nhà tăng, nơi các nhà s ăn ở tu hành, tụng niệm.
Dưới thời chúa Nnguyễn Phúc Chu (1715) mật độ kiến trúc ở phần sau dày hơn ở phần trước, nhưng từ thời vua Thiệu Trị (1846) và nhất là thời Thành Thái (1904), thì ngược lại vì phần sau bị hư hại nhiều, phần trước xây dựng thêm.
Hiện nay được đánh giá cao nhất trong chùa là công trình nghệ thuậ sau đây:
-Phước Duyên Bửu Tháp: Tháp hình bát giác cao 7 tầng (21m) dưới lớn trên nhỏ. Số 7 là con số linh của đạo phật. Hệ thống bậc cấp trước chùa cũng tính theo số 7. Trong tháp có hệ thống bậc thang xây cuốn từ dưới lên trên, chỉ trừ giữa tầng thứ 6 và tầng thứ 7 là phải dùng cái thang di động bằng gỗ và cái cửa với chìa khoá đặc biệt, vì ở tầng trên cùng này xưa kia có thơ tượng Phật bằng vàng.
-Đại Hồng Chung: Chuông cao 2,5m, đường kính 1,4m, nặng 2,025kg, là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng rất xuất sắc của Việt Nam đầu thế kỷ XVIII. Mặt trên quả chuông có 8 chữ “Thọ” khắc theo lối chữ triện, ở giữa thân chuong chia làm 4 khoảng, khắc bài minh của chúa Nguyễn Phúc Chu và chạm nổi những hình ảnh long, vân, nhật, tinh: ở phần dưới khắc hình bát quái và thủy ba.
-Bia thời vua chúa Nguyễn Phúc Chu: đây là một tấm bia đá thanh khá lớn, cao 2,6m rộng 1,25m, dựng trên lưng một con rùa bằng đá cẩm thạch dài 2,2m, rộng 1,6m đều được khắc chạm uyển chuyển, tinh vi. Bộ tác phẩm bằng đá này mang giá trị cao và nghệ thuật của thời các chúa Nguyễn.
-Điện Đại Hùng: đây là ngôi điện chính trong chùa, một công trình kiến trúc đồ sộ nguy nga. Trong lần trùng tu năm 1957, ngoại trừ hệ thống rui và đòn tay, còn tất cả cột, kèo, băng, bệ... đều xây bằng bê tông và phủ bên ngoài một lớp sơn giá gỗ.
Trong điện, ngoài những tượng Phật bằng đồng sáng chói, còn treo một cái khánh đồng khá lớn chạm hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc những dòng chữ cho biết khánh này do một vị quan người Quảng Trị là Trần Đình Ân thuê đúc năm 1677 để cúng cho chùa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa, và treo một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề năm 1714.
-Đình Hương Nguyên cũ: một trong những công trình kiến trúc bằng gỗ rất đặc biệt của thời vua Triệu trị (1841-1847) mà hiện nay còn bảo lưu được ở chùa Thiên Mụ là bộ sườn của đình Hương Nguyên. Đình Hương Nguyên đựơc xây trước mặt tháp Phước Duyên. Trong trận bão năm Thìn (1904) đình bị đổ. Để cho không gian tại đây được thoáng, sau đó người ta đã đem ngôi đình cũ vào dựng lại tại nền điện Di Lặc xưa để thờ Đức Địa Tạng. Đây là nguyên mẫu một ngôi nhà tứ giác độc đáo của 150 năm trước. Đứng trong nhà nhìn lên, chúng ta thấy hình bát quái được cấu trúc khéo léo ở cái nóc duy nhất ở chính giữa. Có một số thơ chữ Hán được khảm nổi trên panô trang trí ở các liên ba.
Chùa Thiên Mụ bảo lưu được một số văn vật quí báu lâu đời của Phật giáo. Thiên nhiên và kiến trúc ở đây hài hoàvới nhau đến mức hoàn chỉnh. Với kiến trúc uy nghiêm cổ kính, với cảnh trí thành thoát nên thơ, chùa Thiên Mụ có thể xem là một danh lam thắng cảnh tuyệt vời của đất nư
 
S

seagirl_41119

Chèo - Loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian đặc sắc

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

Lịch sử

Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra.

Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt. Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm. Từ thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên, họ đã biết biểu diễn các vở chèo đầu tiên trên sân đình. Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo. Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca, nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới, chèo có thêm phần hát.

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Do không được triều đình ủng hộ, chèo trở về với những người hâm mộ ban đầu là nông dân, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tích truyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai.

Các đặc trưng của chèo

Nội dung

Không giống tuồng chỉ ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, chèo miêu tả cuộc sống bình dị của người dân nông thôn. Khát vọng sống thanh bình giữa một xã hội phong kiến đầy bất công. nhiều vở chèo còn thể hiện cuộc sống vất vả của người phụ nữ sẵn sàng hy sinh bản thân vì người khác. Nội dung của các vở chèo lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác, các sỹ tử tốt bụng, hiền lành, luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ thì tiết nghĩa, cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng. Các tích trò chủ yếu lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm; ca vũ nhạc từ dân ca dân vũ; lời thơ chủ yếu là thơ dân gian. Lối chèo thường diễn những việc vui cười, những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc, Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra chèo còn thể hiện tính nhân đạo, như trong vở Trương Viên.

Tính chất

Chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh mối quan tâm chung của nhân loại: tình yêu, tình bạn, tình thương.

Nhân vật trong chèo

Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong chèo thường không thay đổi với chính vai diễn đó. Những nhân vật phụ của chèo có thể đổi đi và lắp lại ở bất cứ vở nào, nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề v.v...Tuy nhiên, qua thời gian, một số nhân vật như Thiệt Thê, Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có cá tính riêng.

Diễn viên đóng chèo nói chung là những người không chuyên, hợp nhau trong những tổ chức văn nghệ dân gian gọi là phường chèo hay phường trò..."Hề" là một vai diễn thường có trong các vở diễn chèo. Anh hề được phép chế nhạo thoải mái cũng như những anh hề trong cung điện của vua chúa Châu Âu. Các cảnh diễn có vai hề là nơi để cho người dân đả kích những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến hay kể cả vua quan, những người có quyền, có của trong làng xã. Có hai loại hề chính bao gồm : hề áo dài và hề áo ngắn

Kỹ thuật kịch

Đây là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nó là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, và có thể được biểu diễn ngẫu hứng. Sân khấu chèo dân gian đơn giản, những danh từ chèo sân đình, chiếu chèo cũng phát khởi từ đó. Đặc điểm nghệ thuật của chèo bao gồm yếu tố kịch tính, kỹ thuật tự sự, phương pháp biểu hiện tính cách nhân vật, tính chất ước lệ và cách điệu. Ngôn ngữ chèo có những đoạn sử dụng những câu thơ chữ Hán, điển cố, hoặc những câu ca dao với khuôn mẫu lục bát rất tự do, phóng khoáng về câu chữ.

Chèo không có cấu trúc cố định năm hồi một kịch như trong sân khấu Châu Âu mà các nghệ sỹ tham gia diễn chèo thường ứng diễn. Do vậy, vở kịch kéo dài hay cắt ngắn tuỳ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sỹ hay đòi hỏi của khán giả. Không giống các vở opera buộc các nghệ sỹ phải thuộc lòng từng lời và hát theo nhạc trưởng chỉ huy, nghệ sỹ chèo được phép tự do bẻ làn, nắn điệu để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Số làn điệu chèo theo ước tính có khoảng trên 200.

Nhạc cụ

Chèo sử dụng tối thiểu là hai loại nhạc cụ dây là đàn nguyệt và đàn nhị đồng thời thêm cả sáo nữa. Ngoài ra, các nhạc công còn sử dụng thêm trống và chũm chọe. Bộ gõ nếu đầu đủ thì có trống cái, trống con, trống cơm, thanh la, mõ. Trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa và đệm cho câu hát. Có câu nói " phi trống bất thành chèo" chỉ vị trí quan trọng của chiếc trống trong đêm diễn chèo. Trong chèo hiện đại có sử dụng thêm các nhạc cụ khác để làm phong phú thêm phần đệm như đàn thập lục, đàn tam thập lục, đàn nguyệt, tiêu v.v...

Phân loại chèo

Chèo sân đình

Chèo sân đình là loại hình chèo cổ của những phường chèo xưa, thường được biểu diễn ở các sân đình, sân chùa, sân nhà các gia đình quyền quý. Sân khấu chèo sân đình thường chỉ là một chiếc chiếu trải ngoài sân, đằng sau treo chiếc màn nhỏ, diễn viên và nhạc công ngồi hai bên mép chiếu tạo dàn đế. Chèo diễn theo lối ước lệ, cảnh trí chỉ được thể hiện theo ngôn ngữ, động tác cách điệu của diễn viên. Đạo cụ của người diễn hay sử dụng là chiếc quạt.

Chèo cải lương

Chèo cải lương là một dạng chèo cách tân do Nguyễn Đình Nghi khởi xướng và theo đuổi để thực hiện từ đầu những năm 1920 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, theo xu hướng phê phán tính ước lệ của chèo cổ. Chèo cải lương được soạn thành màn, lớp, bỏ múa và động tác cách điệu trong diễn xuất, xử lý những mô hình làn điệu chèo cổ, đưa nguyên những bài dân ca có sẵn vào bổ sung cho hát chèo. Bộ "Tám trận cười" của Nguyễn Đình Nghi gồm những vở nổi tiếng.

Chèo chái hê

Chèo chái hê là loại hình dân ca hát vào rằm tháng bảy hàng năm, hoặc trong đám tang, đám giỗ của người có tuổi thọ, có nguồn gốc từ việc kết nghĩa giữa 2 làng Vân Tương (Bắc Ninh) và Tam Sơn (Đông Anh, Hà Nội), gồm có các phần: 1. Giáo roi, 2. Nhị thập tứ hiếu, 3. Múa hát chèo thuyền cạn, và 4. Múa hát kể thập ân. Kết thúc chương trình hát chèo chái hê thường là hát quan họ.

Chèo hiện đại

Các nghệ sỹ nổi tiếng

Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh, người sáng lập nghệ thuật sân khấu chèo.

Tào Mạt: là người có đóng góp lớn trong sự phát triển chèo hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ ba vở chèo Bài ca giữ nước kể về lịch sử Việt Nam thời nhà Lý với nhân vật chính là Lý Thánh Tông, Nguyên phi Ỷ Lan và Lý Nhân Tông.

Nguyễn Thị Minh Lý, bà sinh năm 1912, là con gái Trùm Thịnh, người đã cùng với Nguyễn Đình Nghị và Cả Tam đóng góp lớn cho việc hiện đại hóa chèo đầu thế kỷ 20.

Hoa Tâm, người xã Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Gần đây có các nghệ sỹ : Thanh Trầm, An Chinh, Hoài Thu, Xuân Hinh, Vân Quyền...

Các làng chèo nổi tiếng

Một trong những làn chèo nổi tiếng nhất là làng chèo Thiết Trụ, hay còn gọi là chiếu chèo làng Thiết Trụ, ở xã Bình Minh, tỉnh Hưng Yên. Đội chèo làng Thiết Trụ được thành lập từ thập niên 1960.

Niềm đam mê chèo của người dân thể hiện trong các câu thơ sau:

Ăn no rồi lại nằm khoèo
Nghe giục trống chèo vỗ bụng đi xem
Chẳng thèm ăn chả ăn nem
Thèm no cơm tẻ, thèm xem hát chèo.

Từ đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc, Nam Định đã có 3 làng chèo khá nổi tiếng: làng Đặng, làng Quang Sán, làng Nhân Nhuế, xã Mỹ Thuận.

Trong thơ của Nguyễn Bính có nhắc đến hội chèo làng Đặng

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay
 
S

seagirl_41119

Lễ hội đua bò ở An Giang

Hằng năm cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch khoảng trung tuần tháng 10 dương lịch, khi vụ hè thu đã được thu hoạch xong, lúc cây lúa ruộng trên cũng vừa bén rễ sau những trận mưa rào , thì cũng là lúc cộng đồng người dân tộc Khmer thuộc hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) cũng tạm gác chuyện đồng áng để chuẩn bị đón mừng những ngày lễ Dolta truyền thống.

Lễ Dolta kéo dài suốt trong tháng 8 âl là lễ báo hiếu, chịu ơn trong những ngày này người dân Khmer thường tập trung tại các chùa chiềng để cúng bái cầu phước cho ông, bà, cha mẹ cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màn thắng lợi. Suốt thời gian tổ chức lễ sôi động nhất là vào những ngày cuối tháng.Trong những ngày này ngoài việc đi chùa lễ phật cầu phước, những sinh hoạt văn hóa vui chơi cũng được tổ chức thật nhộn nhịp. Trong đó hấp dẫn nhất là tổ chức lễ hội đua bò.

Hội đua bò đã có từ rất lâu, nhưng trong thời gian đầu việc tổ chức còn mang tính dân gian, chủ yếu chỉ là những cuộc tranh tài vui chơi giữa các chùa, các phum sóc tại địa phương sau khi kết thúc vụ mùa, đến năm 1991- 1992 hội đua bò đã được quan tâm đầu tư nâng lên trở thành lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm với qui mô ngày càng được mở rộng, hình thức thi đấu cũng ngày càng hấp dẫn thu hút đông đảo mọi người tham gia và nó thật sự đã trở thành ngày hội văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng người dân tộc Khmer trên đất An Giang.

Để được tham gia ngày hội, ngay sau khi kết thúc thời vụ gieo cấy những cặp bò được nghỉ ngơi dưỡng sức trong nhiều ngày được chăm sóc, bồi dưỡng và tập luyện cẩn thận, sau đó tham gia các cuộc thi đấu vòng loại với những cặp bò khác ở xã và liên xã để tuyển chọn những cặp bò giỏi đại diện cho địa phương tham gia trận thi đấu chung kết. Ngày thi hàng mấy chục cặp bò đã qua tuyển chọn được tập trung tại trường đua thực hiện các thủ tục như sắp xếp, bốc thăm thi đấu, nghe phổ biến luật trong thi đấu...

Trường đua là khu đất ruộng đã thu hoạch xong rộng từ 3000 đến 5000 m2 (trong đó đường đua chính dài 100 mét, ngang 6 mét). Theo những qui định chung trong điều lệ thi đấu các cặp bò khi vào trận đấu phải thực hiện 2 vòng hô và 1 vòng Thả. Vòng Hô (có thể gọi là vòng diễu hành), ở vòng này những người cầm nài( còn gọi là tài xế) phải điều khiển bò đi chung quanh trường đua 2 vòng và phải đảm bảo đúng luật, không phạm qui (như vượt khỏi đường lim qui định dọc dài theo trường đua, cặp bò đi sau có thể vượt qua mặt cặp bò đi trước nhưng không được dẫm lên bừa của cặp bò đi trước) nếu vi phạm sẽ bị xử thua cuộc, cặp bò còn lại vẩn tiếp tục thực hiện theo qui định thi đấu. Vòng Thả, đây là vòng thi quyết định và hấp dẫn nhất. Sau khi các cặp bò hoàn thành 2 vòng hô đến vạch xuất phát, sau hiệu lệnh của tổ trọng tài các cặp bò được tài xế điều khiển phóng đi nước đại với tốc độ trung bình có thể đạt từ 40 đến 60 km/giờ để vượt về đích. Đặc biệt ở vòng thả, trên đường đua ngoài việc được quyền vượt lên, cặp bò sau còn được quyền bừa của cặp bò trước để thắng cuộc. Do đó trong cuộc tranh tài ngoài những yếu tố như bò giỏi, tốt, khỏe chủ nhân của những cặp bò thường tìm cho mình một tài xế giỏi lanh lợi, gan dạ và có nhiều kinh nghiệm trong thi đấu để điều khiển cặp bò của mình trong vòng thi quyết định này.

Cuộc tranh tài càng vào các vòng trong từ vòng 16 đến trận chung kết thì càng trở nên hấp dẫn hơn, những cặp bò còn lại đã chiến thắng ở những vòng đấu loại vào vòng trong lại càng tỏ rõ bản lĩnh khi vào trận, thi đấu rất hăng với kỹ thuật và tốc độ rất cao qua những cú rút, cú bức phá ngoạn mục, những cuộc rượt đuổi tăng tốc lướt trên đường đua đã gây nhiều ấn tượng cho người xem. Chính vì sự hấp dẫn đó hàng năm cứ vào ngày lễ hội đua bò sự thu hút đó không những chỉ có đồng bào Khmer mà ngay cả đồng bào Kinh cũng đều náo nức tham gia và cổ vũ nồng nhiệt. Trong đó không thiếu các nhà nhiếp ảnh ở khắp mọi miền bám sẵn sàng chặc đường đua suốt hàng giờ bất kể đạp bùn, đội nắng, dầm mưa, chờ cơ hội, khoảnh khắc đẹp chộp lấy những pha ảnh đẹp và chính những tác phẩm nghệ thuật đó cũng đã giành những giải thưởng cao trong các cuộc thi ảnh trong nước và quốc tế.

Cũng như lễ hội đua ghe Ngo trong ngày lễ Óoc Om Bóc của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng và Trà Vinh, lễ hội đua bò của cộng đồng người dân tộc Khmer An Giang không những chỉ được coi là một môn thể thao độc đáo mà nó còn mang đậm một nét văn hóa truyền thống rất riêng của một dân tộc Khmer trên đất An Giang. Trong đó kẻ thắng người thua đều được hưởng chung một niềm vui thắng lợi của một năm được mùa và hướng tới một mùa vụ mới với những kết quả cao hơn.
 
Top Bottom