Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản

L

longlttthcs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỘNG TỪ - VERB​
1. Định nghĩa: Động từ là dùng diễn tả một hành động, vận động, hoạt động của một người, một vật nào đó.

2. Phân loại:

1. Nội động từ là những động từ không cần tân ngữ đi sau.

Ví dụ: go, come, happen, fall, cry, etc…

2. Ngoại động từ là động từ phải có tân ngữ trực tiếp mới có thể đủ nghĩa.

Ví dụ: sell, catch, give, hit etc...

3. Trợ động từ là động từ giúp để biến thể một động từ chính.

Ví dụ: have, has, do, does, did, shall, should, will, would, can, be, etc…

4. Cách, trạng thái, thì, ngôi và số là những tính chất của Động từ mà chúng ta cần phải biết để biến thể động từ cho đúng

Ví dụ: I often go to the theatre.

He often goes to the theatre.

5. Cách chủ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai chủ động hay tác động.

Ví dụ: John killed a snake.

6. Cách thụ động là cách đặt câu mà chủ từ đứng vai thụ động hay bị động.

Ví dụ: A snake was killed by John.

7. Thái nghi vấn - Dùng để hỏi trực tiếp một sự kiện.

Ví dụ: Are you going to school?

8. Mệnh thái dùng để biểu thị một mệnh lệnh hay một yêu cầu.

Ví dụ: Close the window at once!

Give me your pen.

9. Bàng thái dùng để biểu thị sự chúc tụng, ước ao, mục đích, hay giả thiết.

Ví dụ: Long live Vietnam !

I wish I were a bird.

10. Động từ phải hoà hợp với chủ ngữ về ngôi và số.

Ví dụ: I am happy now

He is happy here.

The boy runs in the morning.

11. Những động từ lập thành thời quá khứ và quá khứ phân từ bằng cách thêm ED hoặc D vào sau động từ gốc (gọi là Động từ có Quy tắc)

Ví dụ: I work - worked

I live - lived

I visit - visited

Chú ý: Nếu tận cùng bằng “Y” và có một phụ âm đi trước “Y” thì phải đổi “Y” thành “I” rồi mới thêm “ED”

Ví dụ: I study - studied

Nhưng: He plays - played

Nếu một Verb có một hay nhiều vần mà khi đọc nhấn mạnh vào cuối, và tận cùng bằng một phụ âm và đi trước phụ âm đó có một nguyên âm (Công thức 1-1-1), thì hãy gấp đôi phụ âm rồi mới thêm ED

Ví dụ: Fit – Fitted

Stop - Stopped

Drop – Dropped

Nhưng: Visit – Visited

Vì visit khi đọc, nhấn mạnh vào vần thứ nhất
 
Last edited by a moderator:
L

longlttthcs

Mạo từ - Articles

1 Định nghĩa: Mạo từ là từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.

Chúng ta dùng "the" khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó. Ngược lại, khi dùng mạo từ bất định a, an; người nói đề cập đến một đối tượng chung hoặc chưa xác định được:

Mạo từ trong tiếng Anh chỉ gồm ba từ và được phân chia như sau:

Mạo từ xác định (Denfinite article): the

Maọ từ bất định (Indefinite article): a, an

Maọ từ Zero (Zero article): thường áp dụng cho danh từ không đếm được (uncountable nouns) và danh từ đếm được ở dạng số nhiều: coffee, tea; people, clothes

Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt, chúng ta có thể xem nó như một bộ phận của tính từ dùng để bổ nghĩa - chỉ đơn vị (cái, con chiếc).

2. Mạo từ bất định (Indefinite articles) - a, an - Dùng trước danh từ đếm được (số ít) - khi danh từ đó chưa được xác định (bất định). "an" dung cho danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (nhưng phụ thuộc vào cách phát âm).

Ví dụ: a book, a table

an apple, an orange

- Đặc biệt một số từ "h" được đọc như nguyên âm.

Ví dụ: an hour, an honest man

3. Mạo từ xác định (Definite article)

3.1 Cách đọc: "the" được đọc là [di] khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm (a, e, i, o, u) và đọc là (dơ) khi đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm (trừ các nguyên âm):

The egg the chair

The umbrellae the book

The được đọc là [dơ] khi đứng trước danh từ có cách viết bắt đầu bằng nguyên âm nhưng có cách đọc bằng một phụ âm + nguyên âm: /ju:/ và /w^n/ như:

The United Stated

The Europeans

The one-eyed man is the King of the blind.

The university

The được đọc là [di] khi đứng trước danh từ có h không đọc:

The [di] hour (giờ)

The [di] honestman

The được đọc là [di: ] khi người nói muốn nhấn mạnh hoặc khi ngập ngừng trước các danh từ bắt đầu ngay cả bằng phụ âm:

Ví dụ: I have forgotten the [di:], er, er the [di:], er, check.

(tôi đã bỏ quên cái, à, à..., cái ngân phiếu rồi)

3.2 Một số nguyên tắc chung:

a/ The được dùng trước danh từ chỉ người , vật đã được xác định :

Mạo từ xác định "the" được dùng trước danh từ để diễn tả một ( hoặc nhiều) người , vật, sự vật nào đó đã được xác định rồi, nghĩa là cả người nói và người nghe đều biết đối tượng được đề cập tới. Khi nói ' Mother is in the garden' (Mẹ đang ở trong vườn), cả người nói lẫn người nghe đều biết khu vườn đang được đề cập tới là vườn nào, ở đâu. Chúng ta xem những ví dụ khác:

The Vietnamese often drink tea.

( Người Việt Nam thường uống trà nói chung)

We like the teas of Thai Nguyen.

( Chúng tôi thích các loại trà của Thái Nguyên)

(dùng the vì đang nói đến trà của Thái Nguyên)

I often have dinner early.

(bưã tối nói chung)

The dinner We had at that retaurant was awful.

(Bữa ăn tối chúng tôi đã ăn ở nhà hàng đó thật tồi tệ)

Butter is made from cream.

(Bơ được làm từ kem) - bơ nói chung

He likes the butter of France .

( Anh ta thích bơ của Pháp) - butter được xác định bởi từ France (N ư ớc ph áp

Pass me a pencil, please.

(Làm ơn chuyển cho tôi 1 cây bút chì) - cây nào cũng được.

b/ The dùng trước danh từ chỉ nghĩa chỉ chủng loại: The có thể dùng theo nghĩa biểu chủng (generic meaning), nghĩa là dùng để chỉ một loài:

I hate the television.

( Tôi ghét chiếc tivi)

The whale is a mammal, not a fish.

(cá voi là động vật có vú, không phải là cá nói chung)

Ở đây, the television, the whale không chỉ một cái điện thoại hoặc một con cá voi cụ thể nào mà chỉ chung cho tất cả máy điện thoại , tất cả cá voi trên trái đát này.

3.3 Những trường hợp đặc biệt:

a/ Các từ ngữ thông dụng sau đây không dùng the :

Go to church: đi lễ ở Nhà thờ

go to the church: đến nhà thờ (ví dụ: để gặp Linh mục)

Go to market: đi chợ

go to the market: đi đến chợ (ví dụ: để khảo sát giá cả thị trường)

Go to school : đi học

go to the school : đến trường (ví dụ: để gặp Ngài hiệu trưởng)

Go to bed : đi ngủ

go the bed : bước đến giường (ví dụ: để lấy quyển sách)

Go to prison : ở tù

go to the prison : đến nhà tù (ví dụ: để thăm tội phạm)

Sau đây là một số ví dụ tham khảo:

We go to church on Sundays

(chúng tôi đi xem lễ vào chủ nhật)

We go to the church to see her

(chúng tôi đến nhà thờ để gặp cô ta)

We often go to school early.

(chúng tôi thường đi học sớm)

My father often goes to the school to speak to our teachers.

(Bố tôi thường đến trường để nói chuyện với các thầy cô giáo của chúng tôi)

Jack went to bed early.

(Jack đã đi ngủ sớm)

Jack went to the bed to get the book.

(Jack đi đến giường lấy cuốn sách)

Trong khi, các từ dưới đây luôn đi với "the" :

cathedral (Nhà thờ lớn) office (văn phòng)

cinema (rạp chiếu bóng) theatre ( rạp hát)

Chú ý: Tên của lục địa, quốc gia, tiểu bang, tỉnh , thành phố, đường phố, mũi đất, hòn đảo, bán đảo , quần đảo , vịnh , hồ, ngọn núi không dùng mạo từ "the":

b/ Các trường hợp dùgn mạo từ the

1/ use of the definite article: The + noun( noun is defined)

Ví dụ:

I want a boy and a cook the boy must be able to speak

A dog and a cat were traveling together, the cat looked black while the dog

2/ A unique thing exists (Một người, vật duy nhất tồn tại)

Ví dụ:

The earth goes around the sun.

The sun rises in the East.

3/ Khi một vật dùng tượng trưng cho cả loài

Ví dụ:

The horse is a noble animal

The dog is a faithful animal

4/ So sánh cực cấp

Ví dụ:

She is the most beautiful girl in this class

Paris is the biggest city in France

5/ Trước 1 tính từ được dung làm danh từ để chỉ 1 lớp người và thường có nghĩa số nhiều

Ví dụ:

The one-eyed man is the King of the blind.

The poor depend upon the rich.

6/ Dùng trong thành ngữ: BY THE (theo từng)

Ví dụ:

Beer is sold by the bottle.

Eggs are sold by the dozen.

7/ Trước danh từ riêng (proper noun) số nhiều để chỉ vợ chồng hay cả họ ( cả gia đình)

Ví dụ:

The Smiths always go fishing in the country on Sundays.

Do you know the Browns?

8/ Trước tên: rặng nú, song, quần đảo, vịnh, biển, đại dương , tên sách và báo chí, và tên các chiếc tàu.

Ví dụ:

The Thai Binh river; the Philippines , the Times ...

9/ Trước danh từ về dân tộc tôn phái để chỉ toàn thể

Ví dụ:

The Chinese, the Americans and the French were at war with the Germans

The Catholics and the protestants believe in Christ

The Swiss; Dutch; the Abrabs

10/ Both, all, both, half, double + The + Noun

Notes:

All men must die (everyone)

All the men in this town are very lazy

11/ Use "the" for Musical Instruments

The guitar (I could play the guitar when I was 6.),

The piano, The violin

12/ Khi sau danh từ đó có of

The history of England is interesting.

trong khi các môn học không có "the"

I learn English; He learns history at school.
 
L

longlttthcs

Tính từ - Adjectives

1. Định nghĩa: Tính từ là từ dùng đẻ phẩm định cho danh từ bằng cách miêu tả các dặc tính của sự vật mà danh từ đó đại diện

2. Phân loại tính từ: Tính từ có thể được phân loại theo vị trí hoặc chức năng:

2.1 Tính từ phân loại theo vị trí:

a. Tính từ đứng trước danh từ

a good pupil (một học sinh giỏi)

a strong man (một cậu bé khỏe mạnh)

Hầu hết tính từ trong tiếng Anh khi được dùng để tính chất cho danh từ đều đứng trước danh từ, ngược lại trong tiếng Việt tính từ đứng sau danh từ mà nó phẩm định Thông thường, những tính từ đứng trước danh từ cũng có thể đứng một mình, không có danh từ theo sau như nice, good, bad, long, short, hot, happy, beautiful....Tuy nhiên , một số ít tính từ lại chỉ đứng một mình trước danh từ, như former, latter, main ...

b. Tính từ đứng một mình , không cần bất kì danh từ nào đứng sau nó:

Ví dụ:

The boy is afraid.

The woman is asleep.

The girl is well.

She soldier looks ill.

Các tính từ như trên luôn luôn đứng một mình, do đó chúng ta không thể nói:

an afraid boy

an asleep woman

a well woman

an ill soldier

Nếu muốn diễn đạt các ý trên, chúng ta phải nói:

A frightened woman

A sleeping boy

A healthy woman

A sick soldier

những tính từ đứng một mình sau động từ như trên là những tính từ bắt đầu bằng a- và một số các tính từ khác như:

aware; afraid;alive;awake; alone; ashamed; unable; exempt; content

Ví dụ:

The hound seems afraid.

Is the girl awake or asleep?

2.2 Tính từ được phân loại theo công dụng

Tính từ được phân thành các nhóm sau đây:

a. Tính từ chỉ sự miêu tả: nice, green, blue, big, good...

a large room

a charming woman

a new plane

a white pen

Tính từ chỉ sự miêu tả chiếm phần lớn số lượng tính từ trong tiếng Anh. Chúng có thể phân làm hai tiểu nhóm:

* Tính từ chỉ mức độ: là những tính từ có thể diễn tả tính chất hoặc đặc tính ở những mức độ (lớn , nhỏ..) khác nhau. Những tính từ này có thể dùng ở dạng so sánh hoặc có thể phẩm định bởi các phó từ chỉ mức độ như very, rather, so...

small smaller smallest

beautiful more beautiful the most beautiful

very old so hot extremely good

b. Tính từ chỉ số đếm: bao gồm tính từ chỉ số đếm (cardianls) như one, two, three... và những tính từ chỉ số thứ tự (ordinals) như first, second, third,..

c. Đối với các từ chỉ thị: thís, that, these,those; sở hữu (possesives) như my, his, their và bất định (indefinites) như some, many,

3. Vị trí của tính từ:

Tính từ được chia theo các vị trí như sau:

a. Trước danh từ:

a small house

an old woman

khi có nhiều tính từ đứng trước danh từ, vị trí của chúng như sau:

b. Sau động từ: ( be và các động từ như seem, look, feel..)

She is tired.

Jack is hungry.

John is very tall.

c. Sau danh từ: Tính từ có thể đi sau danh từ nó phẩm định trong các trường hợp sau đây:

* Khi tính từ được dùng để phẩm chất/tính chất các đại từ bất định:

There is nothing interesting. [nothing là đại từ bất định]

I'll tell you something new. [something là đại từ bất định]

* Khi hai hay nhiều tính từ được nối với nhau bằng "and" hoặc "but", ý tưởng diễn tả bởi tính từ được nhấn mạnh:

The writer is both clever and wise.

The old man, poor but proud, refused my offer.

* Khi tính từ được dùng trong các cụm từ diễn tả sự đo lường:

The road is 5 kms long

A building is ten storeys high

* Khi tính từ ở dạng so sánh:

They have a house bigger than yours

The boys easiest to teach were in the classroom

* Khi các quá khứ phân từ là thành phần của mệnh đề được rút gọn:

The glass broken yesterday was very expensive

* Một số quá khứ phân (P2) từ như: involved, mentioned, indicated:

The court asked the people involved

Look at the notes mentioned/indicated hereafter

4. Tính từ được dùng như danh từ.

Một số tính từ được dùng như danh từ để chỉ một tập hợp người hoặc một khái niệm thường có "the" di trước.

the poor, the blind, the rich, the deaf, the sick, the handicapped, the good, the old; ...

Ví dụ : The rich do not know how the poor live.

(the rich= rich people, the blind = blind people)

5. Sự hành thành Tính từ kép/ghép.

a. Định nghĩa: Tính từ kép là sự kết hợp của hai hoặc nhiều từ lại với nhau và được dùng như một tính từ duy nhất.

b. Cách viết: Khi các từ được kết hợp với nhau để tạo thành tính từ kép, chúng có thể được viết:

* thành một từ duy nhất:

life + long = lifelong

car + sick = carsick

* thành hai từ có dấu nối (-) ở giữa

world + famous = world-famous

Cách viết tính từ kép được phân loại như trên chỉ có tính tương đối. Một tính từ kép có thể được một số người bản ngữ viết có dấu gạch nối (-) trong lúc một số người viết liền nhau hoặc chúng có thể thay đổi cáh viết theo thời gian

c. Cấu tạo: Tính từ kép được tạo thành bởi:

v Danh từ + tính từ:

snow-white (đỏ như máu) carsick (nhớ nhà)

world-wide (khắp thế giới) noteworthy (đánh chú ý)

v Danh từ + phân từ

handmade (làm bằng tay) hearbroken (đau lòng)

homegorwn (nhà trồng) heart-warming (vui vẻ)

v Phó từ + phân từ

never-defeated (không bị đánh bại) outspoken (thẳng thắn)

well-built (tráng kiện) everlasting (vĩnh cửu)

v Tính từ + tính từ

blue-black (xanh đen) white-hot (cực nóng)

dark-brown (nâu đậm) worldly-wise (từng trải)

d. Tính từ kép bằng dấu gạch ngang (hyphenated adjectives)

Ví dụ: A four-year-old girl = The girl is four years old.

A ten-storey building = The building has ten storeys.

A never-to-be-forgetten memory = The memory will be never forgotten.
 
L

longlttthcs

Giới từ - Prepositions

1. Định nghĩa: Giới từ là từ loại chỉ sự liên quan giữa các từ loại trong cụm từ, trong câu. Những từ thường đi sau giới từ là tân ngữ (Object), Verb + ing, Cụm danh từ ...

Ví dụ:

a. I went into the room.

b. I was sitting in the room at that time.

Ta thấy rõ, ở ví dụ a., "the room" là tân ngữ của giới từ "into". Ở ví dụ b., "the room" là tân ngữ của giới từ "in".

Chú ý: Các bạn phải luôn phân biệt trạng từ và giới từ, vì thường khi một từ có hai chức năng đó (vừa là trạng từ và giới từ). Điều khác nhau cơ bản là Trạng từ thì không có tân ngữ theo sau. Hãy xét các câu sau đây:

Ví dụ:

1. Please, come in. It's raining. (Trạng từ)

We are in the small room. (Giới từ); vì tân ngữ của "In" là "The room"

2. He ran down quickly. (Trạng từ) - vì "quickly" không phải là tân ngữ của "down"; nó chỉ là trạng từ chỉ cách thức mà thôi.

3. My dictionary is on the desk. (Giới từ) - vì nó liên kết với tân ngữ: (the desk).

2. Cách sử dụng giới từ trong tiếng Anh:

Có thể nói việc dùng các giới từ không phải dễ, vì mỗi nước có cách dùng giới từ đặc biệt; vậy ta phải rất chú ý đến nó ngay từ lúc mới học môn ngoại ngữ đó nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Trong tiếng Anh, người ta không thể đặt ra các quy luật về các phép dùng giới từ mang tính cố định cho mỗi giới từ đó - cùng một giới từ, khi đi với từ loại khác nhau thì tạo ra nghĩa khác nhau. Vậy chúng ta nên học thuộc mỗi khi gặp phải và học ngay từ lúc ban đầu.
3. Các loại giới từ trong tiếng Anh.

Các giới từ trong tiếng Anh có thể được phân thành mấy loại sau:

3.1. Giới từ chỉ Thời gian.
3.2. Giới từ chỉ Địa điểm/Nơi chốn.
3.3. Giới từ chỉ Lý do, nguyên nhân.
3.4. Giới từ chỉ Mục đích.
3.5. Giới từ thường:
4. Vị trí giới từ

Thông thường, giới từ tiếng Anh được đặt như tiếng Việt; tuy nhiên, nó có thể đặt ngay trước Từ nghi vấn hay Đại từ.

Ví dụ: What is this medal made of?

Of what is this medal made?

hay

The man whom we listened to is our new teacher.

The man to whom we listened is our new teacher.

5. Cách đặt từ ngữ có giới từ: Vị trí của giới từ trong câu có thể làm thay đổi nghĩa của câu đó.

Ví dụ:

1- A letter was read from his friend in the class room.

A letter from his friend was read in the class room.

(Hai câu trên có nghĩa khác nhau bởi vì giới từ "from" có vị trí khác nhau)

2- With his gun towards the forest he started in the morning.

With his gun, he started towards the forest in the morning.

(Hai câu trên có nghĩa khác nhau bởi vì giới từ "from" có vị trí khác nhau)

6. Một giới Gới từ thông thường:

1. AT, IN, ON

1. AT : dùng trước thời gian ngắn: giờ, phút giây ...

At 10 o'clock; at this moment; at 10 a.m

2. ON : dùng trước thời gian chỉ: ngày, thứ ngày (trong lịch ...)

On Sunday; on this day....

3. IN : dùng trước thời gian dài: tháng, mùa, năm, ...

In June; in July; in Spring; in 2005...

2. IN, INTO, OUT OF

1. IN: dùng chỉ vị trí (địa điểm - không chuyển hướng)

In the classroom; in the concert hal; in the box....

2. INTO: dùng chỉ sự chuyển động từ ngoài vào trong.

I go into the classroom.

3. OUT OF: dùng chỉ sự chuyển động từ trong ra ngoài.

I go out of the classroom.

3. FOR, DURING, SINCE:

1. FOR : dùng để đo khoảng thời gian

For two months...

For four weeks..

For the last few years...

2. DURING : dùng để chỉ hành động xảy ra trong suốt thời gian của sự vật, sự kiện:

During christman time; During the film; During the play...

3. SINCE : dùng để đánh dấu thời gian

Since last Saturday, since Yesterday.

4. AT, TO

1. AT: dùng chỉ sự cố định ở một vị trí nào đó tương đối nhỏ, vì nếu diện tích nơi đó lớn hơn ta dùng "in".

At the door; At home; At school

In Ha Noi; In the world

2. TO: dùng chỉ sự chuyển động tới một nơi nào đó.

Go to the window; Go to the market

5. ON, OVER, ABOVE. (ở trên)

1. ON: dùng chỉ vị trí đứng liền ngay ở trên

On the table; on the desk ...

2. OVER: dùng chỉ các lớp/thứ tự ở lần trên (áo, quần)

I usually wear a shirt over my singlet.

3. ABOVE: Với nghĩa là trên nhưng chỉ sự cao hơn so với vật khác thấp hơn.

The ceiling fans are above the pupils.

The planes fly above our heads.

6. TILL, UNTIL (tới, cho tới khi)

1. TILL: dùng cho thời gian và không gian.

Wait for me till next Friday (thời gian)

They walked till the end of the road. (không gian)

2. UNTIL: dùng với thời gian.

He did not come back until 11.pm yesterday. (thời gian)
 
L

longlttthcs

Đảo ngữ

Thông thường, một câu kể (câu trần thuật) bao giờ cũng bắt đầu bằng chủ ngữ và tiếp theo sau là một động từ. Tuy nhiên, trật tự của câu như trên có thể bị thay đổi khi người nói muốn nhấn mạnh. Lúc đó xuất hiện hiện tượng "Đảo ngữ"

Đảo ngữ được thể hiện ở các dạng sau:

Not until + phrase/clause...
Ex.: Not until 10 p.m. yesterday did he come home.

Not until I left home did I realize what he had meant.

Neither, nor và được dùng để diễn tả người hay sự vật này tương tự như người, vật hay sự vật khác (kia):
Ex: a/ Tom is ill today.

So is Tom..

b/ I can’t understand Spainish.

Nor can I.

Seldom, rarely và never được nhấn mạnh với nhấn mạnh với mục đích so sánh:
Ex.: Seldom had I seen such a terrible thing

Only, not only, not until được nhấn mạnh và đặt ở đầu câu
Ex.: Only learning hard can you pass the exam.

Hardly…. When, scarcely……when và no sooner…… than được dùng để diễn tả một hành động xảy ran ngay sau một hành động khác.
Ex.: Hardly had I arrived when I heard a terrible explosion.

No sooner had I left than it started to rain.

Các cụm giới từ chỉ nơi chốn được nhấn mạnh.
Ex.: Near the old pagoda is a red flower tree.

Notes: Khi không muốn nhấn mạnh, chúng ta có thể dặt các cụm trạng từ, giới từ được nói đến ở 1, 2, 3, 4, 5 và 6 trên theo trật tự thông thường.
 
Top Bottom