nghij luận về câu:"cần cù bù thông minh"

Q

quocviethy

Qua tiếp xúc với một số bạn học sinh mình thấy dường như có quan niệm rằng cần cù bù thông mình là kém, trước đây mình cũng từng nghĩ như vậy, nhưng thực sự cần phải xem lại.

Ở đây ta quan niệm sự thông minh với ý nghĩa đầu óc sáng láng đọc một hiểu một rưỡi, nếu quan niệm như vậy thì có thể coi thông mình là thứ trời ban cho mình, còn cần cù là tính nhẫn lại, sự chịu khó, bền bỉ khi làm một công việc nào đó.

Nếu cho rằng mình thông minh rồi và không cần đến sự cần cù, rồi cười người khác là đồ "đầu óc ngu si tứ chi phát triển" ( theo nghĩa học trâu bò) thì thật không phải với lẽ trời và cũng không hợp với những nghiên cứu mới nhất về năng lực tư duy. Thực tế thì các năng lực tư duy ( hay có thể nói là sự thông minh) đều có thể do sự rèn luyện bền bỉ mà hình thành. Tớ có anh bạn cùng lớp, khi mới nhập học anh ta có thể nói là đứng cuối phần vì anh ta học ở nông thôn, phần vì anh ta cũng hơi chậm chạp hơn người, nhưng trong quá trình học, khi bọn tớ nhởn nhơ, thì anh ta ngày ngày ôm bàn học, lúc đó thú thực đôi khi tớ cũng cười khẩy "cần cù bù thông minh", có lần tớ còn tự hào mình chẳng thèm học gì mà vẫn được 6 điểm còn anh ta học miệt mài cũng chỉ được 6 điểm.
Lúc đấy tớ chưa thấy được nguy cơ rằng anh ta đã dần vượt mình, và mình là người đang dậm chân tại chỗ với niềm tự hào hão là người thông minh. Tớ không nhận thức được rằng, nếu với vốn thông minh sẵn có của mình, nếu mình cần cù như anh ta thì có khi mình sẽ được, 7, 8 hoặc cao hơn nữa. Tớ cũng không nhận thức được rằng anh ta hơn mình ở khả năng kiên nhẫn giải quyết công việc, sự bền bỉ khi làm việc cũng như học tập mà cứ tự nhủ rằng xời ơi, chẳng qua mình không thích "trâu bò" chứ mình thừa sức học trâu bò hơn nó. Đây là sai lầm cơ bản.
Gần đây tớ mới nhận thấy sự bền bỉ, tính kiên trì cũng đóng vai trò quan trọng không kém năng khiếu hay sự thông minh. À, tớ lại mở rộng ra cả năng khiếu vì muốn đề cập đến thành tích thể thao cũng như kết quả nghiên cứu khoa học.
Tớ thấy mình đôi khi thiếu kiên trì, thiếu bền bỉ và dễ chán nản khi bị thất bại, trong khi đó anh bạn tớ thì thành công, nhìn rộng ra tớ thấy các đòng nghiệp các nước khác họ cũng hết sức kiên trì trong nghiên cứu, nhiều nghiên cứu họ lặp đi lặp lại hàng 100 lần, nhiều kết quả nâng lên đặt xuống hàng chục lần mà họ không nản. Thế mà tớ hơi chút đã nản chí rồi! Đôi khi tớ cũng liên tưởng sang lĩnh vực khác để tự bào chữa cho mình và thấy muốn thành công được trong thể thao cũng đòi sự bền bỉ, sự kiên trì chứ không chỉ dựa vào năng khiếu.

Tớ nói dài nói dai thế này để có một lời nhắn nhủ tới các bạn học sinh sinh viên, cần cù chưa bao giờ là xấu, chưa bao giờ là kém, không nên vin vào sự thông minh của mình mà thiếu sự cần cù. Nếu với sự thông minh của bạn và bạn cần cù, bền bỉ hơn thì chắc chắn bạn sẽ đạt thành công rực rỡ hơn. Cần cù chỉ khiến bạn thông minh hơn chứ không khiến bạn cù lần đi đâu!.
Tớ và mong rằng cả các bạn nữa đừng bao giờ đánh giá cao những câu:
- Hôm nay chẳng học gì mà làm bài ngon lành
- Cái môn đấy chỉ cần học 15 phút là xong
- Tớ chỉ cần nằm nhà đọc tài liệu tí vô tư việc gì phải cày như trâu
- Thằng đấy chỉ là loại cần cù bù thông minh
 
K

kido_b

mí cái nì lên Google đóa bn

ko cần đăng lên đêy đâu

trên vanmau.com (văn của người sành điệu đóa ;)) )

nhìu vô kể bởi đề nì ko phải dạng hiếm nên có thể dễ dàng tìm thấy ngay

chúc bnn sớm tìm ra ;))
 
P

proechcom

MB:giới thiệu về câu tục ngữ đó (có nhiều cách chắc bạn bik ,trong chương trình cả mà)
TB:+giải thích câu tục ngữ
+chứng minh :1 số dẫn chứng cho bạn nè:
Chúng ta không nên quan trọng hóa tố chất "thông minh" của bản thân (giả sử có nhiều hay ít do thiên bẩm), thay vào đó chúng ta nên nghe và chấp nhận theo lời của Thomas Edison: "Thiên tài chỉ là 1% sự thông minh, còn 99% là máu và mồ hôi... " hay cũng hiểu nôm na theo 1 số dị bản là: 99% là cần cù. => Ai cũng biết Edison đã có quãng đời "tuổi thơ dữ dội" và thành công như thế nào với cả ngàn phát minh được ghi nhận và ứng dụng rộng rãi đến ngày nay. Cha đẻ của các phát minh - người đem lại nguồn sáng đầu tiên cho "kinh đô ánh sáng" Paris, đã khẳng định 1 công thức có thể xem như chân lý của sự thành công cho bất kỳ ai, dù có thể hơi kém may mắn về trí tuệ.
Hãy cảm nhận câu chuyện đầy tính giáo dục sau,Họ cũng từng bị coi là không có tương lai:

_ Albert Einstein cho đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết nói và đến lúc 7 tuổi vẫn không biết đọc. Thầy giáo nhận xét rằng ông “kém trí, khó gần, luôn luôn sống trong trạng thái lơ lửng với những giấc mơ thiếu thực tế. Ông bị đuổi khỏi trường Đại học Bách khoa Zurich.

_ Giáo viên của Thomas Edison cho rằng Edison không học được vì quá tối dạ.

_ Winston Churchill rớt lớp sáu. Cho đến năm 62 tuổi ông mới trở thành thủ tướng nước Anh.

_ Isaac Newton học rất dở ở trường tiểu học.

_ Cha mẹ của ca sĩ opera Enrico Caruso muốn ông trở thành một kỹ sư. Còn các giáo viên cho rằng ông không có chất giọng và chẳng thể nào hát được.

_ Louis Pasteur luôn xếp hạng 15/22 ở môn Hoá trong trường.

_ Charlie Darwin, cha đẻ của Thuyết tiến hoá, đã từ bỏ nghề bác sĩ và được cha ông nhận xét là: “Con chẳng quan tâm đến việc gì ngoài bắn súng, ****** và việc săn chuột". Trong quyển tự truyện của mình, ông viết: “Tôi là một đứa trẻ bình thường thậm chí trí tuệ của tôi còn thua môt người bình thường".

_ Lev Tolstoy, tác giả quyển “Chiến tranh và hoà bình", bị đuổi khỏi trường Đại học. Lúc đó ông được đánh giá “không thể và cũng không thích đi học".

_ Không phải người đương thời không nhìn thấy tài năng của những vĩ nhân tương lai, họ chỉ không biết một quy luật rằng: Nếu những đứa trẻ có-trí-thông-minh-tầm-thường sở hữu thêm một nỗ-lực-đặc-biệt-bền-bỉ vẫn có thể trở thành một người thành đạt, thậm chí cực kỳ thành đạt.

_ Succ học phổ thông thường đứng ở Top ten ngược, có những giai đoạn "cực thịnh" xếp kế cuối (nhờ các bạn khác, may mắn chưa bị đội sổ lần nào). => Bi giờ bị đuổi học rồi, có muốn đội cũng không có sổ để đội.

Bạn có thể tùy ý thêm vào những câu chuyện mà lịch sử ghi nhận như thế, dĩ nhiên là danh sách này sẽ còn dài đến... vô tận, chừng nào loài người còn cần cù thì còn có những nhân tài bị (hay được?) cho là "kém thông minh" như thế. "Cần cù bù thông minh" nhìn chung vẫn là 1 hướng giáo dục tốt của ông cha ta, phù hợp với sự phát triển không ngừng của nhân loại..............
KB:CẢM NGHĨ CỦA BẠN VỀ CÂU NÓI:NÓ LUÔN ĐÚNG CHO MỌI THẾ HỆ .
(HÌ ,HƠI BẬN NÊN KO CHI TIẾT ĐC ,LÚC NÀO RẢNH THÌ TỚ SẼ LÀM CHI TIẾT ,ĐC NHÉ )
 
Top Bottom