Ngôn ngữ trong văn học

L

lethanh87

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn biết ko, những nhà văn, nhà thơ có một sóng cảm ứng ngôn ngữ rất mạnh, họ rất có khiếu trong việc sử dụng các ngôn từ, họ có thể diễn đạt được những vấn đề rất trừu tượng, phức tạp mà người bình thường khác khó lòng có thể đat tới nổi, nên mới sinh ra những câu thơ câu văn xuất thần, tuyệt mỹ. Nhưng đằng sau những câu thơ, câu văn tuyệt vời ấy, lại là cả một sự lao động nghê thuật đầy khó nhọc, họ say mê đi tìm sự đa tầng về ngữ nghĩa trong từng con chữ, mỗi một từ được dùng trong một câu thơ là quá trình lâu dài của sự đãi cát tìm vàng, công việc ấy thật khó nhọc nhưng cũng thật thú vị với những người say mê. Về điều này, Stephen Spender việc ông làm một bài thơ như thế nào tư một trong những đoạn ghi chép ngắn trong sổ tay. Để có được một câu thơ hoàn chỉnh và ưng ý nhất, nhà thơ đã tìm đến ít nhất 20 phương án diễn đạt nhằm làm rõ cảnh sắc, nhằm bộc lộ nhạc tính của cảnh, nhằm cho thấy rõ cái "hình ảnh bên trong" của cuộc sống trần thế ngắn ngủi cùng cái chết của biển khơi. Trong số những cố gắng đó có những câu:

Sóng là những dây kim loại. Đang bốc cháy cùng những khúc ca lửa bí ẩn

Ngày bùng cháy trong những dây kim loại run rẩy. Cùng âm nhạc mênh mông vàng trong đôi mắt

Ngày sáng rực trên những dây kim loại run rẩy. Như sóng nhạc vàng cho đôi mắt

Ngày sáng rực trên những dây kim loại đang cháy. Như sóng nhạc vàng cho đôi mắt

Chiều bùng cháy trên những dây kim loại. Những dòng nhạc, đang làm lóa cặp mắt

Chiều dát vàng những dây kim loại rạo rực. Thành khúc nhạc thị giác lặng im cho đôi mắt
Mỗi một lần thử đều có vấn đề. Chẳng hạn như lần thử đầu tiên, cách nói trực tiếp "sóng là dây kim loại" tạo ra hình ảnh ko hoàn toàn phù hợp, bởi vì nó được nói phóng lên. Theo quan điểm của Spender, nhà thơ phải tránh cách nhìn quá lộ liễu như thế. Trong lần thử thứ sáu, "khúc nhạc thị giác lặng in cho đôi mắt", pha trộn quá nhiều hình ảnh ngôn ngữ tronh 1 câu tự nó dường như đã vụng về. Và cuối cùng, nhà thơ đã diễn đạt:
"Có những ngày biển như cây thụ cầm nằm phẳng phiu dưới những vách đá. Sóng như những sợi dây đàn kim loại bốc cháy cùng ánh vàng đồng thau của mặt trời"
 
L

lethanh87

Hay một ví dụ khác. Nhà thơ Eliot đã làm tường minh một vài quá trình một nhà thơ phải đi qua mỗi khi làm một bài thơ. Ta có thể thấy, sự cẩn thận và cực nhọc của nhà thơ Eliot thường trải qua mỗi khi chọn lựa đúng một từ. Chẳng hạn như, trong bài thơ "Bốn khúc tứ tấu", ông đã sử dụng các từ để diễn tả về bình minh: "vào lúc bình minh", "chút ánh sáng yếu ớt đầu tiên", "sau khi đèn đường tắt", "đèn đường đã tắt", "hết đèn đường",
"giờ đèn đường", lúc nhập nhoạng trước rạng đông", thời khắc trước rạng đông", "bóng tối trước rạng đông" trước khi dùng từ: "bóng tối dần tan".
Các nhà thơ luôn cố gắng tìm những cách diễn đạt hiệu quả nhất. Nhiều người cùng thời Eliot trong cái thế kỷ hướng vào nội tâm bậc nhất ấy đã có những cân nhắc tinh tế, tương tự trong cách dùng những từ có chọn lọc. Chẳng hạn, Robert Graves nhìn lại các nỗ lực của mình trong việc tìm một từ thay thế cho từ "kiểu"trong câu "và nhốt chặt hồn tôi trong một kiểu hồ nghi chật hẹp". Ông đã xét đến "kiểu dạng" (quá ư chững chạc, ko phù hợp với tinh thần của bài thơ) và "mạng lưới" (nghĩa kèm quá tiêu cực) để rồi sau một chuyến đi biển dài ngày, ông chợt lóe ra một từ khác cho câu:
"và nhốt chặt hồn tôi trong cái màng hồ nghi chật chội". Sau này khi tra từ điển Oxford English Dictionary, Graves thấy từ màng (caul) chứa đủ các nghĩa ông cần đến: cái mũ trùm mới mẻ xác nhận cho thanh danh người phụ nữ: cái mạng nhện chăng lưới: và cái màng mềm như cái mũ trên đầu đứa trẻ được coi là tốt số. Đem đặt cạnh từ chật chội (close) , từ màng (caul) cũng tạo ra âm vần thi vị (láy âm đầu).
Như vậy, ta có thể thấy, để tạo ra một câu thơ, câu văn mang tính nghệ thuật cao, là nghệ thuật đích thực là ko hề đơn giản chưa kể cả tính tư tưởng, nột dung, các yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm. Nhà thơ phải là người nhạy cảm tột độ với sắc thái ý nghĩa của ngôn từ mới làm được điêu đó. Tư ngữ trong một bài thơ có trình độ nghệ thuật cao là ko thể thay thế, ko thể bị đụng độ với những tư đòng nghĩa, từ cùng dòng vì nó đã đứng ở tầm cao ở ý nghĩa mang trong nó. Ví dụ: chẳng từ nào có thể thay thế cho từ "cậy' và từ "chịu lời" trong câu: "Cậy em, em có chịu lời" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nếu thay = các từ đồng nghĩa khác như: nhờ, nhận lời... thì giá trị của câu thơ đều đã bị giảm đi rất nhiều so với nghĩa gốc.
 
H

huongmotor

Theo cảm nhận riêng của chị ,em có vốn kiến thức về lí luận văn học rất dày và hệ thống .
Nhưng em trình bày như vậy khiến bạn đọc hơi mệt mỏi( chữ nhiều quá!)
Em có thể vận dụng kiến thức ấy bàn về vấn đề đang dể ngỏ:chủ nghĩa anh hùng cách mạng ko?
Chị tin em sẽ là thành viên tích cực và có nhiều đóng góp cho diễn đàn!
 
Top Bottom