[ Ngữ văn 10 ] Bài viết số 3

L

lonely_start

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ phân biệt tiếng cười trong truyện cười và tiếng cười trong ca dao hài hước? (3đ)


2/ trình bày suy nghĩ của em về truyền thống "tôn sư trọng đạo" của học sinh ngày nay?(7đ)

m.n giúp e vs e cần gấp ạk... thank m.n nhiều

Lần sau chú ý tiêu đề em nhé!
Đã sửa!
Babycute!
 
Last edited by a moderator:
B

babycute1997

Câu 1:
Giống nhau:
- Đều gây cười cho người đọc
- Là sự kết tinh của nền văn học dân gian
- Là tác phẩm trào phúng nói lên những hiện tượng đáng cười hoặc để châm biếm từng lớp nào đó
Khác nhau
- Truyện cười là truyện kể về hiện tượng buồn cười, thể hiện ở hành vi của nhân vật (bao gồm cả hành động nói năng) nhằm gây cười.
- Cười cho những hành vi buồn cười gắn với những nhược điểm thông thường hoặc những tính cách có phần khác thường nhưng không bị coi là cái xấu
hoặc những hành vi buồn cười gắn với những thói xấu

ca dao hài hước:

- Nội dung:
+ Tiếng cười tự trào là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động , dù họ phải sống trong cảnh nghèo khổ.
+ Tiếng cười mua vui, giải trí thể hiện niềm lạc quan của họ trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
 
B

babycute1997

Câu 2:

MB: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề
TB:
(1) Giải thích
- Tôn sư trọng đạo là gì?
- Biểu hiện?
+ Xưa
+ Nay
(2) Bình luận
- So sánh xưa và nay
- Cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô của học sinh ngày nay có phù hợp k?
- Nó thể hiện điều gì?
- Có điểm gì hạn chế k?
- Khắc phục ra sao?
- Liên hệ thực tế trong cuộc sống?
( Trong quá trình phân tích cần có các dẫn chứng cụ thể )
(3) Mở rộng, Bài học nhận thức và hành động, liên hệ bản thân
- Cuộc sống càng phát triền thì.........
- Hiểu gì?
- Bạn Sẽ làm gì? Hay đã làm đc gì?
KB: Khẳng định vấn đề
 
N

nguyenvandun2010

Trả lời

“Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người. Con người không ai tự nhiên đạt được thành công mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng thành công, mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng rất nhiều và người có công to lớn trong việc giúp ta có thêm kiến thức chính là những người thầy luôn âm thầm dõi theo từng bước đi của ta.
Vì thế, khi ta đến được con đường vinh quang thì hãy luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô và đền đáp lại thật xứng đáng. Không chỉ dừng ở việc ta lễ phép, kính trọng thầy cô mà ta cần thực hiện tốt những lời thầy cô dạy, chăm chỉ rèn luyện để trở thành công dân tốt. Khi đó, không chỉ riêng ta cảm thấy vui mà những người dạy dỗ ta còn vui hơn gấp trăm lần vì họ đã đào tạo được thế hệ tương lai có ích cho xã hội. Dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, những người thầy, người cô vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất, vậy thì họ rất xứng đáng được mọi người kính trọng và ghi nhớ công ơn. Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, nó còn thể hiện ở việc những người được thế hệ trước truyền nghề dù có đi đến bất kì nơi đâu thì trong sâu thẳm tâm thức của họ đề có sự biết ơn, ghi lòng tạc dạ công lao của các bậc tiền bối – những người sáng lập ra nghề và truyền lại cho họ. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.



khi%20%28146%29.gif
khi%20%2848%29.gif
Nhớ thanks nha
 
Top Bottom