Văn Nghị luận xã hội

Neko Chan

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
97
42
106
22
Hà Nội
Anime
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.
Cho đoạn văn sau:

“Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép, lưu truyền lại. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại”

(Bàn về đọc sách, Chu Quang Tiềm)​

Từ đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn T-P-H khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay.
2.
“ Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết,ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tuwoi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”
(Tuyên bố thế giới về sự sống cong quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em -N.Văn 9)

Đoạn trích cũng đã chỉ ra: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển”. Vậy mà hiện nay, hiện tượng trẻ em bị xâm hại khiến chúng bị tổn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần vẫn không ngừng diễn ra hằng ngày và đang có chiều hướng gia tăng.
Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tương trên bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.
 
  • Like
Reactions: tdoien

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
1.
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.

Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức .

Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản than hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thong tin?

Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mư gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế giới phảng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế giới phảng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rang đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Xin thưa đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thong tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng laii trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?

Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thong tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy các bạn hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc nhé.
nguồn sưu tầm
p/s : cái này bạn có thể tham khảo trên internet
2
mình gợi ý nhé


-Mỗi ngày, trẻ em là:

+Nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược chiếm đóng và thôn tính của người nước ngoài.

+Nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp

+Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.

àNhững thảm hoạ, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, các tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân.



-Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền của trẻ em:

+Liên kết lại, các nước ngày càng có đủ phương tiện và kiến thức để chăm sóc, bảo vệ trẻ em, giúp các em phát triển.

+Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội để trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới.

+Bầu không khí chính trị của các nước được cải thiện tạo ra sự hợp tác và đoàn kết quốc tế đẩy nền kinh tế thế giới

phát triển và có sự ưu tiên cho công tác trẻ em.

-Nhiệm vụ:

Có 8 nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp thiết.

+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em.

+ Quan tâm săn sóc nhiều hơn đến trẻ em tàn tạt, trẻ em có hoàn cảnh sống

đặc biệt khó khăn.

+ Đảm bảo quyền bình đẳng nam – nữ (đối xử bình đẳng với các em gái)

+ Đảm bảo cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.

+ Cần nhấn manh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình

+ Cần giúp trẻ em nhận thức được giá

trị của bản thân.
 

Nguyễn Phạm Đoàn Lê

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
75
38
21
23
THị Xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông
Câu 1:
Trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
Hiện nay, các phương tiện nghe nhìn tỏ ra có nhiều ưu thế hơn, hấp dẫn hơn so với sách, và thực tế chúng đang có xu hướng cạnh tranh lấn át văn hóa đọc. Nếu trước đây, đọc sách là một thú vui, một thói quen của rất nhiều người thì ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh... đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên mà nếu thiếu nó người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc, nhưng đông đảo quần chúng đang có xu hưởng giải trí bằng phim ảnh, băng đĩa nhiều hơn. Nhiều ý kiến lo ngại rằng ngày nay văn hoá nghe nhìn ngày càng lấn lướt văn hoá đọc. Chẳng cứ ở nước ta mà trên toàn thế giới, mặc cho các cảnh báo nghiêm chỉnh về sự lạm dụng các phương tiện nghe nhìn đang làm cho người ta trở nên ít động não, lười suy nghĩ v..v..., văn hoá nghe nhìn vẫn cứ ngày càng trở nên phổ cập hơn và hấp dẫn hơn.
Điều đó không có nghĩa là văn hoá đọc sẽ lụi tàn. Ngược lại, văn hoá đọc sẽ dần dần trở lại ví trí đúng của mình sau cơn chao đảo. Bởi lẽ các loại hình văn hoá lành mạnh khác nhau chỉ bổ sung cho nhau chứ không thể triệt tiêu lẫn nhau. Hơn thế nữa văn hoá đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu tri thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hoá nghe, nhìn (vốn có thế mạnh trong việc cung cấp thông tin và giải trí) không thể làm được.
Đọc sách vẫn luôn được khẳng định là một nhu cầu thiết yếu với những thế mạnh riêng của chính nó, một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu; là phương cách tốt nhất để làm giàu có vốn liếng ngôn từ của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi... là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng những vỉa tầng sâu sắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người.
Không thể hình dung nếu một ai đó trong suốt cuộc đời mình không coi trọng việc đọc mà có thể có được một trữ lượng thông tin, kiến thức lớn. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là một thước đo đánh giá tầm vóc tri thức của mỗi người.
Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!
Nguồn:internet
Câu 2:
~Vì tài liệu câu này tìm mạng khá khó nên mình sẽ tóm tắt sơ cho bạn dàn ý nha~
MB:Giới thiệu vấn đề được nói đến(Hiện tượng xâm hại,làm ảnh hưởng đến giới trẻ)
TB:$Thế nào là xâm hại?
Là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động xấu,có hại cho con trẻ.

$Các hình thức xâm hại:Xâm hại tình dục,xâm hại về nhân cách,nhân phẩm,xâm hại về cơ thể,sức khỏe,....
$Tác hại:
-Về mặt thể chất:ảnh hưởng đến quá trình phát triển sinh lí bình thường của trẻ,ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,cơ thể bản thân,không phát triển đúng chuẩn của cơ thể,....
-Về mặt tinh thần:tạo ra nếp nhớp không thể nào xóa bỏ được ở con trẻ,tạo ra kí ức xấu và ảnh hưởng đến tư tưởng,suy nghĩ của trẻ,vô hình chung tạo ra nỗi sợ hãi cho họ,...
$Vì sao lại càng ngày gia tăng:
-Do ảnh hưởng của xã hội
-Do cơ chế cuộc sống hiện tại
-Do những tư tưởng,ý nghĩa xấu,tiêu cực
-Do những thành phần xấu của xã hội,....
$Liên hệ mở rộng:(bạn có thể lấy một số ví du điển hình như hiện tượng đang nhức nhối trong xã hội gần đây đó là hiện tương nghệ sĩ hài Minh Béo đã có một số hành vi không đúng,gây ảnh hưởng đến trẻ nhỏ hay một số câu chuyện xâm hai khác của người lớn đối với trẻ con như đánh đập,đuổi ra khỏi nhà,......)
KB:-Tóm gọn và kết luận vấn đề,luận cứ chính
-Đưa ra thông điệp xã hội và mỗi chúng ta phải góp phần bảo vệ trẻ em vì trẻ em là tương lai của đất nước
~ Bạn tham khảo nha~
 
Top Bottom