Ngoại ngữ Ngữ âm

Phạm Dương

Cựu Cố vấn tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,599
2,859
371
Hà Nội
Đại học Thương Mại
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VỀ NGUYÊN ÂM:
Chúng ta có tất thảy 20 nguyên âm: /ɪ/; /i:/; /ʊ /; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ /; /ɑ:/; /ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/.
Giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu cách đầu lần lượt những nguyên âm này nha:
1. / ɪ /: Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp.
2. /i:/: Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên.
3. /ʊ /: Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp.
4. /u:/: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên.
5. /e /: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /.
6. /ə /: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng.
7. /ɜ:/: Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
8. /ɒ /: Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp.
9. /ɔ:/: Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.
10. /æ/: Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp.
11. /ʌ /: Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao.
12. /ɑ:/: Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp.
13. /ɪə/: Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau.
14. /ʊə/: Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước.
15. /eə/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau.
16. /eɪ/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên
17. /ɔɪ/: Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước.
18. /aɪ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước.
19. /əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.
20. /aʊ/: Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

Lưu ý:
Khi phát âm các nguyên âm này, dây thanh quản rung.
Từ âm /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều => không cần chú ý đến vị trí đặt răng.


VỀ PHỤ ÂM:
Chúng ta có 24 phụ âm: / p /; / b /; / t /; /d /; /t∫/; /dʒ/; /k /; / g /; / f /; / v /; / ð /; / θ /; / s /; / z /; /∫ /; / ʒ /; /m/; /n/; / η /; / l /; /r /; /w/; / j /.
1./ p /: Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt, lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
2./ b /: Giống âm /b/ tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra.
3./ t /: Âm /t/ tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
4. /d /: Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.
5. /t∫/: Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
6. /dʒ/: Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi.
7. /k /: Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
8. / g /: Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra.
9. / f /: Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
10. / v /: Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.
11. / ð /: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.
12. / θ /: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung.
13. / s /: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên.
14. / z /: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản. 15. /∫ / : Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
16. / ʒ /: Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên.
17. /m/: Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi.
18. /n/: Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi.
19. / η /: Khí bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm.
20. / l /: Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng, môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên.
21. /r /: Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng.
22. /w/: Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng.
23. /h/: Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra.
24. / j /: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng.

Tổng hợp
-Đối với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
  • Lưỡi răng: /f/, /v/
-Đối với lưỡi:
  • Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /.
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
  • Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

-Đối với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh): các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
 
Top Bottom