Văn 9 Nghị luận xã hội

NguyễnNgân3103

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng ba 2018
447
326
76
21
Hà Nội
THPT Ba Vì
.Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp và cấp độ. Chúng thường được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội.Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc tham nhũng, bạo lực học đường (gia đình), mê tín dị đoan, trộm cắp, lừa đảo, nghiện game không lành mạnh… Trong đó bạo lực học đường trong những năm gần đây đang trong tình trạng đáng báo động.Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.Bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn. Tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực...Để hạn chế rồi chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, thiết nghĩ xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội, coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. Chúng ta cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, có biện pháp trừng phạt kiên quyết những người gây ra bạo lực làm gương cho người khác. Nghiêm cấm các game bạo lực. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Mỗi học sinh chúng ta – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần tránh xa bạo lực học đường. Mỗi người cần mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực đừng vì e ngại cái xấu và cái ác mà lựa chọn cách im lặng. Im lặng chẳng khác gì tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh việc học tập và rèn luyện thì hành trang cần thiết mà chúng ta cần cho mình là hình thành những quan niệm sống tốt đẹp, cư xử với mọi người bằng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia
 
Top Bottom