Ngữ văn 10 ( bài tập tết)

T

trangvip75

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Thơ văn đời Trần sáng ngời hào khí đông a, biểu lộ sâu sắc tinh thần yêu nước, tinh thần quật cường chống xâm lược.”
Qua các tác phẩm “ Thuật hoài “. “Bạch đằng giang phú,anh /chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

Câu 2: Lập dàn ý cho đề bài sau :
Vẻ đẹp nhân cách Việt qua hình ảnh Trần Quốc Tuấn trong đoạn trích Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn( trích từ Đại Việt sử ký toàn thư ),hình ảnh Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản viên, hình ảnh Hoàng Đức Lương trong tựa trích diểm thi tập, hình ảnh Trần THủ Độ trong Thái Sư Trần Thủ Độ ( trích Đại Việt sử ký toàm thư).

Câu 3: Hãy làm sáng tỏ ý kiến :đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi là một áng “ Thiên cổ hùng văn”

mọi người giúp mình nha................................:):)
 
T

trannrinn

Câu 3: em chỉ viết phần mở với kết thôi nhé,phần thân bài ghi gợi ý thôi,bài này mà viết cả ra thì dài lắm ạ (bị lười).:D,còn 2 câu trên em chưa được học :
Mở : "Bình Ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn" bậc nhất trong văn học chữ Hán nước ta,là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu,nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa,kể tội quân xâm lược,ngợi ca anh hùng,hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta.Bài Đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nỗi đâu mất nước,chưa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng.
Thân bài:
- Giới thiệu qua về thế loại "Cáo"
- Đặt tên bài này là "Bình Ngô đại cáo",Nguyễn Trãi vừa muốn dùng tên Đại cáo để công bố đạo lớn,vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời.
-Mở đầu bài cáo,tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình :
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
giải thích : việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên,mà muốn cho dân yên thì trc hết phải lo tiêu diệt quân tàn bạo.
- Nói đến cái truyền thống yên dân trừ bạo của các triều đại
----> phần mở đầu nhằm khẳng định sự nghiệp của Lê Lợi là sự kế tục vẻ vang của các truyền thống đó
-Phần 2 nói đến tội ác của giặc và tình cảnh khốn khổ của nhân dân đất nước.
-Phần thứ 3 là công bố quá trình dấy binh và kháng chiến thắng lợi.Đây là phần trữ tình và sảng khoái nhất của bài văn.
-Phần cuối cùng bày tỏ niềm tin vào nền hòa bình lâu dài của đất nước,cảm ơn trời đất,tổ tiên phù hộ.
Kết bài:
Bài " Bình Ngô đại cáo" không chỉ hay vì phản ảnh chiến thắng oanh liệt,thể hiện tầm vóc lớn lao của tư tưởng nhân nghĩa,mà còn hay vì ngôn ngữ giàu hình ảnh,nhạc điệu.Trong bài văn này,các cặp đối tề chỉnh,nhịp văn tứ lục đã phát huy tác dụng thẩm mỹ cao độ trong việc xây dựng những hình tượng kỳ vĩ mang tính chất sử thi,thấm nhuần những tình cảm lớn của dân tộc."Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi quả là một áng “ Thiên cổ hùng văn”.
 
Top Bottom