nghị luận

N

nguyendiepthyna

trong sach giao khoa do

_Van ban nghi luan la van ban viet ra nham xac lap cho nguoi doc, nguoi nghe 1 quan diem, 1 tu tuong nao do
_De lam 1 van ban nghi luan co 3 buoc: xac lap luan diem, tim luan cu, xay dung lap luan
 
D

datiniai

1. Nghị luận là gì ?
- Nghị luận : bàn bạc cho ra phải trái (Từ điển Tiếng Việt - Văn Tân)
- Nghị luận : bàn bạc (Từ điển Hán Việt - Phan Văn Các)
- Nghị luận : bàn và đánh giá cho thật rõ về một vấn đề nào đó (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê)
Vậy, nghị luận là bàn bạc cho ra phải trái, đánh giá cho thật rõ đúng sai vấn đề nào đó.
2. Văn nghị luận là gì?
- Hịch, cáo, chiếu, biểu, ..... của người xưa để lại đều là những áng văn nghị luận. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Chiếu dời đô của vua Lí Thái Tổ, Biểu tại Giản nghị đại phu kiêm Tri tam quân sự (Nguyễn Trãi) dâng lên vua Lê Thái Tông..... đều là văn nghị luận viết theo quy cách riêng, thi pháp của cổ văn.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, bản điều trần Xin lập khoa luật (1967) của Nguyễn Trường Tộ, Hòa lệ cống ngôn (Gửi lời nói hòa cùng nước mắt) của Phan Bội Châu, bài Chánh học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, bài chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không? của Huỳnh Thúc Kháng.... cũng là văn nghị luận. Tuyên Ngôn Độc Lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do của Hồ Chí Minh là văn nghị luận.
Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi, Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại của Nguyễn Khắc Viện, Tư duy hệ thống - nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy của Phan Đình Diệu, Nhìn về vốn văn hóa dân tộc của Trần Định Hượu, .... đều là văn nghị luận
Có thể nói, văn nghị luận là loại văn xuôi dùng lí lẽ lập luận, dẫn chứng để bàn bạc và đánh giá một vấn đề nào đó, thể hiện cách hiểu và bày tỏ quan điểm của mình.
3. Phân loại
Văn nghị luận gồm có nghị luận xã hội và nghị luận văn học
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về các vấn đề xã hội, chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức, thiên nhiên, môi trường,.. v.v...
Ví dụ, bàn về vẻ đẹp thanh lịch của người Hà Nội; nêu lên suy nghĩ về việc xây dựng, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp; trao đổi về phương pháp tự học, tự đọc,....
- Nghị luận văn học là những bài văn bàn về các vấn đề văn chương - nghệ thuật như phân tích, cảm thụ một tác phẩm thơ văn, bình luận một vấn đề lí luận văn học, một nhận định văn học sử, giới thiệu một tác giả hoặc một tác phẩm văn chương,....v.v...
Ví dụ, bình giảng bài thơ sóng của Xuân Quỳnh; phân tích nhân vật chị Hoài trong Mùa lá rụng trong vườn (đoạn trích) của Ma Văn Kháng; giới thiệu về tiểu sử, tác phẩm và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân,...
4. Các dạng bài, kiểu bài văn nghị luận
Có thể tạm chia các dạng bài, kiểu bài văn nghị luận:
- Chứng minh một vấn đề
Ví dụ, chúng minh quê em có nhiều đổi mới; chứng minh quan đội ta rất anh hùng; những đặc tính cần có của một thanh niên học sinh; trăng trong thơ Hồ Chí Minh,....
- Giải thích một vấn đề
Ví dụ, giải thích câu tục ngữ "thương người như thể thương thân"; thế nào là tư duy hệ thống?; nên hiểu như thế nào cho đúng hai câu tục ngữ sau "học thầy không tày học học" và "không có thầy đố mày làm nên,....
- Bình luận một vấn đề
Ví dụ, bình luận câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn"; quan niệm của em về một bài thơ hay; suy nghĩ của em về thói đua đòi ăn chơi của một số thanh niên học sinh; bình luận câu :"Bí quyết của sự trẻ mãi là hãy học lấy mỗi ngày một điều gì".....
- Cảm nhận, cảm thụ, phân tích, bình giảng
Ví dụ, cảm nhận về bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh; cảm thụ của em về hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; phân tích nhân vật ông Tám trong truyện Đất của Anh Đức; bình giảng đoạn thơ nói về bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu; phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,....
- Nghị luận hỗi hợp
Những bài văn THPT thường là dạng bài, kiểu bài nghị luận hỗn hợp. Có lúc đề bài chỉ rõ giải thích và chứng minh, giải thích và bình luận. có lúc đề bài chỉ nêu một vấn đề để học sinh tự tìm hiểu, tự suy luận
Ví dụ:
+ Giải thích và bình luận câu "Học hành là sự mở đường đi tới tương lai"
+ Giải thích và chứng minh tục ngữ "Có chí thì nên"
+ Đề bài: Tiền tài và hạnh phúc thuộc dạng bài, kểu bài gì? - Đó là văn nghỉ luận hỗn hợp; người viết phải giải thích, chứng minh, bình luận.
5. Điều kiện cần và đủ đề làm văn nghị luận
Muốn làm văn nghị luận học sinh cần phải có các điều kiện cần và đủ sau đây
van+nghi+luan+shopkienthuc.png

Nguồ: Shopkienthuc
 
B

bazzola

Trong xã hội, người thầy mang một vai trò rất quan trọng trong việc tu dưỡng, rèn luyện, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của lứa tuổi học sinh. Điều đó cũng được ông cha ta quan niệm, khẳng định từ hàng nghìn đời nay. Chính vì vậy trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên” để bộc lộ rõ nét điều đó.

Câu tục ngữ trên mang hình thức thách đố nhưng bản chất lại là câu khẳng định, nó còn mang cấu trúc kiểu phủ định, thuộc loại câu hỏi tu từ. Hai từ: “thầy” – “mày”, từ “mày” không có ý nghĩa hạ thấp giá trị học sinh mà để đi liền với chữ “thầy” cho vần và dễ nhớ. Câu tục ngữ này nêu lên vai trò quan trọng của người thầy đối với nền giáo dục và học sinh, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Không chỉ vậy, câu tục ngữ này còn mang giá trị truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam từ rất lâu đời.

Thầy không chỉ là người dạy dỗ chúng ta về kiến thức mà còn là người dạy ta đạo đức, phẩm chất, giá trị mỗi con người. Học chữ, học làm việc, tất cả mọi cái học đều phải có thầy. Có thể nói thầy như thế hệ đi trước, trải qua biết bao kinh nghiệm trong cuộc sống, nay truyền thụ lại kiến thức cho học sinh, mở đường chỉ lối, giúp ta có con đường đúng đắn nhất để đi. Công lao đó không gì sánh nổi. Những ngày đầu tiên bước vào lớp, thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo. Thầy dạy học đếm, học viết, học đánh vần. Lên lớp cao, thầy dạy cho chúng ta những điều sâu sắc. Suốt quá trình học tập thì thầy là người luôn sát cánh bên ta, trợ giúp, nâng đỡ , chắp cánh cho ta bay vào tương lai. Không một người học sinh nào có thể thành đạt vào đời mà không có sự kèm cặp của thầy. Tất nhiên là nếu thầy dạy cho chúng ta mà chúng ta không biết tiếp nhận, không biết vận dụng thì công sức của thầy cũng chỉ là không. Chính vì vậy chúng ta cần phải biết rằng tâm huyết của thầy dành cho chúng ta là hết mình nên chúng ta cũng phải nỗ lực, cố gắng, chịu khó để không phụ lòng những công ơn đó. Công lao của thầy đối với sự nghiệp sau này của học sinh là vô cùng lớn, nó chính là mầm mống của sự thành đạt. Khi một người thầy hết lòng vì học sinh thì đó chính là niềm đam mê yêu nghề của thầy và cũng là tư tưởng lớn trong nền giáo dục.

Chúng ta có được ngày hôm nay cũng chính là do sự dìu dắt của thầy. Thầy đã truyền thụ kiến thức, rèn giũa những phẩm chất cao quý tốt đẹp trong mỗi con người chúng ta để chúng ta trở thành những viên kim cương sắc bén, đã được gọt giũa, luôn toả sáng trong đường đời, và cũng chính điều đó nhắc nhở chúng ta hãy biết kính trọng người thầy ở mọi lúc mọi nơi, hình ảnh của người thầy phải đi vào sự tôn kính trong mỗi chúng ta. Hãy biết vận dụng vốn kiến thức của thầy đã truyền thụ kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để tạo nên một sự thành đạt rực rỡ trong cuộc đời của mình. Đó chính là những gì thầy mong muốn, gửi gắm niềm tin ở ta. Và nó cũng thể hiện lòng tôn kính một cách sắc nét nhất đối với thầy. Câu tục ngữ này mang giá trị trường tồn cùng thời gian và trong bất kì hoàn cảnh nào thì nghĩa của nó cũng luôn được chấp nhận, khẳng định. Không chỉ vậy, câu tục ngữ còn mang hình thức giản dị, âm điệu vui nhộn, nhưng ẩn chứa trong đó là biết bao nỗi niềm, tâm sự của ông cha ta.

Nói tóm lại câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta một điều sâu sắc nhất. Đó chính là hãy hiểu được vai trò giá trị của người thầy, hãy biết suy nghĩ một cách toàn diện nhất để có những thái độ bộc lộ sự kính trọng đối với thầy, không chỉ là lời nói, mà còn bằng hành động. Hãy thể hiện rằng, chúng ta là những con người văn minh, biết đạo lí làm người và xứng đáng là người con đất Việt. Nguồn: NET
 
Top Bottom