nghị luận xã hội!!!!

P

phuongautumn_pizu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trongtập " Nhật lí trong tù" Hồ Chí Minh đã viêt:

"Gạo đem vào giã bao đau đớn
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông
Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công"
quan điểm của anh chị về vấn đề trên
 
T

thutim_16

theo mình nghĩ thì đây là quan niệm về sự gian khổ khó khan sẽ rèn luyện được con người , từ đó họ mới có ý chí , nghị lực để vươn lên và tìm đến thành công
 
F

flower.stupid

hình ảnh giã gạo cũng tương đồng sự gian nan của con người trên bước đường thanh công, câu nói bao gồm 2 lớp nghĩa: thứ nhất sự gian khổ trực tiếp dc hiểu qua công đoạn giã gạo, phải mất biêt bao thời gian, sức lục để lam nen hạt hạt gạo trang' tựa "bông" ấy, y' trực tiêp thứ 2 Bac' muốn gửi gắm đo' là du` sống trong hoàn cảnh nào cũng cần co' sức chịu đựng bền bĩ + thêm y' chi' nghị lực la rất quan trọng để dẫn đến sự thanh công :D đung' ko cac' mems :D
 
T

thanhthuytu

Câu thơ mở đầu, Bác nói chuyện gạo đang bị giữ và sự đau đớn của nó. Nhưng câu thơ dịch không chuẩn đã làm sai ý thơ của Bác: "gạo đang bị giã" chứ không phải "gạo đem vào giã". Nguyên chữ nghĩa là "Mễ bị thung thì, hấn thống khổ", tức là "Gạo lúc đang bị giã, rất đau đớn". Ở trong tù, Bác nghe tiếng giã gạo, tưởng tượng đến những hạt gạo đang bị giã trầy da trớt vỏ, ngập chìm trong đau đớn bị giã hoàn toàn ở thế bị động. Cái hay của hay câu thơ đầu là sự chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Lúc đang bị giã đến khi giã xong rồi và từ bao đau đớn đến trắng tựa bộng phải qua thời gian một quá trình:
"Mễ bị thung thì, hấn thống khổ
Ký thung chi hậu, bạch như miên"
(Gạo đem vào giã, bao đau đớn
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông)

Từ chuyện giã gạo, Bác nghĩ đến chuyện đời người, chuyện con người ở đời:
"Nhân sinh tại thế dã giá dạng,
******** thị nhỉ ngọc thành thiên."
(Người sống trên đời cũng như vậy,
Gian nan là dịp rèn rũa mình thành ngọc)

Câu thơ dịch Gian nan rèn luyện mới thanh công đã toát được cái diện mạo tinh thần của bài thơ, cái chân lý chung ở đời, nhưng chưa gắn được với cái cụ thể gian nan lúc ấy, là lúc mà Bác đang trải qua Gian nan là dịp rèn rũa mình.
Bài thơ có nói đến chuyện người ở đời, đến cái chung nhưng cái chính vẫn là Bác đang tự nói về mình, nói với mình, tự động viên mình, tự khuyên mình. Mình đang bị cầm tù, bị đầy đọa như gạo đang bị giã nhưng nhất quyết không để cho gian nan khổ cực mà phải chủ động biến đau đớn thành dịp rèn rũa mình thành ngọc. Phải có phương pháp đúng, hành động đúng để đi đến thành công. Bài thơ tự nó tỏa rạng một trí tuệ, một bản ngã. Và, cũng tự nó bộc lộ một quan điểm, một triết lý nhân sinh giúp ích cho đời.
Kể cũng cần nói thêm một chút về kết cấu bài thơ và ý nghĩa của kiểu tổ chức kết cấu phục vụ cho việc bộc lộ chủ đề. Bài thơ Nghe tiếng giã gạo có hai tầng nghĩa: tầng nghĩa thực và tầng nghĩa triết lý. Loại thơ này ta bắt gặp một số bài trong Nhật ký trong tù như: Nghe tiếng gà gáy, Cột cây số, Tự khuyên mình. ở tầng nghĩa thực, Bác thường kể, hoặc miêu tả quá trình sự vật, hiện tượng làm tiền đề để bật ra tầng nghĩa triết lý. Tầng nghĩa triết lý là tư tưởng bài thơ, được bộc lộ hoặc rút ra ở cuối bài thơ nhưng bản thân sức thuyết phục lại nằm ở tầng nghĩa thực. Gạo đang bị giã đau đớn. Gạo giã xong, trắng tựa bông. Con người ở đời cũng cũng vậy, gian nan khổ cực rèn luyện mới thành công. Bài thơ đi vào lòng người, thuyết phục là từ sự đau đớn của hạt gạo mà sau khi bị giã đã trắng tựa bông. Thơ triết lý, thơ suy tưởng, thơ hành động mà ôn tồn không rơi vào loại khẩu khí là chính vì nó xuất phát từ sự việc thực, hiện tượng thực để nói về một suy nghĩ thực.
 
Top Bottom