Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
PHẦN ĐỌC HIỂU
Cầm suất cơm miễn phí nóng hổi mà lực lượng chức năng của tỉnh Ninh Bình trao cho, chị Mây- một trong trên 500 công dân đi bộ từ phía Nam trở về không giấu được niềm xúc động. Đây là bữa cơm hiếm hoi của chị sau vài ngày chỉ uống sữa và ăn bánh mỳ.
Không có xe máy, cô gái trẻ tên là Mây vẫn quyết định bỏ lại khát vọng thay đổi cuộc sống ở lại Bình Dương để… đi bộ về với quê nhà Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Hỏi Mây, có biết đường về quê là bao xa không? Cô gái dân tộc Nùng chủ động giữ khoảng cách với chúng tôi rồi bẽn lẽn: Em biết chặng đường ấy là rất xa. Ngày vào Bình Dương em đi ô tô cũng đã phải mất mấy ngày rồi. Bằng đôi chân mình, em không dám nghĩ tới ngày nào sẽ đi hết chặng đường ấy, nhưng em biết rằng mình cần phải về, dẫu đi bao lâu và đi bao xa em cũng vẫn phải về.
Cũng như nhiều công dân khác, Mây vào Bình Dương tìm việc làm để có thu nhập tốt hơn ở quê nhà. Nếu không có dịch COVID-19 thì chắc hẳn với sự chăm chỉ, cần cù, với một khát vọng vươn lên ấy, Mây cũng sẽ cải thiện được cuộc sống cho gia đình mình thôi. Nhưng dịch bệnh đã dập tắt ước mơ của Mây.
Mây kể, em đã sống hoàn toàn bằng số thực phẩm cứu trợ của các đoàn thiện nguyện trong vài tháng qua. Nhưng như Mây nói, mọi nguồn hỗ trợ không thể kéo dài mãi. Trong khi đó thì dịch bệnh vẫn chưa biết đến khi nào mới được đẩy lùi. Những khó khăn mà Mây và nhiều lao động khác phải đối mặtcũng luôn hiện hữu hàng ngày. Mây bảo em quyết định đi bộ về quê sau một đêm suy nghĩ.
Nhưng Mây bảo, nghĩa đồng bào ở khắp mọi nơi. Mây và hàng trăm, hàng nghìn người dân đi bộ về quê đã nhận được sự hỗ trợ khi đi qua mỗi tỉnh, thành phố. Đôi chân trần của Mây không phải đi bộ nhiều, em được các ngành chức năng trong đó có tỉnh Ninh Bình hỗ trợ vận chuyển bằng ô tô đến tận các điểm giáp ranh, tại đó, Mây và các công dân khác lại được các địa phương khác tiếp tục hỗ trợ vận chuyển đi qua địa phận.
"Những chiếc bánh, những suất cơm ăn vội đủ để chúng tôi cảm thấy rất ấm áp và nhiều năng lượng. Chúng tôi sẽ nhớ mãi sự cưu mang này của đồng bào ở dọc đường chúng tôi đi. Có thể tôi sẽ ở lại quê nhà, lại vất vả nhưng bình yên với nương với rẫy, cuộc sống có thể sẽ nhọc nhằn hơn. Không biết còn dịp nào được trở lại đây không, tôi xin cảm ơn và sẽ nhớ mãi sự giúp đỡ của tỉnh Ninh Bình" - Mây vẫy tay chào và mải mốt lên xe.
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
(Rà soát lại kiến thức, kẻ bảng về các phương thức biểu đạt: Khái niệm, Dấu hiệu nhận biết)
Câu 2: Theo đoạn trích, nghĩa đồng bào tồn tại ở những nơi nào?
Câu 3: Nhân vật Mây trong đoạn trích đã nhận được sự hỗ trợ của những ai?
Câu 4: Em suy nghĩ như thế nào về lựa chọn trong tương lai của Mây “Có thể tôi sẽ ở lại quê nhà, lại vất vả nhưng bình yên với rẫy, cuộc sống có thể sẽ nhọc nhằn hơn”?
Giúp em vs ạ, em cảm ơn nhìu.
Cầm suất cơm miễn phí nóng hổi mà lực lượng chức năng của tỉnh Ninh Bình trao cho, chị Mây- một trong trên 500 công dân đi bộ từ phía Nam trở về không giấu được niềm xúc động. Đây là bữa cơm hiếm hoi của chị sau vài ngày chỉ uống sữa và ăn bánh mỳ.
Không có xe máy, cô gái trẻ tên là Mây vẫn quyết định bỏ lại khát vọng thay đổi cuộc sống ở lại Bình Dương để… đi bộ về với quê nhà Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Hỏi Mây, có biết đường về quê là bao xa không? Cô gái dân tộc Nùng chủ động giữ khoảng cách với chúng tôi rồi bẽn lẽn: Em biết chặng đường ấy là rất xa. Ngày vào Bình Dương em đi ô tô cũng đã phải mất mấy ngày rồi. Bằng đôi chân mình, em không dám nghĩ tới ngày nào sẽ đi hết chặng đường ấy, nhưng em biết rằng mình cần phải về, dẫu đi bao lâu và đi bao xa em cũng vẫn phải về.
Cũng như nhiều công dân khác, Mây vào Bình Dương tìm việc làm để có thu nhập tốt hơn ở quê nhà. Nếu không có dịch COVID-19 thì chắc hẳn với sự chăm chỉ, cần cù, với một khát vọng vươn lên ấy, Mây cũng sẽ cải thiện được cuộc sống cho gia đình mình thôi. Nhưng dịch bệnh đã dập tắt ước mơ của Mây.
Mây kể, em đã sống hoàn toàn bằng số thực phẩm cứu trợ của các đoàn thiện nguyện trong vài tháng qua. Nhưng như Mây nói, mọi nguồn hỗ trợ không thể kéo dài mãi. Trong khi đó thì dịch bệnh vẫn chưa biết đến khi nào mới được đẩy lùi. Những khó khăn mà Mây và nhiều lao động khác phải đối mặtcũng luôn hiện hữu hàng ngày. Mây bảo em quyết định đi bộ về quê sau một đêm suy nghĩ.
Nhưng Mây bảo, nghĩa đồng bào ở khắp mọi nơi. Mây và hàng trăm, hàng nghìn người dân đi bộ về quê đã nhận được sự hỗ trợ khi đi qua mỗi tỉnh, thành phố. Đôi chân trần của Mây không phải đi bộ nhiều, em được các ngành chức năng trong đó có tỉnh Ninh Bình hỗ trợ vận chuyển bằng ô tô đến tận các điểm giáp ranh, tại đó, Mây và các công dân khác lại được các địa phương khác tiếp tục hỗ trợ vận chuyển đi qua địa phận.
"Những chiếc bánh, những suất cơm ăn vội đủ để chúng tôi cảm thấy rất ấm áp và nhiều năng lượng. Chúng tôi sẽ nhớ mãi sự cưu mang này của đồng bào ở dọc đường chúng tôi đi. Có thể tôi sẽ ở lại quê nhà, lại vất vả nhưng bình yên với nương với rẫy, cuộc sống có thể sẽ nhọc nhằn hơn. Không biết còn dịp nào được trở lại đây không, tôi xin cảm ơn và sẽ nhớ mãi sự giúp đỡ của tỉnh Ninh Bình" - Mây vẫy tay chào và mải mốt lên xe.
Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
(Rà soát lại kiến thức, kẻ bảng về các phương thức biểu đạt: Khái niệm, Dấu hiệu nhận biết)
Câu 2: Theo đoạn trích, nghĩa đồng bào tồn tại ở những nơi nào?
Câu 3: Nhân vật Mây trong đoạn trích đã nhận được sự hỗ trợ của những ai?
Câu 4: Em suy nghĩ như thế nào về lựa chọn trong tương lai của Mây “Có thể tôi sẽ ở lại quê nhà, lại vất vả nhưng bình yên với rẫy, cuộc sống có thể sẽ nhọc nhằn hơn”?
Giúp em vs ạ, em cảm ơn nhìu.